Ăn đêm với 100.000 đồng ở Hậu Giang
Bánh cống, bò lá lốt, hột vịt lộn nướng, sâm dừa có giá bình dân, là gợi ý cho thực khách muốn khám phá ẩm thực đêm Hậu Giang.
Bánh cống , hay bánh cóng, bắt nguồn từ tên dụng cụ làm bánh. Chiếc cống có khuôn nhỏ hình trụ, thân ngắn, phần đáy bịt kín. Công đoạn chiên bánh đơn giản, đầu tiên cho đậu xanh vào cống, thêm củ sắn rồi rưới bột lên, cuối cùng cho tép trấu luộc lên mặt và cho cống đựng bột vào chảo dầu sôi. Bánh chín tự trôi tuột ra ngoài, lúc này người thợ lấy đũa trở đều các mặt để lớp vỏ vàng rụm và phần bột bên trong chín đều.
Chiếc bánh cống chín vàng được gắp để trong rổ ráo dầu. Khi ăn, bạn cắt bánh làm đôi hoặc làm tư, cuộn với rau sống như cải xanh, diếp cá, rau thơm, rau răm… chấm nước mắm ngọt có củ cải trắng, cải đỏ thái sợi giòn. Quán bánh cống không tên đối diện cầu Nàng Mau, huyện Vị Thủy có trên 20 năm, bán từ trưa đến chập tối, giá mỗi cái là 3.000 đồng.
Video đang HOT
Bò nướng lá lốt cuộn bánh tráng với bún, rau sống chấm mắm nêm là món ăn chơi đổi vị cho bữa tối. Thịt nạc bò được xay nhuyễn trộn thêm thịt heo ướp gia vị hành, tiêu, tỏi, sả băm, ngũ vị hương… rồi cuộn với lá lốt tươi, đem nướng trên lửa than đỏ và liên tục bôi mỡ bò để dậy mùi thơm.
Một phần bò lá lốt có giá 40.000 đồng, gồm 10 cuốn bò lá lốt, phần bánh tráng mềm, rau sống đủ loại, bún rối. Chén nước chấm pha từ mắm nêm pha với nước ép khóm xay nhuyễn, thêm ớt, đường để món chấm có vị cay ngọt hài hòa. Quán bò lá lốt Loan Thảo trên đường Đồ Chiều, phường 1, TP Vị Thanh là địa chỉ bán bò lá lốt nức tiếng khoảng 10 năm nay, quán mở bán từ 14h đến 23h các ngày trong tuần.
Hột vịt lộn là món ăn đêm quen thuộc với nhiều người, đa dạng cách chế biến như luộc nước dừa, rang me hay nướng trên than hồng. Hột vịt lộn trước khi nướng được luộc chín, khách gọi chủ quán mới bóc vỏ, bỏ vào vỏ sò lớn cho lên bếp than, thêm mỡ hành và nướng đến khi phần vỏ sò cháy sém, dậy mùi thơm ngậy thì cho đậu phộng rang vàng đâm nhuyễn phủ lên trên, gắp ra chén nhỏ.
Điểm cộng của món ăn là chén nước mắm cay ngọt rưới lên phần trứng nướng beo béo, thơm lừng. Khách thích ăn đậm vị có thể chấm hột vịt lộn với muối tiêu pha tắc và ăn thêm rau răm cay nhẹ. Quán ốc Thúy trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vị Thanh bán hột vịt lộn nướng giá 10.000 đồng/hột, cùng các món ốc cho thực khách ăn tại chỗ. Quán mở cửa từ 16h đến 22h30 mỗi ngày.
