Án dân sự: Xử sai là phải bồi thường?
Qua rà soát, Bộ Tư pháp cho biết nhiều luật, pháp lệnh… vẫn còn nội dung chưa tương thích hoặc không đồng bộ, không thống nhất với BLTTDS 2015.
Bộ Tư pháp vừa hoàn tất dự thảo báo cáo để trình Thủ tướng kết quả rà soát 124 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có liên quan đến việc thi hành BLTTDS 2015 (86 luật, pháp lệnh, 13 nghị quyết, 15 nghị định). Theo Bộ Tư pháp, qua kết quả rà soát thì một số VBQPPL vẫn còn nội dung chưa đảm bảo tính tương thích hoặc không đồng bộ, không thống nhất với quy định của BLTTDS 2015…
Pháp Luật TP.HCM xin lược trích một số nội dung đáng chú ý có liên quan đến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 (LTNBTCNN 2009).
Mở rộng phạm vi bồi thường nhà nước
Điều 6 BLTTDS 2015 quy định tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, LTNBTCNN 2009 không quy định trách nhiệm của cơ quan phải bồi thường trong việc hỗ trợ người bị thiệt hại thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường. Vì vậy, Bộ Tư pháp kiến nghị bổ sung quy định trách nhiệm này của cơ quan có trách nhiệm bồi thường vào LTNBTCNN sửa đổi.
Cạnh đó, Điều 13 BLTTDS 2015 quy định người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, Điều 28 LTNBTCNN 2009 lại chỉ quy định bốn trường hợp được Nhà nước bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự. Đó là tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức; ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Do đó, theo Bộ Tư pháp, cần sửa LTNBTCNN 2009 theo hướng Nhà nước có trách nhiệm bồi thường tất cả hành vi trái pháp luật gây thiệt hại của người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 113 BLTTDS 2015, nếu thẩm phán áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại thì tòa phải bồi thường. Trong khi đó, Điều 28 LTNBTCNN 2009 chỉ mới quy định về các trường hợp tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 113 BLTTDS 2015 (tòa tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu; tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân). Điều 28 LTNBTCNN 2009 chưa có trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 113 BLTTDS 2015 (tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng) nên cần bổ sung vào LTNBTCNN sửa đổi.
Qua rà soát, Bộ Tư pháp cho biết cần bổ sung trình tự, thủ tục nhận, xử lý đơn kiện yêu cầu bồi thường nhà nước. Trong ảnh: Người dân làm thủ tục nộp đơn kiện tại TAND TP.HCM. Ảnh: HTD
Bổ sung trình tự, thủ tục nhận, xử lý đơn kiện
Về thủ tục tố tụng, LTNBTCNN 2009 cũng có nhiều điểm không tương thích với BLTTDS 2015 nên cần sửa đổi, bổ sung.
Video đang HOT
Cụ thể, Điều 191 BLTTDS 2015 quy định chi tiết trình tự, thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện nhưng LTNBTCNN 2009 lại chưa quy định cụ thể. Khoản 1 Điều 193 BLTTDS 2015 quy định trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung thì thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do thẩm phán ấn định nhưng không quá một tháng. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện. Trong khi đó, khoản 1 Điều 17 LTNBTCNN 2009 quy định khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung. Như vậy, so với BLTTDS 2015, LTNBTCNN 2009 không quy định rõ thủ tục bổ sung hồ sơ như thế nào, bằng hình thức gì, cũng chưa rõ thời hạn thực hiện việc bổ sung có tính vào thời hiệu không…
BLTTDS 2015 quy định sau ba ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho đương sự và VKS cùng cấp biết. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 17 LTNBTCNN 2009 chỉ quy định thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại mà không gửi thông báo về việc thụ lý cho cơ quan gây ra thiệt hại và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, LTNBTCNN 2009 lại chưa có quy định tương thích.
Kiện dân sự hay hành chính? Theo khoản 1 Điều 22 LTNBTCNN 2009, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu giải quyết bồi thường. Còn theo khoản 2 Điều 23 luật này thì thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Từ các quy định trên, có thể hiểu một cách mặc định rằng người bị thiệt hại phải khởi kiện đòi bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự. Thời hạn để người bị thiệt hại thực hiện quyền khởi kiện tương đối ngắn là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý. Tuy nhiên, trong trường hợp người có trách nhiệm bồi thường là cơ quan hành chính nhà nước thì quyết định giải quyết bồi thường cũng là một quyết định hành chính. Vì vậy, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện quyết định này theo con đường tố tụng hành chính. Trong trường hợp này, thời hiệu khởi kiện sẽ là một năm theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Có thể thấy LTNBTCNN 2009 chưa có sự tách bạch rõ việc khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hay theo thủ tục tố tụng hành chính. Về lý thuyết thì người bị thiệt hại có thể đồng thời khởi kiện theo cả hai con đường. Đây là điểm bất hợp lý mà LTNBTCNN 2009 cần sửa đổi để đảm bảo tương thích với các quy định pháp luật về tố tụng hiện hành. ThS PHẠM NGỌC KIM LONG , Sở Tư pháp TP.HCM Một số điểm không tương thích khác Điều 364, 365 BLTTDS 2015 quy định về việc tòa trả lại đơn yêu cầu và thông báo thụ lý đơn yêu cầu. Trong khi đó, LTNBTCNN 2009 chưa có quy định cụ thể về nội dung văn bản thông báo thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, gửi thông báo thụ lý này cho các cơ quan liên quan, việc thông báo từ chối thụ lý phải bằng văn bản. Điều 371 BLTTDS 2015 quy định người yêu cầu, người liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo. Tuy nhiên, LTNBTCNN 2009 quy định chỉ người bị thiệt hại có quyền khiếu kiện quyết định giải quyết bồi thường.
