Ấn Độ ban bố tình trạng y tế khẩn cấp do ô nhiễm không khí
Với lệnh tình trạng y tế khẩn cấp, tất cả các trường học ở Nam Delhi thuộc Hội đồng Thành phố New Delhi (MCD) phải đóng cửa và mọi hoạt động xây dựng tại thủ đô tạm dừng đến ngày 5/11.
Quang cảnh ô nhiễm ở Ấn Độ. (Nguồn: PTI)
Ngày 1/11, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm môi trường Ấn Độ (EPCA) đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp tại thủ đô New Delhi và các khu vực lân cận trong bối cảnh chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao.
Với lệnh này, tất cả các trường học ở Nam Delhi thuộc Hội đồng Thành phố New Delhi (MCD) phải đóng cửa và mọi hoạt động xây dựng tại thủ đô tạm dừng đến ngày 5/11.
EPCA cũng cấm đốt pháo trong suốt mùa Đông, tức là đến cuối tháng 2/2020.
Trong thư gửi các giới chức cấp cao của chính quyền tại thủ đô New Delhi, các bang Haryana, Rajasthan và Uttar Pradesh, Chủ tịch EPCA, Bhure Lal nhấn mạnh chất lượng không khí tại khu vực Delhi và các vùng lân cận ngày càng xấu đi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là người già và trẻ em. Lệnh tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng là cần thiết.
Theo các dữ liệu chính thức, Chỉ số Chất lượng không khí (AQI) vào lúc 13h ngày 1/11 được ghi nhận là 480 – là mức “rất xấu.”
AQI từ 0-50 được xem là tốt, từ 51-100 là khá, từ 101-200 là trung bình, từ 201-300 là xấu, từ 401-500 là rất xấu. AQI trên 500 là khẩn cấp./.
Theo Thúc Anh (TTXVN/Vietnam )
Người nước ngoài ở HN: 'Ô nhiễm không khí sẽ buộc tôi phải chuyển đi'
Trưa ngày 1/10, Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo AirVisual. Nhiều người nước ngoài đang làm việc ở thủ đô cho biết ô nhiễm có thể buộc họ phải chuyển đi nơi khác.
Jake Mallalieu, 28 tuổi, đến từ Anh và tới Hà Nội hàng năm từ tháng 9 đến tháng 5 để dạy tiếng Anh, nói đây sẽ là năm cuối cùng sống ở Hà Nội.
Video đang HOT
Trước các chỉ số báo động về ô nhiễm không khí, cuộc sống hàng ngày của anh chưa bị ảnh hưởng nhiều, nhưng anh lo sợ tác hại sẽ đến sau nhiều tháng nữa.
"Năm ngoái không khí rất tệ, có đợt khoảng 4-5 tuần khiến tôi bị đau ngực, ho, khạc đờm liên tục. Nhưng ngay khi rời đi (nghỉ hè), chỉ sau 1-2 tuần là tôi đỡ. Tôi sợ sẽ lại bị như vậy", anh nói với Zing.vn.
Jake Mallalieu, 28 tuổi, dạy tiếng Anh ở Hà Nội. Ảnh: NVCC.
Anh Mallalieu không bị vậy trong hai năm đầu tới Việt Nam, nhưng dần dần đã bị ảnh hưởng. Bạn gái anh cũng bị tình trạng tương tự.
Anh sẽ chuyển đi vào tháng 5 và ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân lớn. "Lý do lớn là việc nuôi con trong điều kiện (ô nhiễm không khí) này".
Trao đổi với Zing.vn, một số người nước ngoài nói ô nhiễm không khí có thể buộc họ phải chuyển đi nơi khác sống.
"Cảm nhận được sự ô nhiễm"
"Giờ tôi đeo khẩu trang kể cả khi đi bộ", Alan Robinson nói. Giáo viên tiếng Anh 32 tuổi cho biết sức khỏe anh đã giảm đi kể từ khi chuyển đến Hà Nội 4 tháng trước. Gần đây, sau khi bắt đầu đi làm và hàng ngày lái xe máy đến 3 trung tâm ngoại ngữ, anh cảm thấy tức ngực rõ rệt hơn vì phải hít nhiều khói bụi.
"Tôi cảm thấy đau ngực 2-3 ngày nay... Khó tả, nhưng tôi cảm nhận được sự ô nhiễm", Robinson nói.
Trưa ngày 1/10, Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí, theo xếp hạng thời gian thực của AirVisual. Ảnh: Hoàng Hà.
Nếu không khí vẫn ô nhiễm như hiện nay, tức "nhìn lên thấy rõ khói bụi", Robinson sẽ rời Hà Nội khi hợp đồng kết thúc vào tháng 1 năm sau. Anh từng ở nhiều thành phố trong khu vực nhưng chưa nơi nào ô nhiễm như Hà Nội. Nhiều lần anh thấy người Hà Nội đốt "những đống màu đen" bên đường, trong đó có cả nhựa, nhả ra khói độc.
"Tôi thích Hà Nội. Nhưng tôi không muốn sống ở nơi không khí ô nhiễm, và mọi người phải đeo khẩu trang, kể cả đi trên phố", Robinson nói tiếp. "Tôi không thể đi dạo, trải nghiệm phố Hà Nội. Tôi không ra công viên nữa trong những ngày gần đây... ô nhiễm khiến cuộc sống bất tiện hơn nhiều".
Người đi bộ tập thể dục phải đeo khẩu trang sáng 1/10 ở Hồ Tây. Ảnh: Duy Hiệu.
Trưa ngày 1/10, chỉ số ô nhiễm không khí AQI tính cho cả Hà Nội tăng vọt lên 194. Từ giữa tháng 9, AQI của Hà Nội đã luôn trong khoảng 150-180, theo AirVisual, trang web theo dõi chất lượng không khí trên thế giới.