Sâm dừa là món uống giải nhiệt dễ uống trong những ngày oi bức. Sâm dừa có mùi thơm dịu của mía lau, lá dứa, râu bắp… hòa cùng vị ngọt thanh của nước dừa tươi. Thay vì để phần cơm dừa nạo vào ly, chủ quán thay thế bằng thạch dừa và nhãn nhục nấu chín để thực khách nhâm nhi. Chợ đêm Vị Thanh nằm ngay trung tâm thành phố Vị Thanh, cạnh Tháp đồng hồ Asia ở phường 5 là nơi bạn có thể thưởng thức món uống này với giá 10.000 đồng/ly lớn.
Thực khách thích đồ ngọt có thể thử qua chè Thái đêm Vị Thanh ở tiệm cà phê Nguyễn Kim, đường Nguyễn Thái Học, phường 1, thành phố Vị Thanh. Một ly chè gồm khoai dẻo, thạch rau câu lá dứa, mít, sầu riêng, nấm tuyết, bánh lọt, hạt đác, đậu… thêm phần nước cốt dừa béo, ngọt vừa không quá gắt. Mỗi ly chè có giá từ 17.000 đồng, quán mở cửa từ 12h30 đến khoảng 21h hàng ngày.
Chả cá thác lác Hậu Giang
Đến Hậu Giang mà chưa ăn chả cá thác lác thì là một thiếu sót lớn bởi đây là món ăn đậm hương vị miền quê sông nước, ăn một lần là nhớ mãi không thôi.
Cá thác lác là loài cá nước ngọt, có thân dài, dẹp, đuôi nhỏ, màu bạc, thường sống ở sông, kênh, rạch, ao, hồ và được tìm thấy nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long... Hậu Giang nổi tiếng với loài cá thác lác cườm, vốn có từ Biển Hồ theo dòng Mê Kông vào Bắc Vàm Nao và tỏa đi các vùng sông nước miền Tây.
Được thiên nhiên ưu đãi, Hậu Giang có nguồn nước nhiều khoáng chất phù hợp với loài cá thác lác nên thịt của chúng ngọt, thơm, dai, có màu trắng nõn tự nhiên, khác với cá ở vùng khác. Điều này giúp tạo nên món ăn đặc sản rất riêng của Hậu Giang là chả cá thác lác.
Những con cá có mắt trong, thân cứng, thịt chắc sẽ cho ra được mẻ chả cá ngon. Ảnh: cahoangde
Chả cá thác lác khá dễ làm nhưng để món này ngon thì phải lựa chọn cá thật tươi với các đặc điểm như mang màu đỏ tươi, thân cứng, thịt óng ánh. Sau đó, cá được sơ chế sạch, bỏ xương, ướp với tỏi, tiêu, bột ngọt vừa ăn, rồi đem đi giã (giã bằng tay thì ngon hơn) cho tới khi thịt dẻo kết lại, có màu trắng phớt hồng là được, thêm chút thì là thái nhỏ. Viên thành viên nhỏ vừa ăn rồi đem đi rán đến khi chả cá có màu vàng ươm, dậy thơm mùi cá là chín.
Món chả cá sẽ hấp dẫn hơn nếu ăn kèm với rau sống. Cọng rau sống thơm mát hoà quyện với thịt cá dai dai, giòn, ngọt, chấm vào chén tương ớt chua ngọt tạo nên một khúc biến tấu đầy hương vị, khiến thực khách không thể kiềm lòng, muốn ăn thêm nhiều miếng khác nữa.
Đặc sản níu chân du khách khi tới Hậu Giang. Ảnh: dacsanngonbamien
Chả cá thác lác là món ăn không thể thiếu của người Hậu Giang, thường xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày và cũng là món ăn để thiết đãi khách mỗi khi có dịp.
Về Hậu Giang thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc Cháo lòng Cái Tắc ở Hậu Giang thơm và ngon ở chỗ đủ vị và có cách chế biến công phu. Đến thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A - Hậu Giang), chúng tôi không khỏi cảm giác háo hức thưởng thức món cháo lòng. Chị Nguyễn Ngọc Thúy, chủ một quán cháo lòng có từ năm 80 của thế kỷ trước,...