PHƯƠNG LOAN
Theo PLO
Căn cứ đòi bồi thường 12 tỷ đồng của cụ ông hơn 40 năm 'tử tù'
Một nửa trong số tiền đòi bồi thường 12 tỷ đồng là khoản bù đắp tinh thần cho cụ Trần Văn Thêm và người thân trong hơn 40 năm sống tủi nhục.
Ngày 13/8, gia đình cụ Trần Văn Thêm (người mang thân phận tử tù 44 năm, vừa được minh oan) đã làm việc với ông Nguyễn Văn Hoà (Phó giám đốc Công ty Luật Hòa Lợi) để uỷ quyền tính toán các khoản cần bồi thường gửi tới cơ quan tố tụng.
Ông Hoà cho hay, việc đòi bồi thường căn cứ quyết định đình chỉ bị can, việc liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương đã tổ chức buổi xin lỗi công khai cụ Thêm; khoản bồi thường tính theo thời gian từ khi cụ Thêm bị bắt giam, ở tù đến khi tại ngoại (41 năm) và được minh oan (ngày 11/8 vừa qua).
Mức tính dựa vào việc cụ Thêm là người buôn bán nhỏ trước khi bị bắt vào tù, với thu nhập tính theo mức lương tối thiểu vùng ở thời điểm hiện tại khoảng 140.000 đồng/ngày.
Cụ Thêm năm nay gần 80 tuổi với hơn 40 năm mang án tử tù. Ảnh: Nguyễn Ngân
Cụ thể, ông Thêm bị giam giữ và thụ án ở trại Phủ Đức tính từ ngày 23/7/1970 đến ngày được ra khỏi trại (30/2/1976) là 5 năm 7 tháng tương đương 2.010 ngày. Thời gian cụ Thêm được tha tù, tại ngoại song vẫn mang thân phận tử tù tính từ tháng 2/1976 đến ngày 10/8/2016 là 14.530 ngày.
Từ những tính toán trên, ông Hoà đưa ra số tiền cho 2.010 ngày bị bắt giam, đi tù của cụ Thêm là hơn 280 triệu đồng. Tổn hại về tinh thần của cụ Thêm trong thời gian ở tù, dự tính gần 850 triệu đồng. Tổng cộng số tiền đòi bồi thường của giai đoạn cụ Thêm bị bắt ở tù là hơn 1,1 tỷ đồng.
Sau khi được tha tù, cụ Thêm sức khoẻ yếu, con cái và gia đình phải nuôi dưỡng. nên ông Hoà tính các khoản gồm bồi thường thiệt hại cho 14.530 ngày là gần 2,1 tỷ đồng; bồi thường thiệt hại cho người phục vụ tương ứng với số ngày trên là hơn 2 tỷ đồng.
Các khoản bồi thường về tổn thất tinh thần được ông Hoà đề xuất trên 6,1 tỷ đồng.
Trong thời gian 41 năm kêu oan, cụ Thêm và gia đình không lưu giữ được vé, phiếu, hóa đơn và giấy tờ ghi các khoản chi phí, các khoản tiền khám chữa bệnh, nằm viện, tiền tàu xe, ăn ở..., tuy nhiên ông Hoà ước tính và đề xuất khoản này là 800 triệu đồng.
Tổng cộng các khoản đề nghị trên, ông Hoà xác định hơn 12 tỷ đồng.
Trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Được, đại diện gia đình cụ Thêm cho biết gia đình tin tưởng vào tính toán của ông Hoà, song sẽ xem xét lại một số khoản.
Theo các chuyên gia pháp lý, nếu gia đình cụ Thêm và Toà án không đạt được thoả thuận về mức bồi thường, cụ có quyền kiện ra toà.
Nhiều tháng trước, toà án đã chi trả hơn 7 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị ngồi tù oan suốt 10 năm.
- Ngày 23/6/1970, ông Nguyễn Khắc Văn trong lúc cùng ông Trần Văn Thêm đi mua hàng đã bị đánh khiến tử vong. Ông Thêm bị quy kết là thủ phạm.
- Năm 1973, TAND tỉnh Vĩnh Phú xử sơ thẩm, tuyên ông Thêm án tử hình về tội Giết người, Cướp tài sản. - Năm 1974, cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm.
- Năm 1976, ông Thêm được ra tù khi một người nhận là thủ phạm thực sự.
- Năm 1984, nghi can này tử vong khi vụ án chưa xét xử.
- Năm 1997, ông Thêm có đơn đề nghị TAND Tối cao xem xét lại vụ án.
- Ngày 6/12/2004, ông Thêm tiếp tục có đơn đề nghị bồi thường thiệt hại, nhưng không còn giữ giấy tờ liên quan vụ án ngoài chứng nhận bị thương mất sức lao động.
- Năm 2015, cơ quan chức năng thu thập được một số tài liệu cơ bản liên quan.
- Ngày 13/4, các cơ quan tố tụng họp bàn về vụ án.
- Ngày 8/8, TAND Tối cao xác định ông Thêm không thực hiện hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra bị can.
- 11/8, tòa án công khai xin lỗi ông Thêm.
Việt Dũng
Theo VNE
Kẻ đâm chết chủ nợ lĩnh 7 năm tù Bị đánh chảy máu mặt, Thành đâm chủ nợ ngã gục rồi ra đầu thú. Ngày 12/8, TAND TP HCM tuyên phạt Võ Minh Thành (27 tuổi, quê Trà Vinh) mức án 7 năm tù về tội Giết người, buộc bồi thường cho gia đình nạn nhân 69 triệu đồng. Đánh giá hành vi của Thành gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,...