An dân để chống dịch: Giúp hàng chục ngàn người bán vé số
Do giãn cách xã hội kéo dài, nhiều địa phương ở miền Tây đã xoay trở chi hỗ trợ cho lao động khó khăn.
Những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã đến trao quà hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ở Vĩnh Long. ẢNH: XUÂN PHÚC
Chiều 1.8, bà Huỳnh Thị Mỹ Hà, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Vĩnh Long, cho biết tỉnh đã chi tiền hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1.7.2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Nghị quyết 68) được trên 91%. Cụ thể, chi trả hỗ trợ đối tượng là người bán vé số đạt 98,17%; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đạt 84,5%.
“Chúng tôi đã triển khai chi hỗ trợ những đối tượng này theo hình thức trao trực tiếp tại nhà và mời lên UBND xã, thị trấn, đảm bảo giãn cách theo quy định. Dự kiến trong hôm nay (2.8) sẽ chi dứt điểm. Còn một số người chưa thể chi được (có thể họ đang ở trong khu cách ly, khu phong tỏa), chúng tôi sẽ chi sau khi họ trở về nhà”, bà Hà cho biết thêm.
Theo quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Long, tỉnh hỗ trợ 6.454 người bán vé số theo mức 50.000 đồng/người/ngày (từ ngày 9.7 đến hết ngày 1.8), tương ứng số tiền hỗ trợ 1,2 triệu đồng/người. Đối với 12.250 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mức hỗ trợ từ 700.000 – 1,2 triệu đồng từ nguồn ngân sách, tùy theo thời gian ngưng việc ở từng địa phương.
Sáng 2.8: Cả nước thêm 3.201 ca Covid-19, riêng TP.HCM 1.997 bệnh nhân
Tại Sóc Trăng, hơn 6.300 người bị ảnh hưởng do hoạt động kinh doanh vé số phải tạm dừng để phòng chống dịch bệnh, cũng đã được UBND tỉnh này quyết định hỗ trợ theo mức 60.000 đồng/người/ngày, thời gian 15 ngày, với tổng số tiền hỗ trợ 5,6 tỉ đồng. Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã cơ bản hỗ trợ xong cho người bán vé số dạo.
Tại Kiên Giang, tính đến ngày 1.8, hơn 4.000 trong tổng số 7.200 người bán vé số dạo tại 12/15 huyện, thành phố trong tỉnh đã được nhận tiền hỗ trợ theo mức 1,5 triệu đồng/người, với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng. Tại Bạc Liêu, toàn bộ 4.000 người bán vé số dạo của tỉnh này đã được chi tiền hỗ trợ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, với mức hỗ trợ 750.000 đồng/người, tổng số tiền là 3 tỉ đồng. Còn theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, địa phương đã quyết định hỗ trợ 3.704 trường hợp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí trên 3,8 tỉ đồng.
Để các lao động sớm nhận được tiền hỗ trợ, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu thời gian tiếp nhận, thẩm định và ký duyệt hồ sơ từ cấp xã đến cấp huyện không quá 4 ngày làm việc phải chi hỗ trợ cho các lao động đủ điều kiện. Người lao động thuộc nhóm bị ảnh hưởng chỉ cần mang CMND đến UBND xã, phường đăng ký vào danh sách là xong, không cần làm đơn xin hỗ trợ. Theo đó, tính đến chiều 31.7, các huyện đã rà soát, tổng hợp được 38.039 lao động tự do cần được hỗ trợ, đã chi hỗ trợ 16.794 lao động với tổng số tiền gần 25,2 tỉ đồng.
Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp cũng triển khai hỗ trợ gạo cho hộ nghèo và cận nghèo toàn tỉnh với mức 15 kg/nhân khẩu. Kết quả hỗ trợ được 108.928 người, đạt 99,8%, với số tiền 24,5 tỉ đồng và hỗ trợ hơn 10.000 người bán vé số dạo ở địa phương với số tiền 14,7 tỉ đồng.
Tính đến chiều 31.7, Cần Thơ đã phê duyệt hỗ trợ cho 6.596 người bán lẻ vé số lưu động gặp khó khăn với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 7,9 tỉ đồng; trong đó đã chi trả tận nhà tiền hỗ trợ cho 6.101 người với tổng số tiền hơn 7,3 tỉ đồng. UBND TP.Cần Thơ sử dụng Quỹ Vì người nghèo để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với mức hỗ trợ dự kiến là 500.000 đồng/hộ.
Vạ vật trên đường về miền Tây vì không qua được chốt kiểm soát Covid-19
Nhiều nơi thiếu kinh phí
Theo thống kê của ngành chức năng, Kiên Giang có khoảng 215.000 người cần được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, với tổng số tiền hơn 480 tỉ đồng. Trong đó, khoảng 45.000 người là lao động tự do, bán vé số, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, thu gom rác phế liệu, chạy xe ôm… sẽ do UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ, cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương với số tiền 67,5 tỉ đồng.
Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết tỉnh đã chỉ đạo các huyện khẩn trương thống kê để sớm chi tiền hỗ trợ giúp người dân bớt khó khăn khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các nhóm đối tượng khác, các địa phương vẫn đang tiếp nhận, tổng hợp hồ sơ. Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Kiên Giang, cái khó hiện nay là các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội nên việc triển khai thực hiện chính sách gặp rất nhiều khó khăn, cá biệt có nơi công chức bộ phận chuyên môn bị cách ly do là F1, F2…
Cùng ngày, bà Nguyễn Thùy Như, Phó giám đốc phụ trách Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu, cho biết qua thống kê toàn tỉnh có khoảng 90.000 lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cần được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều huyện, thị trong tỉnh đang gặp khó khăn, không có kinh phí hỗ trợ, do đã chi hết tiền cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Sở sẽ đề xuất tỉnh sớm bổ sung kinh phí để các địa phương kịp thời chi hỗ trợ cho bà con.
Tại Long An, theo ước tính sơ bộ, toàn tỉnh có hơn 20.000 người lao động tự do sẽ được nhận hỗ trợ. Ngoài ra, 13 nhóm đối tượng khác gồm lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương; hỗ trợ tiền ăn với người phải điều trị, cách ly; hộ kinh doanh; viên chức hoạt động nghệ thuật và hướng dẫn viên du lịch… cũng cần được hỗ trợ, với tổng kinh phí từ ngân sách dự kiến khoảng 70 tỉ đồng. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến quá phức tạp và từ lúc triển khai đến nay, địa phương luôn trong tình trạng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nên việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Số đối tượng nhận được tiền hỗ trợ là không đáng kể.
Tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, tiến độ chi hỗ trợ cho bà con theo Nghị quyết 68 cũng gặp những khó khăn tương tự, nên đến nay số hộ được nhận hỗ trợ không được bao nhiêu so với kế hoạch đề ra.
Nhiều ca Covid-19 nhất miền Tây, Đồng Tháp giãn cách theo Chỉ thị 16
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 trên phạm vi toàn tỉnh trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 14/7.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, từ ngày 24/6 đến nay, tỉnh này ghi nhận 620 trường hợp dương tính nCoV, đa phần là ca nhiễm trong cộng đồng (tỉnh có ca nhiễm cao nhất ĐBSCL cho đến thời điểm này - PV).
Tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết đang nỗ lực bao vây, dập dịch tại các ổ dịch có liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc và ổ dịch mới trong công ty tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh.
Chỉ tính từ 18h ngày 11/7 đến 18h ngày 12/7, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 38 công nhân của Công ty Thuỷ sản Phát Tiến (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh) dương tính.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Cổng TTĐT UBND tỉnh
Trước đó, Đồng Tháp đã giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với TP Sa Đéc, 4 huyện: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, Cao Lãnh từ 0h ngày 11/7.
Nhận định tình hình dịch bệnh đang hết sức phức tạp, Chủ tịch UBND Đồng Tháp quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 đối với tất cả các địa phương còn lại gồm: TP Cao Lãnh, TP Hồng Ngự và các huyện: Tam Nông, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Tháp Mười trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 14/7.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc các quy định cách ly xã hội.
Ông Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu các địa phương tuyệt đối không trông chờ, phải chủ động hơn nữa, quyết liệt hơn nữa trong xây dựng phương án xử lý trong mọi tình huống, tránh bị động.
Các đơn vị địa phương, cá nhân, nhất là người đứng đầu các đơn vị phải phát huy cao độ tinh thần, trách nhiệm, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình cần linh hoạt, hiệu quả trong phòng chống dịch, khống chế kịp thời, không cho dịch lan rộng.
Đối với các doanh nghiệp, nếu không đáp ứng phương án phòng chống dịch theo nguyên tắc "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ) thì cho tạm dừng hoạt động; các cơ quan hành chính nhà nước quản lý thật chặt công chức, viên chức thuộc quyền quản lý, gương mẫu chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong. Ảnh: Cổng TTĐT UBND tỉnh
Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Quốc Phong nhấn mạnh, diễn biến dịch rất phức tạp và khó lường; các địa phương cần phải đặt yêu cầu cao hơn trong phòng, chống dịch, mỗi người trong nhiệm vụ của mình phải chủ động giải quyết mọi vấn đề, tuyệt đối không nhùng nhằng, lưỡng lự.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp yêu cầu tạm dừng hết các cuộc họp, hoạt động không cần thiết để tập trung cho công tác phòng, chống dịch...
Trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp, UBND tỉnh Vĩnh Long đã chấp thuận cho Chủ tịch UBND thị xã Bình Minh, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, từ 0h ngày 13 đến 27/7.
Theo Sở Y tế Vĩnh Long, liên quan đến ổ dịch tại Công ty Tỷ Xuân (Khu công nghiệp Hoà Phú, huyện Long Hồ), thị xã Bình Minh đã ghi nhận hơn 10 ca nhiễm trong cộng đồng.
Ngành chức năng đã truy vết được 40 F1 tại thị xã Bình Minh và hơn 300 F2.
Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm Trước giờ thực hiện giãn cách xã hội toàn TP.HCM, nhiều người dân từ TP về các tỉnh miền Tây, miền Đông đã phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19. Anh Kim Hạnh, quê Sóc Trăng, quay lại TP.HCM làm xét nghiệm để về quê sau khi không được qua chốt vào Long An sáng 8-7 - Ảnh:...