Ấn Độ cân nhắc các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu Trung Quốc
Ấn Độ đang cân nhắc một số biện pháp thuế quan nhằm cắt giảm lượng hàng tiêu dùng và hàng điện tử không thiết yếu nhập khẩu, bao gồm cả từ Trung Quốc do sự mất cân bằng thương mại.
Đồ chơi Trung Quốc được bày bán tại một khu chợ ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, tuần trước, 18 bộ chủ chốt của chính phủ Ấn Độ, dẫn đầu là Bộ thương mại liên bang, đã nhóm họp để thảo luận các bước đầu tiên nhằm cắt giảm các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn chiếm gần 1/3 thâm hụt thương mại của Ấn Độ.
Ấn Độ đã cố gắng giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc kể từ năm 2020, khi căng thẳng hai nước bùng phát dọc biên giới tranh chấp. Tuy nhiên, nỗ lực này không mấy thành công vì Trung Quốc là nhà cung cấp hàng hóa giá rẻ và chủ chốt, bao gồm các thành phần dược phẩm hoạt tính, thiết bị điện và một số hóa chất, cho Ấn Độ.
Do nhu cầu trong nước của Ấn Độ về hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc tăng cao trong khi các lệnh phong tỏa do COVID-19 ở Trung Quốc lại hạn chế hàng nhập khẩu từ Ấn Độ nên trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 12/2022, khoảng cách thương mại giữa Ấn Độ với Trung Quốc đã tăng 28%.
Một quan chức Ấn Độ cho biết chính phủ đang xem xét đẩy mạnh các cuộc điều tra để loại bỏ các hành vi không công bằng đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các nơi khác. Tuy nhiên, vị quan chức này không nêu rõ hàng hóa nào hoặc các hành vi không công bằng đó là gì.
Video đang HOT
Nguồn tin trong ngành cho biết từ đầu năm đến nay, các cuộc điều tra chống bán phá giá tập trung vào các sản phẩm như bảng mạch in và một loại kính cường lực nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quan chức này cho biết nếu một đối tác thương mại bị phát hiện có hành vi không công bằng, thì cần phải đưa ra các biện pháp bảo vệ như áp thuế chống bán phá giá.
Bộ thương mại liên bang của Ấn Độ và đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin trên.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy tổng xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ đã giảm 12% trong tháng 12 so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu hàng hóa giảm 3%, khiến mức độ thâm hụt tăng thêm 13%.
Các quan chức cho biết Ấn Độ cũng sẽ tăng cường kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để đảm bảo chúng tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.
Ấn Độ chưa có ý định ban hành luật kiểm soát dân số
Bộ trưởng Bộ Y tế Bharati Pravin Pawar ngày 19/7 khẳng định Chính phủ Ấn Độ chưa có dự tính đề xuất bất kỳ biện pháp nào để kiểm soát dân số.
Ấn Độ dự kiến vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Ảnh: Reuters
Theo đài NDTV, khi được hỏi liệu chính phủ có lưu ý đến tuyên bố của một bộ trưởng nội các đề xuất dự luật nhằm kiểm soát dân số hay không, Bộ trưởng Bharati Pawar cho biết chính phủ vẫn đang tìm cách ổn định dân số cho đến năm 2045, phù hợp với định hướng trong Chính sách Dân số Quốc gia năm 2000 và Chính sách Y tế Quốc gia năm 2017.
Trong câu trả lời bằng văn bản, nhà chức trách khẳng định những nỗ lực của chính quyền New Delhi đã thành công trong việc kìm hãm sự gia tăng dân số.
Dẫn số liệu từ Điều tra Sức khỏe Gia đình Quốc gia-5 (NFHS 5), Bộ trưởng Bharati Pawar cho biết tổng tỷ suất sinh (TFR) đã giảm xuống 2,0 trong giai đoạn 2019-2021, dưới mức tỷ suất tái sinh. Tỷ lệ sinh ở 31 trong tổng số 36 bang cũng đã giảm xuống mức tỷ suất tái sinh trong cùng khảo sát.
Nữ bộ trưởng nói thêm tỷ lệ gia đình sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng lên 56,5% và nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa đáp ứng chỉ chiếm 9,4%. "Do đó, chính phủ không dự tính đề xuất thêm bất kỳ chính sách kiểm soát nào", Bộ trưởng Bharati Pawar nhấn mạnh.
Trước đó, nhiều tổ chức cánh hữu và một số nhà lãnh đạo đảng Bharatiya Janata đã yêu cầu chính phủ ban hành một bộ luật nghiêm ngặt để kiểm soát sự gia tăng dân số ở Ấn Độ.
Một báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết trong năm tới, Ấn Độ dự kiến vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo LHQ, tổng tỷ suất sinh (TFR) của Ấn Độ đã giảm từ 5,9 con/phụ nữ vào năm 1950 xuống 2,2 con/phụ nữ vào năm 2020, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức tỷ suất sinh thay thế là 2,1. Bất kỳ tỷ suất nào dưới mức tỷ suất sinh thay thế cũng đồng nghĩa với việc gia tăng dân số già và càng ngày càng ít người trẻ.
LHQ dự báo dân số toàn cầu sẽ đạt 8 tỷ người vào ngày 15/11/2022. Trong báo cáo mới đây, tổ chức này cho biết Ấn Độ dự kiến vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023.
Hai khu vực đông dân nhất thế giới trong năm 2022 là Đông Á và Đông Nam Á, với 2,3 tỷ người, chiếm 29% dân số toàn cầu. Tiếp đến là Trung và Nam Á, với 2,1 tỷ dân, chiếm 26% dân số toàn cầu. Dân số Trung Quốc và Ấn Độ đều vượt 1,4 tỷ người trong năm 2022.
Biên giới Trung Quốc - Ấn Độ giờ ra sao sau 2 năm xung đột? Hai năm sau một loạt các cuộc giao tranh, vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang trở nên căng thẳng hơn. Một binh sĩ thuộc Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) bảo vệ một tuyến đường quốc lộ dẫn đến khu vực Ladakh. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST Theo South China Morning Post,...