Ấn Độ ban hành lệnh cấm bitcoin
Các tài liệu trên trang web của Quốc hội Ấn Độ cho thấy nước này đang lên kế hoạch đưa ra luật có thể khiến các loại tiền điện tử tư nhân như bitcoin bị cấm sử dụng trong nước.
Những đồng tiền ảo tư nhân như bitcoin sẽ bị cấm tại Ấn Độ
Theo Neowin , luật mới cũng kêu gọi tạo ra một loại kỹ thuật số quốc gia do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) phát hành. Dự luật có tiêu đề “Tiền điện tử và Quy định về Dự luật tiền tệ kỹ thuật số chính thức, năm 2021″ còn cho phép một số ngoại lệ nhất định để thúc đẩy công nghệ cơ bản của tiền điện tử và việc sử dụng nó.
Nội dung cho biết “một số ngoại lệ nhất định để thúc đẩy công nghệ cơ bản của tiền điện tử” có nghĩa ám chỉ đến blockchain vốn có nhiều công dụng. Ví dụ, vào đầu tháng này đã có báo cáo cho biết NHS của Anh đang sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ vắc xin Covid-19 ở nhiệt độ chính xác.
Luật mà chính phủ Ấn Độ đang cố gắng đưa ra chỉ là chương mới nhất của một câu chuyện dài tập. Vào tháng 4.2018, Reuters cho biết RBI đã yêu cầu các tổ chức tài chính ngừng phục vụ các cá nhân và doanh nghiệp xử lý các loại tiền ảo như bitcoin trong vòng 3 tháng. Tòa án tối cao của Ấn Độ đã bác bỏ quyết định này vào tháng 3.2020, nghĩa là mọi người có thể tự do mua và bán lại bitcoin.
Mặc dù bitcoin có thể theo dõi được, nhưng chắc chắn chính phủ Ấn Độ sẽ khó theo dõi những gì đang diễn ra khi mọi người sử dụng nó để mua và bán hàng hóa.
Bitcoin: 2 lý do giá tăng và 2 lý do giá giảm
Để Bitcoin tái lập kỷ lục cao mới, có lẽ nhà đầu tư sẽ phải chờ đợi, nhưng không phải là không thể với một đồng tiền vốn có truyền thống biến động cực mạnh.
Video đang HOT
Bitcoin đã giảm giá mạnh trong phiên giao dịch vừa qua, cho thấy sự điều chỉnh đã chính thức diễn ra (thị trường được coi là điều chỉnh khi trị giá tài sản giảm ít nhất 10% trong khoảng thời gian ngắn),
Mới đây nhất, giá Bitcoin niêm yết trên CoinDesk giảm 2,4% xuống 16.714 USD, tương đương giảm hơn 14% so với mức cao nhất 52 tuần (19.495 USD) của chưa đầy 24 giờ trước khi sụp đổ trong dịp Lễ Tạ ơn ở Mỹ.
Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin kể từ khi ra đời vốn có truyền thống biến động rất mạnh, và rất dễ lao dốc.
Nhưng nếu như những người theo dõi chặt chẽ thị trường Bitcoin vẫn đang tìm kiếm lý do khiến nó sụt giảm, thì những người mới tham gia thị trường lại cho rằng lý do giảm là bởi 2 yếu tố chính sau đây:
Đồn đoán từ thông tin của ông Armstrong
Một loạt tin nhắn từ Giám đốc điều hành của Coinbase, Armstrong thông qua Twitter đang được cho là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm không chỉ với đồng Bitcoin mà cả thị trường tiền điện tử nói chung.
Hôm 24/11, ông Armstrong viết trên Twitter ngụ ý rằng Bộ Tài chính Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy các quy định về việc thắt chặt một số lĩnh vực trước khi chính quyền của ông Trump kết thúc nhiệm kỳ.
Lĩnh vực tiền kỹ thuật số - còn rất non trẻ - vốn vẫn phải đối mặt với nhiều mối 'đe dọa' về những quy định chặt chẽ hơn. Nhưng những dòng chữ của Armstrong đủ để tạo ra xu hướng giảm giá trong chu kỳ chuyển động của Bitcoin - đồng tiền đã tăng giá trên 130% tính tới thời điểm hiện tại.
Sự thoái trào sau sóng tăng
Charles Hayter, người sáng lập CryptoCompare, trong một bình luận qua email với trang MarketWatch ngày 27/11 cho rằng, việc Bitcoin giảm nhan không phải là điều bất ngờ vì nó vừa trải qua một đợt tăng giá quá nhanh và đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2017.
Đồng Bitcoin tăng giá như vậy là quá nhiều khi mà chỉ số công nghiệp trung bình DowJones tính từ đầu năm tới thời điểm hiện tại chỉ tăng 5%, S&P 500 tăng hơn 12% và Nasdaq Composite tăng 35%. Ngay cả giá vàng cũng chỉ tăng 19% trong năm nay và cũng đang đảo chiều giảm khi những thông tin về hiệu quả vắc-xin xuất hiện.
"Một số ít nhà đầu tư Bitcoin đã mua tiền này khi giá ở mức 10.000 USD đã thu lời lớn sau đợt giá tăng vừa qua, và một số người đã từng bị mất tiền cách đây 3 năm cảm thấy vui mừng vì đã thanh lý số Bitcoin nắm giữ", ông Hayter cho biết.
Nhà đầu tư Bitcoin đã rất quen với sự đảo chiều đột ngột của loại đầu tư này. Kể từ năm 2017 đến nay, Bitcoin đã có 24 sóng giảm.
Mặc dù đồng Bitcoin đang trong giai đoạn thoái trào, nhưng nhiều người vẫn hy vọng trong tương lai nó sẽ còn tăng cao hơn nữa bởi những lý do sau:
Tiền Libra sắp chào đời
Mạng tiền tệ kỹ thuật số của Facebook, Libra, có thể ra mắt vào đầu tháng 1. Như vậy, Libra sẽ đại diện cho một thành tựu lớn trong lịch sử nói chung, ngay cả khi những người chỉ trích nói rằng Libra không thực sự đại diện cho thị trường tiền điện tử truyền thống.
Sự ra đời của Libra có thể là một bước ngoặt đối với những người ủng hộ tài sản kỹ thuật số vào thời điểm mà các loại tiền ảo ngày càng hấp dẫn và được nhiều người xem là chính thống.
Sự ủng hộ Bitcoin gia tăng
Tháng trước, PayPal Holdings cho biết họ sẽ cho phép khách hàng mua tiền điện tử thông qua tài khoản của họ và sử dụng tiền điện tử để thanh toán cho người bán, điều này cũng cho thấy tính hợp pháp của loại tài sản non trẻ này.
Các nhà đầu tư lớn, bao gồm cả quỹ đầu tư nổi tiếng Paul Tudor Jones, đã trở thành những người ủng hộ tài sản này, thể hiện trong lần trả lời một cuộc phỏng vấn của CNBC gần đây khi Bitcoin đang tăng nhanh.
Trong một cuộc thảo luận do CNBC tổ chức, Giám đốc đầu tư về thu nhập cố định BlackRock, Rick Reider, cho rằng Bitcoin sẽ còn trường tồn và rằng đồng coin có khả năng còn phát triển. Ông cũng nói thêm rằng nhiều nhà đầu tư gạo cội rất thích Bitcoin và rằng phổ thông hóa thanh toán qua tiền mã hóa đang dần trở thành hiện thực cũng là những nhân tố rất tích cực đối với sự phát triển của đồng tiền này. Người thảo luận cùng ông Reider, tỷ phú đầu tư Mike Novogratz, cũng cho hay, Bitcoin đã nằm trong danh mục đầu tư của tổ chức này, và cho rằng năm 2021 sẽ là một năm đủ tốt hoặc thậm chí còn tốt đẹp hơn 2020 đối với Bitcoin.
Những điều đó cho thấy, các tổ chức đầu tư ngày càng quan tâm hơn tới việc xem xét để Bitcoin thay thế hợp pháp cho các tài sản khác.
Mặc dù vậy, những người phản đối Bitcoin vẫn luôn cảnh báo các đối thủ của mình rằng đó là một tài sản có thể giảm giá trị xuống 0 bất cứ lúc nào, và tiền kỹ thuật số luôn ẩn chứa những "âm mưu" và nguy cơ tiềm tàng.
Huawei và ZTE bị cấm nhưng tại sao Nokia lại "dọa" ngừng dịch vụ ở Ấn Độ? Các lệnh cấm của Ấn Độ với Huawei, ZTE có vẻ đang là lý do để Nokia dọa ngừng dịch vụ ở Ấn Độ nếu không được thanh toán khoản nợ lên đến 121 triệu USD. Sau khi tình hình căng thẳng biên giới Ấn Độ - Trung Quốc leo thang, chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cấm các ứng dụng di...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ tháng 6, smartphone, máy tính bảng bán tại EU bắt buộc phải làm điều này

