Ấn Độ bác đề xuất của Pakistan về hòa bình ở Kashmir
Ấn Độ đã bác bỏ đề xuất mà Pakistan trình Liên Hiệp Quốc về sáng kiến hòa bình 4 điểm ở khu vực Kashmir mà hai bên tranh chấp, theo Reuters ngày 2.10.
Ấn Độ và Pakistan vẫn thường xảy ra giao tranh ở vùng Kashmir – Ảnh: Reuters
Sau khi Thủ tướng Pakistan, ông Nawaz Sharif đề xuất sáng kiến hòa bình gồm 4 điểm lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ấn Độ ngày 1.10 đã nhanh chóng bác bỏ đề xuất này. Ấn Độ còn cáo buộc Pakistan là nước dung dưỡng và bảo trợ khủng bố, cho rằng Pakistan là nạn nhân của chính chính sách bảo trợ khủng bố của mình.
“Chúng tôi không cần 4 điểm, chúng tôi chỉ cần một điểm: từ bỏ chủ nghĩa khủng bố rồi ngồi xuống bàn bạc”, bà Sushma Swaraj, Ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định trước Đại hội đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Vikas Swarup nói rằng phi quân sự hóa Kashmir không phải là giải pháp. mà giải pháp phải là phi khủng bố hóa Pakistan.
Video đang HOT
Theo Press Trust of India, đề xuất 4 điểm mà Thủ tướng Pakistan trình bày trước Liên Hiệp Quốc gồm đề nghị hai nước nên chính thức hoá và tôn trọng thỏa thuận năm 2003 về ngừng bắn hoàn toàn ở Ranh giới kiểm soát (LoC) tại Kashmir, không viện cớ sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong bất kỳ tình huống nào, tiến hành các bước phi quân sự hoá Kashmir, rút quân vô điều kiện khỏi khu vực Siachen Glacier, chiến trường đẫm máu nhất.
LoC là đường biên giới trên thực tế chia vùng Kashmir thuộc dãy núi Himalaya làm hai phần do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát, nhưng cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Kashmir. Mặc dù hai bên đã ký thỏa thuận ngừng bắn vào năm 2003, nhưng giao tranh vẫn thường xuyên xảy ra tại khu vực ranh giới này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Pakistan công bố Kế hoạch hành động 17 điểm chống khủng bố
Một trong những điểm nổi bật nhất của Kế hoạch hành động này là việc thành lập các tòa án đặc biệt nhằm xét xử nhanh những kẻ khủng bố.
Một tuần sau vụ thảm sát do phiến quân Taliban tiến hành nhằm vào một trường học ở khu vực Tây Bắc, chính phủ Pakistan ngày 24/12 công bố một loạt bước đi quyết liệt nhằm loại bỏ yếu tố khủng bố ra khỏi đất nước, đặc biệt trong đó là việc thành lập các tòa án quân sự để xét xử những vụ tấn công khủng bố như thế này.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã thông báo kế hoạch hành động chống khủng bố 17 điểm (ảnh: thenewstribe.com)
Phát biểu sau cuộc gặp kéo dài 11 giờ đồng hồ với thủ lĩnh các đảng phái chính trị, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã thông báo kế hoạch hành động chống khủng bố 17 điểm, mà một trong những điểm nổi bật nhất là việc thành lập các tòa án đặc biệt dưới sự điều hành của quân đội nhằm xét xử nhanh những kẻ khủng bố.
Những tòa án đặc biệt này sẽ hoạt động trong thời gian 2 năm, chỉ chuyên xét xử những kẻ khủng bố và không được sử dụng vào các mục đích chính trị. Theo Thủ tướng Sharif, vụ thảm sát tại Peshawa đã làm thay đổi Pakistan, buộc đất nước phải đấu tranh chống lại những tư tưởng khủng bố, làm thất bại chủ nghĩa cực đoan và bè phái.
"Những kẻ khủng bố hãy nhớ rằng, cuộc sống của chúng chỉ còn được tính bằng ngày. Trên lãnh thổ Pakistan không có chỗ cho những kẻ tấn công vào con em chúng ta, tấn công vào tương lai đất nước. Chúng sẽ phải trả giá đắt vì đã khiến những trẻ em vô tội phải đổ máu. Vụ tấn công đã đặt ra một ranh giới rõ ràng, giữa một bên là những kẻ khủng bố tàn bạo với một bên là toàn bộ nhân dân Pakistan. Với tư cách là Thủ tướng, tôi có trách nhiệm dẫn dắt cuộc chiến chống khủng bố này", Thủ tướng Sharif nói.
Kế hoạch hành động chống khủng bố này còn bao gồm hàng loạt biện pháp như cắt nguồn viện trợ tài chính cho khủng bố, ngăn chặn các tổ chức bị cấm hoạt động dưới tên gọi mới, sửa đổi hiến pháp để tạo điều kiện thành lập tòa án quân sự xét xử khủng bố, cấm tuyên truyền khủng bố trên các phương tiện truyền thông, phá hủy hệ thống thông tin liên lạc của khủng bố và cho hồi hương người tị nạn Afghanistan.
Ngoài ra Thủ tướng Sharif cũng thông báo thành lập một lực lượng đặc biệt chống khủng bố và muốn thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động của các trường học tôn giáo. Trước đó, Chính phủ Pakistan đã dỡ bỏ quyết định ngừng thi hành án tử hình được ban bố từ năm 2008 và xử tử 6 đối tượng với tội danh khủng bố. Theo Bộ Nội vụ Pakistan, trong những tuần tới, nước này sẽ tiến hành xử tử thêm khoảng 500 kẻ khủng bố.
Sau vụ tấn công tại Peshawa, Thủ tướng Sharif, vốn nhiều lần bị cáo buộc chơi trò 2 mặt với những kẻ cực đoan và hỗ trợ các tổ chức có lợi cho mình đã một lần nữa khẳng định quyết tâm chống khủng bố và tuyên bố, tại Pakistan không có sự phân biệt giữa "Taliban tốt và Taliban xấu".
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, quyết tâm này sẽ khó mà thành công, nếu không có những chuyển biến đặc biệt. Bởi cũng giống như phần lớn các quốc gia khác, cuộc chiến chống khủng bố tại Pakistan vẫn chỉ đang dừng ở việc diệt trừ các phần tử khủng bố mà chưa thể ngăn chặn được tư tưởng khủng bố, mà đây mới là điều nguy hiểm nhất./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Mỹ, Nhật, Ấn họp tay ba bàn về Biển Đông Mỹ, Nhât Bản và Ân Đô đã cùng tổ chức một cuộc họp cấp ngoại trưởng để bàn giải pháp cho tranh chấp tại Biển Đông theo luật pháp quốc tế. Hoạt động bồi đắp trái phép đảo nhân tạo của Trung Quôc tại Biển Đông khiến cộng đồng thế giới lo ngại - Anh: Reuters Phát biểu tại cuộc họp tay ba...