Theo thang phân loại của AirVisual, chỉ số AQI từ 151-200 là "Có hại cho sức khỏe" (Unhealthy), còn 101-150 là "Có hại cho nhóm nhạy cảm" (Unhealthy for sensitive groups). Nhóm nhạy cảm bao gồm trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI - Air Quality Index) của Hà Nội được AirVisual tổng hợp từ dữ liệu của các trạm quan trắc trong thành phố. 14 trạm quan trắc này nằm rải rác khắp thủ đô.
Số liệu tính đến 14h ngày 1/10 trên trang web AirVisual ở 14 trạm quan trắc được cập nhật liên tục. Hà Nội đứng đầu các thành phố ô nhiễm. Ảnh: Chụp màn hình.
"Mệt mỏi, bất an chỉ vì đứng ngoài trời"
Đồng quan điểm với Robinson, John, 55 tuổi, cũng thích Việt Nam, nhưng lo ngại về tác hại lâu dài của không khí ô nhiễm khi ông thường xuyên bị ho.
"Tôi sẽ không bao giờ nuôi con ở đây. Tôi khuyên bạn bè và gia đình không mang con nhỏ tới đây lâu hơn vài ngày", John, huấn luyện thể thao cho trẻ em, chia sẻ.
"Tôi sẽ quyết định về việc đi hay ở vào tháng 5 năm sau. Ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí ở mức tôi không thể chịu được", ông nói thêm. "Chỉ đi ra khỏi Hà Nội tầm 40 phút, không khí tốt hơn rất nhiều. Tôi cảm thấy mình có thể hít thở ở đó".
Mallalieu và nhiều người nước ngoài khác cũng nói về ảnh hưởng về tâm lý của ô nhiễm.
"Lúc nào trên mạng xã hội cũng thấy mọi người bàn tán, luôn nhắc rằng Hà Nội trong top thành phố ô nhiễm", Mallalieu nói. "Điều đó làm cho tôi thấy mệt mỏi chỉ vì đứng bên ngoài, khi hít thở, khi lái xe".
Trẻ em đeo khẩu trang khi ngồi sau xe máy trên đường Nguyễn Đình Thi, Hà Nội chiều 30/9. Ảnh: Việt Hùng.
Rachael Elizabeth mới chuyển đến Việt Nam nhưng ô nhiễm không khí đã làm cô thấy không thoải mái. Cô nói sẽ không chuyển tới Hà Nội nếu "nhận ra không khí tệ như thế này".
"Mũi tôi bị đau, và điều này thật đáng sợ", Elizabeth nói. "Tôi có mặt nạ cứng che khuôn mặt và tôi không thích điều này".
Kim Aron, 29 tuổi, đang cùng mẹ và bạn gái du lịch ở Sa Pa vài ngày để "trốn" khỏi ô nhiễm ở Hà Nội. Trả lời Zing.vn, anh Kim cho biết chưa bao giờ thấy chất lượng không khí tệ như hiện tại.
"Không khí ở Sa Pa rất dễ chịu, đến nước cũng ngon hơn ở Hà Nội", anh Kim, làm việc cho một công ty công nghệ Hàn Quốc, nói.
"Không khí ở Hà Nội thực sự quá tệ, làm tôi chỉ muốn ở yên trong nhà. Tôi phải mua máy lọc không khí để ở nhà. Nếu có việc, tôi cố gắng không ở ngoài trời quá lâu. Tôi không bao giờ ra ngoài mà không đeo khẩu trang".
Sáng 1/10, người đi xe máy đều đeo khẩu trang ở ven Hồ Tây, trong khi AQI ở đây lên tới 180-190. Ảnh: Việt Hùng.
Bụi PM2.5 ảnh hưởng mọi cơ quan trong cơ thể
Ngày 1/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế ra ngoài trời.
Theo báo cáo của bộ, từ ngày 12-29/9, nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 liên tục vượt ngưỡng cho phép, có những ngày quá tiêu chuẩn ở toàn bộ các trạm quan trắc. Dù các chất gây ô nhiễm khác như NO2, O3, CO, SO2 vẫn trong giới hạn, điều này khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội luôn ở mức kém (hơn 100).
Giữa năm nay, tạp chí chuyên ngành Chest dành cho các bác sĩ về ngực ở Mỹ cho biết bụi siêu mịn PM2.5 có thể đi theo máu đến mọi cơ quan trong cơ thể, gây hại từ đầu đến chân, từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường và chứng mất trí nhớ, từ bệnh về gan cho đến giòn xương và tổn thương da.
Theo một buổi tọa đàm vào tháng ba, nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 trong không khí, theo trạm đo đặt tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, đã vượt quá quy chuẩn an toàn của Việt Nam 88 ngày trong năm 2018, và đạt mức trung bình 40,7 microgram/m3.
Tuy nhiên nếu tính theo quy chuẩn của WHO, nồng độ PM2.5 vượt quá ngưỡng an toàn 232 ngày trong năm 2018.
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội từng cảnh báo tại một hội thảo năm 2017 rằng tỷ lệ người dân bị viêm phổi hay phải nhập viện vì khó thở có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu thành phố không có các biện pháp giảm ô nhiễm.
Lũ lụt ở Ấn Độ, 148 người thiệt mạng Theo India Today, tính đến ngày 1-10, số người thiệt mạng do mưa lớn kéo dài ở miền Đông nước này trong 4 ngày qua đã tăng lên 148 người. Nằm trong số các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Uttar Pradesh với 111 người chết, trong khi bang Bihar có 28 người thiệt mạng. Nhiều người dân ở thủ...