Ấn Độ ‘bon chen’ với Trung Quốc trong cuộc đua năng lượng
Cùng với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ là đối thủ đáng gờm trong cuộc đua năng lượng tại khu vực trung tâm của hai lục địa Á – Âu.
Trong khi Mỹ và phương Tây mắc kẹt trong đống nợ chồng chất thì Ấn Độ và Trung Quốc “rảnh chân” kiếm tìm các thị trường và vùng ảnh hưởng mới.
Cũng như Bắc Kinh, New Dehli đang đẩy mạnh chiến lược can dự vào nhiều khu vực nhằm tìm kiếm và đa dạng các nguồn cung năng lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Khu vực nằm giữa châu Âu và châu Á (Trung Âu – Á) được mệnh danh là rốn dầu của thế kỷ 21, bao gồm các quốc gia nhiều dầu lửa, đang trở thành “đấu trường lớn”, trong đó Ấn Độ là một tay chơi đáng gờm.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, thuật ngữ địa chính trị Trung Âu – Á trở nên phổ biến, ám chỉ các quốc gia Azerbaijan, Armenia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Giới phân tích cho rằng, do vị trí địa lý của mình, nằm giữa Nga, Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan, khu vực này trở thành mục tiêu của các cường quốc cũng như của các cuộc xung đột tiềm tàng.
Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Pakistan, Saudi Arabia và Israel đều thể hiện sự quan tâm tới khu vực. Do đó, có thể nói rằng, Trung Âu – Á là trung tâm của một “cuộc chơi lớn” mới.
Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng lớn của nền kinh tế, nên đa dạng hóa nguồn cung đang là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của giới hoạch định chính sách New Dehli.
Video đang HOT
Sơ đồ đường ống TAPI.
Theo các chuyên gia kinh tế, trữ lượng dầu và khí ga là nguồn đóng góp cơ bản cho sự phát triển kinh tế của khu vực Trung Âu – Á. Các quốc gia ven biển Caspian, như Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan cùng với Nga, Iran là một trong những nguồn dự trữ dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, là những nhân vật quan trọng trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Các số liệu cho thấy, chưa tính Nga và Iran, thì khu vực Caspi cũng có trữ lượng lên tới 190 tỷ thùng dầu, trong khi trữ lượng khí đốt ước tính lên tới 5.500 tỉ m3. Chính tiềm năng to lớn này khiến khu vực Trung Âu – Á trở thành “miếng bánh” hấp dẫn đối với các quốc gia phải nhập khẩu nhiều năng lượng.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong hai thập niên tới, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 50% nhu cầu năng lượng, 60% nhu cầu dầu mỏ, 20% nhu cầu khí đốt và 85% nhu cầu than đá toàn cầu. Sự bùng nổ này đang tạo ra cuộc chạy đua giữa các nước châu Á nhằm kiểm soát các nguồn cung, hệ thống cơ sở hạ tầng và đường ống dẫn dầu khí.
Vì vậy, tăng cường can dự vào Trung Âu – Á là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược năng lượng của Ấn Độ hiện nay. Bên cạnh đó, khu vực này còn chứng kiến cuộc đua gay gắt của nhiều nước khác, như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Một số nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, cũng can dự sâu vào việc phát triển và mở rộng hệ thống đường ống tại khu vực.
New Dehli có quan hệ lâu dài đặc biệt với Liên Xô trước đây cũng như nhiều nước ở vùng Trung Âu – Á hiện nay xung quanh vấn đề an ninh và thương mại. Ngược lại, các nước Trung Âu – Á cũng muốn phát triển quan hệ với Ấn Độ bởi tốc độ phát triển kinh tế nhanh và tầm ảnh hưởng địa chính trị của nước này. Ngoài ra Ấn Độ cũng có nhiều lợi thế để các nước Trung Á – Âu khai thác như tiềm năng về công nghệ thông tin.
Ngoài ra, Chính phủ và người dân nhiều nước trong khu vực bắt đầu phản đối các dự án đầu tư của Trung Quốc, bởi theo họ các dự án đó có mang màu sắc của “chủ nghĩa thực dân kiểu mới”. Chính vì vậy, đây được cho là cơ hội để Ấn Độ “bén rễ” sâu hơn vào khu vực.
