Ấn Độ chi 3,7 triệu USD tìm cây hồi sinh
Ấn Độ vừa quyết định làm chuyện mà không ít người xem là hoang đường – chi 3,7 triệu USD cho dự án tìm kiếm một loại cây có thể cứu sống người chết trong truyền thuyết.
Theo sử thi Ramayana (Ấn Độ), Sanjeevani Booti là một loại thảo mộc sở hữu dược tính thần kỳ, mọc trên dãy núi Himalaya và phát sáng trong bóng tối. Có khá nhiều loại thảo mộc chữa bệnh cho con người mọc trên dãy Himalaya nhưng rất ít bằng chứng cho thấy Sanjeevani Booti thực sự tồn tại. Thực tế, các bậc hiền triết và nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy loại thảo mộc thần kỳ này suốt nhiều thế kỷ qua.
Cũng vì lý do trên mà chính phủ Ấn Độ đã từ chối tài trợ cho dự án. Dù vậy, điều này cũng không làm giảm niềm tin mạnh mẽ của ông Surendra Singh Negi, Bộ trưởng Y tế bang Uttarakhand, đối với sự tồn tại của Sanjeevani Booti. Quan chức này ủng hộ cuộc tìm kiếm với hy vọng tính năng của Sanjeevani Booti (nếu chúng có thực) không bị bỏ phí, nhất là trong bối cảnh thị trường thảo dược trên thế giới đang bùng nổ. Theo ông Negi, cuộc tìm kiếm sẽ tập trung tại núi Dronagiri thuộc dãy Himalaya và gần biên giới Trung Quốc, nơi từng được sử thi Ramayana đề cập là có sự hiện diện của loại thảo mộc trên.
Núi DronagiriẢnh: uttarakhand.org.in
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên chính quyền Ấn Độ tìm kiếm một loại cây chỉ được nói đến trong sử sách. Nỗ lực của chính quyền bang Uttarakhand được truyền cảm hứng từ sự thành công của Ayurveda, hệ thống y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng các loại thảo mộc để chữa bệnh trong 5.000 năm qua. Ayurveda chia thảo mộc Sanjeevani Booti làm 4 loại, trong đó có Mrit Sanjeevani.
Hồi năm 2008, Acharya Balkrishna, học trò của bậc thầy yoga Ramdev, từng khẳng định có đủ nghiên cứu chứng minh loại cây họ tìm thấy là Mrit Sanjeevani và nộp đơn yêu cầu chính phủ cấp bằng chứng nhận. Cuộc tìm kiếm dự kiến sẽ còn gây chú ý hơn nữa nếu bằng chứng liên quan đến sự tồn tại của Sanjeevani Booti được phát hiện.
Theo NLĐ
Trung Quốc cam kết 'dẹp tiệm' lễ hội thịt chó
"Đây là lần đầu tiên chính quyền Ngọc Lâm có văn bản chính thức cam kết ngăn chặn tổ chức lễ hội tàn ác này thay vì chỉ đơn giản phủ nhận sự tồn tại của nó" - Peter Li, thành viên nhóm Humane Society International, cho biết.
Nhóm bảo vệ động vật quốc tế Humane Society International (HSI) vừa hoan nghênh cam kết của chính quyền thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc về việc sẽ đưa ra các hành động để đàn áp lễ hội thịt chó Ngọc Lâm dự kiến bắt đầu vào tuần tới.
Nhiều người trong và ngoài Trung Quốc đã lên tiếng phản đối lễ hội này. Ảnh: Metro
Peter Li, một chuyên gia về chính sách Trung Quốc thuộc HSI cho biết: "Chúng tôi thật sự vui mừng khi thấy một số tiến bộ theo sau chiến dịch vận động của chúng tôi bởi đây là lần đầu tiên chính quyền Ngọc Lâm đã có văn bản chính thức cam kết ngăn tổ chức lễ hội tàn ác này thay vì chỉ đơn giản phủ nhận sự tồn tại của nó hoặc tuyên bố họ bất lực trước vấn đề".
Ông cho biết thêm "các hành động quyết đoán và nhanh chóng trong năm nay là cần thiết để ngăn chặn sự tàn ác chẳng hạn như ngăn tất cả xe tải chở chó và mèo vào Ngọc Lâm, tịch thu những động vật sở hữu bất hợp pháp và đóng cửa các lò giết mổ chó mèo để đem đi tiêu thụ, trái luật an toàn thực phẩm".
Các nhà hoạt động quyền động vật đã kêu gọi tẩy chay lễ hội thịt chó Ngọc Lâm. Ảnh: Business Insider
Ông Li cũng kêu gọi luật bảo vệ động vật mới của Trung Quốc chấm dứt việc buôn bán thịt chó mèo trên toàn quốc. Được biết lễ hội thịt chó Ngọc Lâm hàng năm bắt đầu vào ngày 21-6. Tại đây, hàng ngàn con chó sẽ bị giết để đem đi tiêu thụ.
Những người ủng hộ cho rằng thịt chó tốt cho sức khỏe và ăn thịt chó cũng không khác gì ăn thịt các động vật khác. Trong khi đó, những người phản đối cho biết nhiều con chó hoặc là bị bắt hoặc đi lạc đều bị làm thịt tại lễ hội. Hình ảnh những con chó bị nhốt trong lồng hoặc bị giết được đăng lên mạng xã hội đã khiến nhiều người trong và ngoài nước Trung Quốc tức giận.
Đầu tháng 6 năm nay, các nhà hoạt động quyền động vật kêu gọi chấm dứt việc giết và ăn thịt chó tại lễ hội thịt chó Ngọc Lâm đã trình một bản kiến nghị với 11 triệu chữ ký lên chính quyền Bắc Kinh.
BẢO ANH
Theo_PLO
Thử thách của những người hồi sinh từ tủ đông lạnh Những người có thể sống lại trong tương lai nhờ công nghệ bảo quản đông lạnh sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức của cuộc đời mới. Theo BBC Future, ba cơ sở tại Mỹ và Nga hiện bảo quản đông lạnh khoảng 300 cơ thể người, tồn tại trong trạng thái làm lạnh sâu được gọi là cryonics - bảo quản...