Ấn Độ chi hơn 500 triệu USD mua tên lửa Israel, “chê” tên lửa Mỹ
Ấn Độ đã chọn mua tên lửa dẫn đường chống tăng Spike của Israel, một nguồn tin quốc phòng ngày 25/10 tiết lộ, từ chối một đề nghị của phía Mỹ về tên lửa Javelin.
Tên lửa vác vai Spike của Israel.
Ấn Độ sẽ mua ít nhất 8.000 tên lửa Spike và hơn 300 máy phóng tên lửa trong một thỏa thuận trị giá 32 tỷ rupee(525 triệu), nguồn tin cho biết sau một cuộc họp của Ủy ban mua sắm quốc phòng của Ấn Độ.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi muốn dẹp bỏ tồn trọng về các đơn đặt hàng quốc phòng và tăng cường hỏa lực của Ấn Độ, giữa lúc xảy ra các căng thẳng biên giới với Trung Quốc và các vụ đấu súng với Pakistan trên biên giới Kashmir.
“An ninh quốc gia là mối quan tâm lớn nhất của chính phủ”, nguồn tin dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Arun Jaitley tại Ủy ban mua sắm quốc phòng.
Video đang HOT
Trong số các vấn đề khác được ủy ban ủng hộ, Ấn Độ sẽ đưa ra một đề xuất nhằm cung cấp 6 ngàu ngầm, nguồn tin trên tiết lộ, nhưng không cho biết thông tin chi tiết.
Spike là một tên lửa chống tăng vác vai, do hãng Rafael Advanced Defense Systems (RADS) của Israel chế tạo.
RADS đã đánh bại tên lửa Javeli, do hãng Lockheed Martin Corp và Raytheon Co của Mỹ chế tạo, mà Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đề cập trong chuyến thăm Washington của Thủ tướng Modi hồi cuối tháng 9.
Giới chức cấp cao của Mỹ cho hay họ vẫn đang thảo luận về đơn đặt hàng Javelin trong khuôn khổ một nỗ lực lớn hơn nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ bằng cách gia tăng thị phần sản xuất tại nước này.
Các nhà phân tích ước tính rằng Ấn Độ, quốc gia mua nhiều vũ khí nhất nhất thế giới, sẽ đầu tư tới 250 tỷ USD để nâng cấp thiết bị quân sự thời Liên Xô và thu hẹp khoảng cách với đối thủ Trung Quốc.
An Bình
Theo Dantri
500 triệu USD xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu sang Lào
Dự án xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ cảng biển Hòn La (Quảng Bình) sang Lào với tổng mức đầu tư dự kiến 300-500 triệu USD vừa được các bên liên quan ký kết hợp đồng tư vấn, lập báo cáo khả thi.
Ngày 22/10, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Công ty cổ phần Lao Petrol (Petrol Lao) tổ chức lễ ký kết hợp đồng tư vấn, lập báo cáo khả thi dự án xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ cảng biển Hòn La sang tỉnh Khammoune (Lào) với Công ty Energy Commodities (EC-Slovikia).
Theo hợp đồng, EC sẽ khảo sát, đánh giá và lập báo cáo khả thi dự án có 100% vốn đầu tư của Chính phủ Lào, do Petrol Lao đại diện thực hiện tại Việt Nam.
Tại lễ ký, các bên cho hay dự án xuất phát từ lợi thế đường bờ biển dài hơn 3.200 km của Việt Nam, cộng với khoảng cách từ Lào đến Quảng Bình là ngắn nhất, đường đi thuận lợi.
Petrol Lao từng ký biên bản ghi nhớ đầu tư dự án xây dựng kho ngoại quan tại cảng Hòn La với tỉnh Quảng Bình từ tháng 4/2014. Ảnh: Quang Hà
Dự án được đánh giá sẽ giúp tiết giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo an ninh năng lượng tại Lào. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần tăng cường giao thương hai nước, đảm bảo ổn định và phát triển ngành năng lượng của Lào.
Kho ngoại quan xây dựng tại khu công nghiệp cảng biển Hòn La trên diện tích 37,45 ha, với sức chứa khoảng 300-500 nghìn m3, sử dụng cho mục đích tạm nhập tái xuất xăng dầu sang Lào.
Một số hạng mục khác là cảng mềm cho tàu có sức chứa 50.000 tấn trở lên cập cảng, đường ống dài 290 km nối cảng Hòn La đến tỉnh Khammoune, kho đến tại Khammoune với sức chứa khoảng 100-200 nghìn m3.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300-500 triệu USD, dự kiến khởi công trong quý 4/2015 và đi vào hoạt động từ đầu năm 2018 sau khoảng 30 tháng xây dựng.
Quang Hà
Theo VNE