Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm vaccine Covaxin cho trẻ em
Ngày 13/5, giới chức Ấn Độ cho biết Tổng cục Quản lý dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3 vaccine Covaxin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi.
Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo của Bộ Y tế, sau khi kiểm tra cẩn thận, DCGI ngày 12/5 đã chấp thuận khuyến nghị của một ủy ban chuyên gia về vaccine và cho phép hãng dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ thực hiện giai đoạn 2 và 3 thử nghiệm lâm sàng vaccine Covaxin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi. Bộ này cho biết các giai đoạn thử nghiệm này sẽ được thực hiện đối với 525 tình nguyện viên. Covaxin là loại vaccine gồm 2 mũi tiêm, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 28 ngày.
Các phương tiện truyền thông cho biết Ấn Độ đang rơi vào tình trạng thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19. Theo trang thống kê worldometers.info, đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng 23.703.665 ca nhiễm, trong đó 258.351 ca tử vong.
* Tại Nhật Bản, Bộ trưởng Cải cách hành chính Taro Kono, người được giao phụ trách chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, đã đổ lỗi cho hệ thống quản lý dược phẩm quá cứng nhắc khiến chiến dịch tiêm chủng diễn ra chậm chạp. Hiện Nhật Bản mới chỉ cấp phép lưu hành một loại vaccine ngừa COVID-19 duy nhất là của hãng Pfizer/BioNTech.
Bộ trưởng Kono đã nhận trách nhiệm về việc người dân thất vọng về chương trình tiêm chủng vaccine của Nhật Bản nhưng cũng cho rằng quá trình phê duyệt vaccine là một bất lợi trong trường hợp khẩn cấp. Dù đang trong tình trạng khủng hoảng nhưng Nhật Bản vẫn áp dụng quy định phê duyệt vaccine như trước đây. Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 4 gây quan ngại trong khi Nhật Bản đang chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic và Paralympic vào mùa hè này, ông Kono kêu gọi cần có sự thay đổi trong quy trình phê duyệt vaccine.
Hiện Bộ Y tế, Cơ quan Quản lý dược phẩm và Thiết bị y tế Nhật Bản chưa phản ứng gì trước bình luận trên của Bộ trưởng Kono.
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 36 triệu người trên 65 tuổi vào cuối tháng 7 tới, thời điểm bắt đầu diễn ra Olympic Tokyo. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ hy vọng mỗi ngày tiêm chủng được khoảng 1 triệu mũi tiêm, nhanh hơn tốc độ hiện tại khoảng 3 lần.
Video đang HOT
Theo kết quả một cuộc khảo sát do công ty tư vấn toàn cầu Kekst CNC công bố ngày 12/5, khoảng 75% người dân Nhật Bản không hài lòng với chương trình tiêm chủng của nước này. Tỷ lệ người dân ủng hộ cách xử lý dịch bệnh của chính phủ Nhật Bản hiện ở mức thấp nhất trong số 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
* Theo kết quả cuộc khảo sát do một cơ quan nghiên cứu thuộc chính phủ Nam Phi công bố ngày 12/5, hơn 71% người dân nước này sẵn sàng tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, cuộc khảo sát tiến hành từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 3 năm nay với hơn 5.600 người tham gia cho thấy tỷ lệ người dân đồng ý tiêm vaccine ở Nam Phi cao hơn so với Mỹ và Pháp, nhưng lại thấp hơn so với Trung Quốc, Brazil, Anh và một số quốc gia khác.
Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 cao nhất, trong đó có những người mắc bệnh mãn tính như HIV/AIDS, lao, các bệnh liên quan đến tim, phổi và người trên 60 tuổi, có tỷ lệ sẵn sàng tiêm vaccine cao hơn mặt bằng dân số nói chung. Đối với 29% người được hỏi từ chối tiêm vaccine, lý do chính là lo ngại về các tác dụng phụ, không tin tưởng vào hiệu quả của vaccine trong phòng ngừa COVID-19, hoặc thậm chí là không tin tưởng vào vaccine nói chung.
Chính phủ Nam Phi dự kiến tiến hành tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 17/5 tới.
Tình hình dịch bệnh sáng 2/5: Thế giới đã có trên 3,2 triệu ca tử vong
Ấn Độ vẫn đang là điểm nóng dịch bệnh của thế giới, với số ca mắc mới và tử vong liên tục tăng lên những mức cao chưa từng thấy: 402.110 ca mắc mới và 3.523 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua.
