Ấn Độ: 197 người chết vì mưa lũ lịch sử tại thành phố Chennai
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp và nghiêm trọng tại miền Nam Ấn Độ.
Đường phố Chennai ngập nước. (Nguồn: ibtimes)
Ngày 3/12, thành phố Chennai của bang Tamil Nadu đã biến thành “ốc đảo,” nhiều khu vực duyên hải của bang này bị nước lũ cô lập sau những trận mưa lớn chưa từng có trong 100 năm qua. Hệ thống đường bộ, đường sắt quan trọng bị phá hủy, sân bay chính phải đóng cửa và hàng nghìn người mất nhà.
Thành phố Chennai đã phải hứng chịu lượng mưa lên tới 49cm và khu vực Chembarambakkam có lượng mưa 47cm trong 24 giờ qua. Nước lũ đã làm ngập nhiều nhà dân.
Số người chết vì mưa lũ trong thành phố và các khu vực khác thuộc bang Chennai đã lên tới 197 người. Hoạt động giao thông đường không, đường bộ và đường sắt đều bị đình trệ do đợt mưa lớn, khiến hàng nghìn hành khách bị mắc kẹt tại sân bay và ga tàu.
Dự báo lượng mưa trong 48 giờ tới tại khu vực này sẽ tăng cao do ảnh hưởng của áp thấp.
Video đang HOT
Sáng 2/12, Thủ tướng Narendra Modi đã triệu tập họp nội các với sự tham dự của Bộ trưởng Nội vụ Rajnath, Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley và Bộ trưởng phụ trách các vấn đề của quốc hội và Phát triển đô thị Venkaiah Naidu để tìm biện pháp xử lý tình hình.
Tối cùng ngày, Thủ tướng đã điện đàm với Thủ hiến bang Tamil Nadu, ông J. Jayalalithaa và cam kết dành mọi hỗ trợ cho bang này.
Trước đó, Thủ tướng đã ra lệnh cứu trợ khẩn cấp 9,4 tỷ rupee (khoảng 145 triệu USD) cho bang Tamil Nadu.
Tuy nhiên, theo Thủ hiến Jayalalithaa, bang Tamil Nadu cần 20 tỷ rupee để cứu trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ lụt trong bang.
Hiện, Ủy ban quản lý khủng hoảng quốc gia Ấn Độ đang đánh giá tình hình và đảm bảo sẽ dành mọi hỗ trợ của chính quyền trung ương cho bang Tamil Nadu.
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, Ấn Độ và Trung Quốc nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng biến đổi khí hậu, với hơn 3 tỷ người tại hai nước này, chiếm 75% tổng số 4,1 tỷ người trên thế giới bị ảnh hưởng trong giai đoạn 1995-2015./.
Theo Vietnam
'Vay để đầu tư phát triển, không phải để ăn'
"Làm sao cơ cấu lại thu-chi để dần dần cân đối được giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở mức hợp lý, chứ không nên thu được bao nhiêu là ăn hết" - ông Phùng Quốc Hiển.
Sáng 2-11, Quốc hội (QH) bước vào phiên thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016.
Liên quan đến vấn đề thu chi ngân sách, trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển cho hay: Tình hình tới đây mặt bằng chi sẽ khó giảm được gì nhiều. Thậm chí ngân sách chi cho an sinh xã hội lại tăng khi chúng ta tiếp cận theo hướng giảm nghèo đa chiều, để người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong khi đó nguồn thu đang gặp khó khăn.
Cắt chi hội nghị, hội thảo, đi nước ngoài
. Phóng viên: Thu ngân sách tới đây khó khăn nhưng người dân lại thấy nhiều khoản chi chưa thực sự cấp thiết, thậm chí có lãng phí, như xây dựng tượng đài, mua sắm sử dụng xe công, thưa ông?
Ông Phùng Quốc Hiển: Hiện tượng là có và trong nghị quyết của QH vừa qua đã nhấn mạnh tiết kiệm triệt để, trong đó giảm chi thường xuyên thì đã cắt ngay 10% từ khâu lập dự toán. Năm nay trên cơ sở ý kiến đại biểu QH (ĐBQH), chúng tôi đã dự thảo nghị quyết mà ngày 3-11 sẽ thảo luận các điều khoản hạn chế tối đa chi hội nghị, hội thảo, công du nước ngoài; yêu cầu xây dựng cơ chế khoán sử dụng xe công với một số chức danh...
. Còn chi xây dựng tượng đài, công sở hoành tráng, cần thiết nhưng chưa cấp thiết thì sao?
Quản lý ngân sách và quyết định đầu tư thì pháp luật đã có phân cấp. Người dân cần giám sát, có ý kiến với chính quyền sở tại.
Nhưng cứ nhằm vào cái tượng đài cụ thể để nói, tôi nghĩ có khi chưa công bằng. Ngay Hà Nội đấy, ai chẳng mong muốn ngân sách đầu tư thêm công viên, cây xanh cho người dân vui chơi, giải trí. Mà trong công viên, quảng trường thì phải có tượng đài chứ.
Vấn đề là cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phải thảo luận, cân nhắc tình hình thực tế, khả năng thu-chi thế nào, trật tự ưu tiên ra sao.
Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ báo cáo sát thực hơn diễn biến phức tạp tình hình biển Đông với những hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cần làm rõ hơn chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng và Nhà nước ta để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Có nắm chắc tình hình, có hiểu được đường lối đấu tranh thì cử tri và nhân dân cả nước mới có được niềm tin, mới phát huy lòng yêu nước, phát huy tinh thần đoàn kết, tạo nên sức mạnh toàn dân tộc, sát cánh đồng lòng cùng với Đảng, Nhà nước quyết tâm bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
ĐB NGUYỄN THÁI HỌC, Phú Yên
TRÀ PHƯƠNG ghi
NGHĨA NHÂN ghi
Theo_PLO
Quảng Ninh: Quy hoạch di dân ra khỏi khu vực "núi nhân tạo" nguy hiểm Ông Nguyên Đưc Long, Chu tich UBND tinh Quang Ninh cho biêt, tinh đang chi đao cac sơ, ban nganh ra soat tông thê cac khu dân cư năm trong vung nguy cơ sat lơ cao, đăc biêt khu dân cư vung "nui nhân tao" đê tiên hanh quy hoach đam bao an toan cho ngươi dân. Đưa ngươi dân vê nơi ơ...