Ấn Độ bắt đầu nhiệm kỳ thành viên không thường trực HĐBA LHQ
Đây là lần thứ 8, quốc gia Nam Á này được bầu vào vị trí thành viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống LHQ .
Ngày 1/1, Ấn Độ đã chính thức bắt đầu đảm nhận vị trí thành viên Không Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2021-2022. Đây là lần thứ 8, quốc gia Nam Á này được bầu vào vị trí thành viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống LHQ.
Ngoài Ấn Độ, 4 quốc gia khác gồm Nauy, Kenya, Ireland và Mexico cũng bắt đầu đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của HĐBA từ tháng 1/2021.
Dự kiến vào tháng 8 năm nay, Ấn Độ sẽ giữ chức Chủ tịch HĐBA trong vòng 1 tháng. Trong lần thứ 8 được tham gia HĐBA LHQ, Ấn Độ muốn nhân cơ hội này để thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ HĐBA theo hướng thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng số lượng thành viên thường trực. Điều này đã được nhóm G4 gồm Ấn Độ, Đức, Nhật Bản và Brazil vận động trong nhiều năm qua. Ấn Độ cho rằng mình xứng đáng có một vị trí trong cơ cấu được cải tổ của HĐBA LHQ.
Hồi tháng 6/2020, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã đưa ra các ưu tiên và cách tiếp cận của Ấn Độ khi nước này quay trở lại vị trí thành viên không thường trực HĐBA LHQ. Theo đó, Ấn Độ cam kết “một cơ chế đa phương cải tổ để phản ánh thực tế đương đại”.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn mạng tin India Today, Đại sứ, trưởng phái đoàn thường trực Ấn Độ tại LHQ Tirumurti nói: “Đây là lần thứ 8 Ấn Độ được bầu vào vị trí thành viên không thường trực HĐBA LHQ. Và trong tất cả những lần được giữ vị trí này, Ấn Độ luôn thể hiện tiếng nói mạnh mẽ để ủng hộ các nước đang phát triển, dân chủ, pháp quyền, chủ nghĩa đa phương, hòa bình và an ninh và sự phát triển. Chúng ta chưa bao giờ từ bỏ các cơ hội để đề cao các vấn đề chung của nhân loại và chống khủng bố, bên cạnh đó là an ninh hàng hải, xây dựng và gìn giữ hòa bình”.
Hồi tháng 9/2020, phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Narendra Modi khẳng định rằng nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay với tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh là cải cách trong các phản ứng, quy trình và đặc điểm của LHQ. Ông Modi cũng đặt câu hỏi rằng Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới và là nơi sinh sống của 1,3 tỷ người hiện vẫn đang nằm ngoài các cơ cấu ra quyết định tối cao của LHQ.
Trong lần thứ 8 ứng cử vào HĐBA LHQ, Ấn Độ là ứng cử viên duy nhất của nhóm các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Quốc gia Nam Á này đã giành được 184 phiếu trong tổng số 192 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 6/2020 cho 5 vị trí không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2021- 2022.
Ngoại trưởng Ấn Độ: QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong tương lai
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho rằng, trong tương lai, QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong giải quyết các vấn đề thách thức mang tính toàn cầu.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 16/10 cho rằng, sự nổi lên của đối thoại an ninh tứ giác (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia phản ánh sự chuyển dịch từ thế giới đơn cực sang thế giới đa cực, nhấn mạnh QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong tương lai.
"Tôi nghĩ rằng, QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong tương lai. QUAD và những liên minh tương tự đang phản ánh sự chuyển động của thế giới từ đơn cực sang đa cực", Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho hay.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. (Ảnh: Nikkei Asia)
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, sự thay đổi trật tự toàn cầu bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Không giống như trong Chiến tranh Lạnh - hai phe giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua các cơ chế liên minh tương ứng, thế giới hậu khủng hoảng tài chính thiếu một cấu trúc để giải quyết những vấn đề toàn cầu.
"Không ai, không có cấu trúc, không có tổ chức duy nhất, không có... nhóm tham gia sẵn sàng đến và giải quyết những thách thức toàn cầu", ông Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh.
Theo ông Subrahmanyam Jaishankar, thế giới đa cực sẽ thúc đẩy một "nhóm các quốc gia nhỏ hơn" cùng nhau giải quyết một số vấn đề. Ông Subrahmanyam Jaishankar gọi đây là "chủ nghĩa đa phương". " Đó là một kết quả tiến hóa rất tự nhiên của một thế giới đa cực hơn", Ngoại trưởng Ấn Độ nói.
Tại cuộc họp ở Tokyo (Nhật Bản) vào đầu tháng này, các nhà ngoại giao hàng đầu của Bộ tứ QUAD đã nhất trí tổ chức các cuộc họp thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây cho rằng, ông muốn chính thức hóa QUAD và có khả năng mở rộng đối thoại an ninh này.
"Một khi chúng tôi đã thể chế hóa những gì chúng tôi đang làm, cả bốn nước thành viên sẽ cùng nhau xây dựng một khuôn khổ bảo đảm an ninh thực sự", ông Pompeo nói, đề cập đến ý tưởng biến QUAD thành khuôn khổ liên minh.
Thành viên QUAD đã và đang hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề an ninh. Tháng trước, Nhật Bản và Ấn Độ đã ký thỏa thuận cho phép chia sẻ nguồn cung cấp quân sự và hỗ trợ hậu cần. Trong khi Ấn Độ và Australia ký một thỏa thuận tương tự hồi tháng 6. Australia bày tỏ mong muốn được tham gia cuộc tập trận hải quân chung Malabar năm nay - một sự kiện thường niên do Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tổ chức.
Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington, nhận định "không nghi ngờ gì khi các chính sách của Trung Quốc đối với Ấn Độ, Australia và Nhật Bản trong những năm gần đây đã khiến các nước phải có chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh", cho rằng có nhiều dư địa để tăng cường hợp tác hơn nữa giữa 4 quốc gia tham gia QUAD.
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, việc Trung Quốc tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới giữa hai nước là một sự thay đổi rõ ràng trong mưu lược của Bắc Kinh.
Cuộc đụng độ quân sự vào tháng 6 đã dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ. "Đây là thương vong quân sự đầu tiên mà chúng tôi gặp phải sau năm 1975, và điều này rõ ràng đã tác động sâu sắc đến công chúng, cũng như ảnh hưởng đến chính trị rất lớn. Và nó đã khiến mối quan hệ hai nước bị xáo trộn mạnh mẽ", Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar nói.
Số ca tử vong do ô nhiễm không khí tại Ấn Độ cao ở mức báo động Theo hệ thống theo dõi chất lượng không khí IQAir, 3 thành phố lớn của Ấn Độ gồm New Delhi, Kolkata và Mumbai nằm trong danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: Bloomberg) Không khí độc hại là nguyên nhân gây tử vong của 1,67 triệu người dân...