Người dân được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Amritsar , Ấn Độ, ngày 1/5/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo trang worldometers.info, tính đến 8h30 sáng 2/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 152.788.755 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.205.786 ca tử vong. Đã có 130.069.129 bệnh nhân COVID-19 hồi phục trong khi vẫn còn hơn 19.513.840 bệnh nhân đang được điều trị.
Đứng đầu thế giới về số ca mắc và ca tử vong là Mỹ với 33.146.008 ca mắc và 590.704 ca tử vong. Nước này cũng ghi nhận 42.034 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua.
Ấn Độ vẫn đang là điểm nóng dịch bệnh của thế giới, với số ca mắc mới và tử vong liên tục tăng lên những mức cao chưa từng thấy.
Thống kê chính thức cho thấy quốc gia Nam Á này đã lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới trong ngày vượt mốc 400.000. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết đã ghi nhận 402.110 ca mắc mới và 3.523 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua.
Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ là 19.157.094, trong đó có 211.835 ca tử vong, đứng thứ hai thế giới.
Trước tình hình này, Chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả người trưởng thành, song kế hoạch trên gặp trở ngại do nhiều bang không có lượng vaccine dự trữ trong khi hệ thống y tế quá tải do số ca mắc tăng đột biến.
Theo kế hoạch, nhà chức trách sẽ kéo dài lệnh phong tỏa thêm một tuần nữa tại thủ đô New Delhi, ảnh hưởng đến 20 triệu người ở khu vực này.
Trong khi đó, giới chức Mỹ thông báo kể từ ngày 4/5, sẽ cấm nhập cảnh đối với hành khách đi từ Ấn Độ, chỉ trừ công dân Mỹ, nhân viên cứu trợ và sinh viên.
Australia cũng ban hành biện pháp siết chặt nhập cảnh, theo đó những người từ Ấn Độ bất chấp lệnh cấm, cố tình đến Australia sẽ phải chịu phạt 5 năm tù giam. Trước đó, nước này đã ra lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách từ Ấn Độ ít nhất đến ngày 15/5 tới.
Brazil đứng thứ ba thế giới với 14.665.962 ca mắc và 404.287 ca tử vong. Nước này cũng ghi nhận hơn 73.000 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua.
Đáng chú ý, số ca tử vong do COVID-19 tại Brazil trong tháng Tư là 82.266 ca, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp có số ca tử vong cao kỷ lục trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đang vật lộn với dịch bệnh.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Rio Grande do Sul, Brazil, ngày 16/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong khi đó, bất chấp biện pháp hạn chế đông người để phòng dịch, biểu tình đã nổ ra tại một số nước châu Âu nhằm phản đối lệnh phong tỏa. Cảnh sát Bỉ đã phải dùng tới vòi rồng và đạn hơi cay để giải tán hàng trăm người, chủ yếu là thanh niên, tụ tập ở một công viên tại thủ đô Brussels phản đối các quy định về phong tỏa.
Bất chấp lời kêu gọi của Thủ tướng Alexander de Croo về việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch COVID-19 , cuộc biểu tình vẫn diễn ra, buộc hàng trăm cảnh sát phải triển khai tới công viên Bois de la Cambre để kiểm soát tình hình.
Ngoài ra, cảnh sát phải huy động cả trực thăng và thiết bị bay không người lái, cũng như liên tục nhắc nhở đám đông về việc đeo khẩu trang và đảm bảo giãn cách xã hội .
Cùng ngày, đám đông cũng tụ tập tại thủ đô của Phần Lan và Thụy Điển để phản đối những quy định của chính phủ về chống dịch COVID-19.
Tại thủ đô Helsinki, khoảng 300 người đã tham dự một sự kiện, buộc cảnh sát can thiệp và bắt giữ khoảng 50 người.
Còn tại thủ đô Stockholm, khoảng 500-600 người cũng đã tuần hành. Sự kiện này kéo dài hơn hai giờ, bất chấp những nỗ lực giải tán của cảnh sát Thụy Điển./.
Thế giới tuần qua: COVID-19 nóng ở châu Á, thành công chưa trọn vẹn của ông Biden Gia tăng lây nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ và nhiều nước châu Á cùng với những điểm nhấn sau 100 ngày nắm quyền tại Nhà Trắng của Tổng thống Joe Biden là hai sự kiện nổi bật trong tuần. Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội ở Washington, DC tối 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Đại dịch COVID-19...