Ấn Độ chế tạo chiến hạm chống ngầm đề phòng Trung Quốc
New Delhi hôm nay công bố chiến hạm chống ngầm tự chế tạo đầu tiên nhằm ngăn chặn Trung Quốc tuần tra dưới nước gần bờ biển Ấn Độ.
Chiến hạm chống ngầm INS Kamorta. Ảnh: defence radar
Theo Bloomberg, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley sẽ tiếp nhận tàu chiến INS Kamorta 3.300 tấn ở cảng phía đông nam Vishakapatnam. Con tàu được đặt theo tên một hòn đảo ở nước này đi vào hoạt động muộn hai năm so với dự kiến.
90% các bộ phận của Kamorta là nội địa, trong đó thân tàu, các khẩu pháo tầm trung và bệ phóng ngư lôi do các công ty lớn của nước này sản xuất.
Video đang HOT
“Đây là một sự tăng cường khả năng chiến tranh chống ngầm của hải quân Ấn Độ trước các tàu ngầm Trung Quốc”, chuẩn đô đốc Raja Menon, một quan chức Ấn Độ đã nghỉ hưu, nhận định.
Ấn Độ đã thiếu tàu chống ngầm trong hạm đội gồm 135 tàu chiến suốt hơn một thập kỷ qua. Chiếc cuối cùng trong số 10 chiến hạm chống ngầm lớp Petya từ thời Xô viết đã được New Delhi cho “nghỉ hưu” hồi tháng 12/2003. Ấn Độ dự kiến đóng thêm 42 tàu chiến nữa, gồm 3 tàu chống ngầm, trong 10 năm tới.
Tàu chiến INS Kamorta ra mắt chỉ một tuần sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố khu trục hạm có tên lửa dẫn đường lớn nhất do nước này tự chế tạo và cam kết củng cố quốc phòng để không nước nào dám thách thức New Delhi.
Tuy nhiên, ông Menon thừa nhận “việc phát triển tàu chiến của Ấn Độ không thể so sánh với sự hiện đại hóa mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc”.
Bắc Kinh đã chế tạo 20 chiến hạm tương tự chỉ trong hai năm qua và từng điều một tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương hồi tháng 12 để tuần tra chống cướp biển trong hai tháng.
Trung Quốc có ít nhất 52 tàu ngầm trong hạm đội, trong đó có ba tàu trang bị tên lửa hạt nhân và ba tàu đang hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ có một hạm đội gồm 14 tàu ngầm diesel-điện và một tàu ngầm hạt nhân do Nga sản xuất.
Theo VNE
Chiến hạm Nga kết thúc chuyến thăm Cam Ranh, Việt Nam
Biên đội tàu Hạm đội Thái Bình Dương đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm đầu tiên tới quân cảng Cam Ranh kể từ năm 2001.
Đây là thông tin được phát ngôn viên Hạm đội nói với hãng thông tấn Itar-Tass.
Biên đội tàu Hạm đội Thái Bình Dương do tàu khu trục chống ngầm Nguyên soáiShaposhnikov dẫn đầu đã cập cảng Cam Ranh trong chuyến thăm không chính thức vào ngày 17/6.
Tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Shaposhnikov.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, chỉ huy của đội tàu đã đến thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân Việt Nam. Các thủy thủ đã tham dự lễ đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các chiến sĩ Nga và Việt Nam đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cũng như có cuộc đấu bóng chuyền giao hữu với các đồng nghiệp Việt Nam và tham quan các địa điểm danh lam thắng cảnh ở địa phương.
"Đại sứ Nga tại Việt Nam Andrey Kovtun đã lên tàu Nguyên soái Shaposhnikov. Ngoài ra, đại diện của ban chỉ huy lực lượng hải quân Việt Nam và Cục biên phòng tỉnh Khánh Hòa cũng đã lên thăm chiến hạm", ông Martov cho biết.
Cơ sở bảo đảm vật chất - kỹ thuật của Hạm đội Thái Bình Dương - căn cứ hậu cần lớn nhất của Hải quân Nga ở nước ngoài - đã đóng tại bán đảo Cam Ranh đến tháng 5/2002.
Theo VNE
Nga phát hiện tàu ngầm Mỹ, Anh liên tục "thi hành công vụ" tại biển Barents Ngày 12-8, một quan chức cấp cao của lực lượng hải quân Nga cho biết, tàu ngầm của Mỹ, Anh hầu như liên tục "làm nhiệm vụ" tại biển Barents. Tàu ngầm Virginia cấp một của Mỹ Nguồn tin khẳng định rằng: "Tàu ngầm hạt nhân đa chức năng của Mỹ và Anh đã được triển khai tới biển Barents và cố gắng...