Ấn Độ: “Chỉ có chuẩn bị tốt chiến tranh mới có hòa bình”
Chính phủ Ấn Độ vừa có hàng loạt động thái tăng cường bố trí binh lực và thực lực quân đội tại khu vực biên giới tiếp giáp phía nam Tây Tạng – Trung Quốc, nhằm nâng cao khả năng đối phó với Bắc Kinh.
Trong mấy ngày qua, báo chí Ấn Độ đăng tải những thông tin về việc chính phủ nước này đang có động thái tăng cường sức mạnh quân đội ở khu vực đông bắc, nhằm đối phó với Trung Quốc. Điều này đã dập tắt hy vọng của Bắc Kinh mong muốn hâm nóng mối quan hệ giữa hai nước.
Thông tin về việc quân đội Ấn Độ triển khai tên lửa Akash tự nghiên cứu chế tạo tại khu vực đông bắc nước này và đưa tàu hộ vệ chống ngầm nội địa “Kamorta” vào phục vụ nhằm ngăn chặn Bắc Kinh, hầu như đã làm phai nhạt dấu hiệu ấm lên trong quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi kể từ khi ông Narendra Modi lên nắm quyền.
Ngày 21.08, bộ trưởng Bộ quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley đã có bài phát biểu tại New Delhi rằng, có những “mối đe dọa” đến từ xung quanh Ấn Độ. Bởi người hàng xóm “không an phận”, nên cần phải chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để bảo đảm tốt nhất cho hòa bình.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 của Ấn Độ
Video đang HOT
Ngày 22-8, Thời báo Ấn Độ (The Times of India) đưa tin, Ấn Độ triển khai tên lửa đất đối không “Akash” nội địa tại khu vực đông bắc, giáp với Tây Tạng của Trung Quốc, để đối phó với máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái của Trung Quốc tại khu vực này.
Tên lửa đất đối không “Akash” là loại tên lửa có tính năng hàng đầu trong hệ thống tên lửa phòng không của Ấn Độ. Những loại tên lửa này sẽ được bố trí ở khu vực biên giới tiếp giáp phía nam Tây Tạng của Trung Quốc, kết hợp với hai đơn vị tên lửa đối đất trước đây sẽ tạo thành một hệ thống vũ khí bảo vệ vững chắc cho khu vực này.
Tên lửa phòng không tầm trung Akash của Ấn Độ
Không chỉ có vậy, Ấn Độ còn bố trí tên lửa liên lục địa “Agni-5″, có tầm bắn 5.500km – bao phủ toàn bộ các tỉnh thành phố lớn của Trung Quốc, đồng thời còn chi 650 tỷ rupee để bố trí một sư đoàn tác chiến sơn cước tại khu vực đông bắc với quân số 9.000 quân.
Theo một nguồn tin tiết lộ, Bộ quốc phòng Ấn Độ còn có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực biên giới với ngân sách 260 tỷ rupee.
Điều đó cho thấy chính phủ mới của Ấn Độ rất quan tâm đến vấn đề biên giới. Bài phát biểu hôm 21 tháng 8 vừa qua của bộ trưởng Bộ quốc phòng nước này cũng đã nhấn mạnh, 68 năm độc lập, Ấn độ cũng đã trải qua mấy cuộc chiến tranh, nước này đã rút ra được bài học “chỉ có làm tốt công tác chuẩn bị cho chiến tranh, mới có hòa bình”.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc sở hữu tên lửa hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ?
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 1/8 thừa nhận, quân đội nước này đang sở hữu một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Theo hãng thông tấn nhà nước Global Times của Trung Quốc, một trung tâm giám sát môi trường của chính phủ Trung Quốc ở Thiểm Tây cho biết trong một bản tóm tắt công tác được đăng trên trang web của cơ quan này từ ngày 9-13/6 rằng, trung tâm này đang hoàn tất kiểm tra các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường tại một cơ sở quân sự ở tỉnh. Cơ sở quân sự này được cho là đang phát triển các tên lửa Đông Phong-41 (DF-41).
Global Times thừa nhận trước đó, tờ báo này không hề biết về sự tồn tại của DF-41 trong quân đội Trung Quốc. "Trong khi Mỹ tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa của mình thì việc phát triển vũ khí hạt nhân thế hệ thứ ba có khả năng mang nhiều đầu đạn đang là xu hướng", báo này dẫn lời một nhà phân tích quân sự nói.
Tuy nhiên, ngay sau đó, thông tin này đã bị gỡ bỏ khỏi tất cả các trang tin của Trung Quốc, trong đó có cả Global Times và website của trung tâm giám sát môi trường trên cũng bị đóng sập.
DF-41 được thiết kế với tầm bắn 12.000 km và là một trong những tên lửa có phạm vi hoạt động xa nhất thế giới. Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 6, vũ khí này có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân để tấn công đồng thời đa mục tiêu.
Trong khi đó, hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra báo cáo nhận định: "Nó có khả năng mang theo các phương tiện chứa nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (MIRV module MIRV có thể chứa nhiều đầu đạn hạt nhân khác và khi tấn công, các đầu đạn sẽ tách riêng đánh vào những mục tiêu khác nhau)".
Loại tên lửa tầm xa nhất trước đây của Trung Quốc là DF-5A, nhưng chỉ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đơn lẻ, tầm bắn 12.000 km theo tạp chí quốc phòng Jane's. DF-5A được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1971, phải nạp nhiên liệu mất 2 tiếng trước khi bắn, hạn chế hiệu quả hoạt động.
Theo Việt Báo
Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa GMD Hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền (GMD) đã đánh chặn được một tên lửa giả lập trên Thái Bình Dương lần đầu tiên trong một cuộc thử nghiệm ngày 22.6, Lầu Năm Góc cho hay.' Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa GMD - Ảnh: Reuters Tên lửa đánh chặn, phóng từ GMD đặt tại căn cứ không quân Vandenberg...