Ấn Độ chế tàu khu trục có thể hạ Type-052C Trung Quốc
Ra đời muộn hơn so với tàu khu trục Trung Quốc, nhưng nhiều chuyên gia phân tích nhận định, tàu khu trục Shivalik rất có khả năng hạ Type-052C
Theo nhận định của chuyên gia quân sự Annath Krishnan của tờ The Hindu: “Tuy rằng chúng tôi tiến chậm khiến chính sách hướng Đông của Ấn Độ chậm mất vài năm. Nhưng sự ra mắt của Shivalik sẽ giúp cho Hải Quân Ấn Độ nâng lên tầm cao mới khi con tàu huyền thoại này có sức mạnh hỏa lực khủng”.
Sức mạnh của tàu Shivalik là kết hợp giữa các hệ thống vũ khí đến từ Nga, Italy, Israel, và Ấn Độ
Sức mạnh của tàu Shivalik là kết hợp giữa các hệ thống vũ khí đến từ Nga, Italy, Israel, và Ấn Độ gồm: pháo hạm Otobreda do Italy sản xuất, với tốc độ bắn trung bình 85-120 phát/phút, hệ thống 24 tên lửa đối không tầm trung đa với tầm bắn 30km, bố trí ở phía trước mũi tàu. Hệ thống tên lửa đối không tầm thấp kiêm phòng thủ tầm cực gần do Israel chế tạo, 2 pháo cao tốc do Nga chế tạo.
Ngoài ra còn hệ thống phóng rocket chống ngầm, ống phóng ngư lôi. Đặc biệt, tàu khu trục Shivalik có khả năng chống hạm mạnh mẽ nhờ vào hệ thống phóng thẳng đứng với 8 tên lửa hành trình chống tàu hoặc 8 tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos.
Video đang HOT
Những tên lửa chống hạm có khả năng phóng thẳng đứng luôn có nhiều lợi thế trong việc tấn công mục tiêu so với các tên lửa đặt trong ống phóng nghiêng. Với tốc độ siêu âm của BrahMos, hầu hết các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm đều trở nên vô dụng.
Naval Technology còn nhấn mạnh: “Tàu khu trục Shivalik được coi là tàu khu trục tàng hình đa năng hiện đại nhất mà quân đội Ấn Độ sẽ sử dụng trong thế kỷ 21″. Với hệ thống điện tử được trang bị từ sự kết hợp giữa Nga, Ấn Độ và phương Tây gồm: radar tìm kiếm mục tiêu trên không ba tọa độ, radar giám sát trên không tầm xa và cảnh báo mối đe dọa, hai hệ thống radar dẫn hướng cho tên lửa và pháo hạm.
Cận cảnh con tàu huyền thoại Ấn Độ Shivalik
Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu do Ấn Độ phát triển. Hệ thống này kết nối tất cả các thiết bị trên tàu thông qua hệ thống cáp quang tốc độ cao, nhờ vậy khả năng phản ứng và xử lý các tình huống của tàu trong tác chiến được nâng lên đáng kể.
Trong khi Trung Quốc lựa chọn giải pháp sao chép không giấy phép các hệ thống điện tử, vũ khí của các quốc gia nước ngoài nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa trang thiết bị quân sự. Thì Ấn Độ lựa chọn giải pháp mua hẳn thiết bị hoặc chế tạo theo giấy phép.
Điều này dẫn đến sự chậm trễ và tốn kém nhưng bù lại chất lượng của các hệ thống này sẽ giúp cho tàu khu trục Shivalik “sánh ngang” với biệt đội tàu các nước tiên tiến như Mỹ, Nga, Pháp và tất nhiên vượt trội so với các hệ thống tương tự của Trung Quốc.
Nếu như tàu khu trục Type-052C Trung Quốc thiên về khả năng phòng không cấp hạm đội vậy nên khi khiến tham chiến với những tàu khu trục nhanh nhẹn, tàng hình và có khả năng tấn công mạnh mẽ như Shivalik thì Ty-052C dễ “thất thủ”.
Theo các thông tin mới nhất từ nhà sản xuất, tới đây tàu khu trục Shivalik sẽ được trang bị hai trực thăng chống ngầm Ka-31 của Nga. Trong khi đó, khả năng chống ngầm của tàu khu trục Type-052C khá hạn chế, các hệ thống tác chiến chống ngầm được trang bị trên tàu chỉ mang tính chất phòng vệ. Dù có kích thước lớn hơn song tàu khu trục Type-052C chỉ có thể mang theo 1 trực thăng chống ngầm.
Tuy rằng, tàu khu trục Shivalik không có khả năng phòng không hạm đội như tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc chiến trên biển khả năng phòng không tầm xa chỉ mang tính chất răn đe và cảnh báo hoặc để tấn công các mục tiêu có giá trị như máy bay chỉ huy.
Nhưng một khi đối phương đã vượt qua được hệ thống phòng không tầm xa thì hệ thống phòng không tầm trung mới chính là nhân tố để quyết định sự sống còn của tàu chiến và đó chính là thế mạnh của Shivalik.
Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
Không lo Obama, Nga tự tin về quan hệ đặc biệt với Việt Nam
Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam sẽ không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động giao dịch vũ khí giữa Nga và Việt Nam. Đây là phát biểu đầy tự tin vừa được Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Anatoly Punchuk đưa ra ngày hôm qua (24/5).
Ảnh minh hoạ
"Mối quan hệ giữa Nga với Việt Nam có đặc điểm chiến lược và tương lai phát triển hơn nữa của mối quan hệ này phụ thuộc vào giới lãnh đạo của Việt Nam. Tôi cho rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vũ khí của Nga sang Việt Nam", ông Punchuk khẳng định chắc nịch.
Việt Nam là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga. Việt Nam đã mua rất nhiều vũ khí của Nga, trong đó phải kể đến các tàu khu trục Gepard-3.9 và tàu ngầm Project 636 (còn được biết đến dưới tên gọi tàu ngầm lớp Varshavyanka). Việt Nam cũng đang đóng các tàu tên lửa lớp Molnia (dự án 12418) theo sự cấp phép của Nga.
Kiệt Linh (theo Itar Tass)
Theo_VnMedia
Những chiến hạm tối tân của Hải quân Mỹ Mỹ sở hữu hạm đội tàu sân bay lớn và đông đảo bậc nhất thế giới và liên tiếp bổ sung tàu chiến, tàu ngầm vào biên chế chiến đấu của các hạm đội hoạt động trên khắp hành tinh. Hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay lớp Nimitz, với tải trọng choán nước 100.000 tấn/chiếc. Với chiều dài 332,8 m, rộng...