Google Chrome đáng giá 50 tỷ USD

Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone

Người dùng có thể thay thế trợ lý ảo Siri trên mọi iPhone bằng ứng dụng mới

Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Yahoo ngỏ lời muốn mua lại trình duyệt Chrome từ Google

Robot siêu nhỏ biến hình

Hé lộ thời điểm Samsung phát hành One UI 8

Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI

Đột phá trong nghiên cứu chế tạo chất bán dẫn và siêu dẫn

Người dùng Windows 10 khó chịu vì sự cố sau khi cập nhật
Có thể bạn quan tâm

'Bom tấn' Antony có thể là chìa khóa để Man Utd sở hữu 'ngọc quý' Betis?
Sao thể thao
19:59:17 26/04/2025
Sau Lê Hoàng Phương, bạn trai cũ Thiều Bảo Trâm lại vướng tin hẹn hò nàng hậu hơn 9 tuổi
Sao việt
19:56:44 26/04/2025
Harvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục Mỹ
Thế giới
19:52:43 26/04/2025
Tiệc sinh nhật với 25 người sử dụng ma túy: Tạm giữ hình sự chủ tiệc
Pháp luật
18:28:30 26/04/2025
75.000 người tranh cãi trang phục biểu diễn Coachella của Jennie (BLACKPINK): "Nội y của tôi còn dài hơn thế"
Sao châu á
18:24:47 26/04/2025
Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt
Tin nổi bật
16:42:17 26/04/2025
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac
Đồ 2-tek
16:26:49 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025