Hiện dự án đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan – Afghanistan – Pakistan – Ấn Độ (TAPI) được đầu tư bởi Ngân hàng Phát triển châu Á, sẽ chuyển khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan qua Afghanistan, Pakistan rồi sau đó sang Ấn Độ. Năm 2010, Chính quyền New Dehli thông qua thoản thuận liên Chính phủ và Thỏa thuận khung đường ống dẫn khí ga đối với dự án TAPI tại hội nghị thượng đỉnh bốn nước này. Ngoài ra, khu vực còn có một đường ống dẫn quan trọng khác là Baku-Tibilisi-Ceyhan (BTC).
Các đường ống này sẽ trở thành những nguồn cung năng lượng chính cho Ấn Độ, góp phần quan trọng giúp nước này giải quyết một phần bài toán năng lượng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, tình hình chính trị bất ổn tại khu vực có thể là nguyên nhân quan trọng khiến quá trình trung chuyển năng lượng có thể bị gián đoạn.
Theo giới phân tích, Ấn Độ và các nước ở Trung Âu – Á nên khôi phục lại “con đường tơ lụa” nổi tiếng một thời nhằm cải thiện sự hợp tác kinh tế và thương mại. Hai bên có thể xích lại gần nhau hơn thông qua thông qua các tổ chức đa phương trong khu vực.
New Dehli cũng có thể làm hồi sinh những mối liên kết chặt chẽ và đặc biệt về văn hóa với khu vực biển Caspian thông qua các phương thức tiếp cận mềm, công cụ mà Trung Quốc được cho là đang thực hiện khá thành công trong khu vực.
An ninh năng lượng tiếp tục là vấn đề nóng bỏng của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn tài nguyên trên thế giới đang cạn kiệt nhanh chóng. Dù mỗi quốc gia và khu vực có những đặc thù riêng, tựu chung các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là những nước có nền kinh tế lớn, phát triển mạnh có nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn.
Vì vậy, khu vực Trung Âu – Á đang trở thành tâm điểm của cuộc chạy đua giành các nguồn cung dầu lửa và khí đốt. Cùng với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản thì Ấn Độ cũng là tay chơi lớn trong cuộc đua này.
Theo Báo Đất Việt
Ấn Độ: Cháy lớn tại thủ đô, 14 người chết
Ít nhất 15 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương trong một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tối 20/11 tại một trung tâm cộng đồng ở phía Đông thủ đô New Dehli, nơi những người chuyển giới và người đồng tính đang hội họp, Cảnh sát Ấn Độ cho biết.
Vụ việc xảy ra lúc 18 giờ 30 phút ngày 20-11 giờ địa phương tại trung tâm cộng đồng ở khu vực Nand Nagri. Có khoảng 1000 người đang hội họp khi ngọn lửa bùng phát ở khu bếp của trung tâm này và lan ra những nơi khác trong tòa nhà.
Theo nhận định ban đầu của của cảnh sát, nguyên nhân vụ cháy có thể do chập điện. Cảnh sát đã huy động hơn 20 xe cứu hỏa đã đến hiện trường để dập đám cháy.
Các quan chức chính phủ và nhà chức trách bệnh viện xác nhận có ít nhất 15 người thiệt mạng do vụ cháy khủng khiếp này. Những người bị thương đã được chuyển đến nhiều bệnh viện khác nhau, và con số thương vong có thể sẽ tăng.
Được biết, ở Ấn Độ, người chuyển giới và người đồng tính bị xem là tầng lớp thấp kém trong xã hội và họ kiếm sống bằng dịch vụ giải trí, ma chay và cưới hỏi.
Theo ANTD
Taj Mahal - Tình yêu bất diệt Tah Mahal, ngôi đền nổi tiếng ở Ấn Độ được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt. Người ta ví Taj Mahal (tọa lạc ở thành phố Agra, Ấn Độ) với nhiều mỹ ngữ, theo đó có một cụm từ không thể thiếu trong bất cứ một cuốn sách du lịch nào khi nhắc đến ngôi đền nổi tiếng này: Tah...