Ăn cơm nguội có thể gây ung thư: Tin đồn hay sự thực?
Mạng xã hội gần đây đang lan truyền thông tin ăn cơm nguội có thể gây nhiều tác hại, đặc biệt là có thể gây ung thư.
Thông tin này thực sự khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Để có câu trả lời chính xác cho bạn đọc, Báo Sức khoẻ & Đời sống đã trao đổi với chuyên gia về lĩnh vực này.
Hoang mang vì tin đồn ăn cơm nguội gây ung thư
Gần đây, những thông tin được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội về việc ăn cơm nguội có thể gây ung thư khiến không ít người lo lắng, băn khoăn không rõ thực hư. Cụ thể thông tin đó chia sẻ:
“Rất nhiều người vì tiết kiệm hoặc vì tiện lợi nên thường xuyên hâm nóng lại cơm nguội để ăn nhưng thực ra điều này không tốt với dạ dày. Cơm nguội đã được hâm nóng rất khó tiêu hóa, vì thế, nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ung thư dạ dày.
Thành phần chủ yếu của cơm chủ yếu là tinh bột khi tinh bột được làm nóng đến 60oC trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là ‘hồ hóa’, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, cơm nguội còn dễ gây tăng cân, gây ngộ độc, suy nhược cơ thể và có hại cho đường tiêu hóa.”…
Chị Trần Thị Kim L. ở Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội cảm thấy rất hoang mang khi được người nhà chia sẻ thông tin về việc ăn cơm nguội có thể gây ngộ độc, đặc biệt là có thể gây ung thư. Lý do là gia đình chị thường xuyên có thói quen ăn cơm nguội.
Chị L. chia sẻ: Gia đình chị có 6 người, hằng ngày, ngoài các con ăn bán trú ở trường học thì bố mẹ chồng và hai vợ chồng thường xuyên ăn cơm nguội để trong tủ lạnh.
“Do không có nhiều thời gian nên buổi tối tôi thường nấu nhiều cơm, sau đó để vào tủ lạnh, sáng hôm sau chia ra để hai vợ chồng mang đến cơ quan hâm lại ăn trưa, phần còn lại bố mẹ chồng chị cũng hâm lại ăn trưa để đỡ công nấu nướng. Khi nghe thông tin này, tôi rất lo lắng vì sợ sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng, sợ sau này có người bị ung thư thì rất khổ…”.
Ăn cơm nguội là thói quen phổ biến trong nhiều gia đình.
Còn chị Nguyễn Ngọc H. ở đường Cốm Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội cũng cho biết: Từ khi xảy ra dịch COVID-19, chị duy trì thói quen mang cơm đến cơ quan ăn trưa mà không ăn ngoài hàng quán nữa. Theo chị, như thế vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chị cũng không có thời gian nấu nướng buổi sáng mà mang cơm nguội từ tối hôm trước rồi hâm lại cho nóng.
“Nếu thực sự ăn cơm nguội gây ung thư thì tôi không ăn nữa, nhưng tôi cũng rất lo không biết có làm sao không vì mình đã ăn cơm nguội trong thời gian rất dài rồi.” – chị H. nói.
Cùng là băn khoăn đó, rất nhiều bạn đọc gửi thư đến Báo Sức khỏe & Đời sống đề nghị xin được làm rõ những thông tin trên có cơ sở khoa học hay không. Theo bạn đọc, ăn cơm nguội là thói quen phổ biến trong nhiều gia đình, vậy từ bây giờ có nên từ bỏ thói quen đó hay không?
Không có cơ sở khoa học chứng minh ăn cơm nguội gây ung thư
ThS. DS. Lê Hồng Dũng – Trưởng Khoa Hóa thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống về vấn đề này, Thạc sĩ Dược sĩ Lê Hồng Dũng – Trưởng Khoa Hóa thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, những điều nói trên về tác hại đối với sức khỏe khi ăn cơm nguội chưa có căn cứ khoa học.
Để xảy ra ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm nguội không phải vì cách làm nóng mà vì cơm đó được bảo quản không đúng cách trước khi ăn.
Do trong gạo có thể có bào tử vi khuẩn Bacillus cereus, bào tử này có thể sống sót trong cơm đã nấu chín, nếu để cơm ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng có nguy cơ bào tử vi khuẩn này phát triển thành vi khuẩn và sinh ra độc tố gây ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc của độc tố vi khuẩn Bacillus cereus là gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy 1-5 giờ sau khi ăn.
Theo ThS. DS. Lê Hồng Dũng, cơm thừa của bữa trước có thể bảo quản và dùng lại cho bữa tiếp theo nếu bảo quản và thực hiện đúng cách, ví dụ làm nóng lại bằng cách hấp hay quay lò vi sóng.
- Khi làm nóng cơm nguội cần chú ý đảm bảo cơm được làm nóng đều và đủ nước để tạo hơi nóng đủ. Ví dụ có thể thêm một ít nước đều lên cơm trước khi làm nóng bằng lò vi sóng.
- Không nên ăn cơm thừa sau khi bảo quản quá 1 ngày.
- Không nên làm nóng lại cơm nguội quá 1 lần trước khi ăn.
Vi khuẩn Bacillus cereus có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Để ăn cơm nguội đúng cách mà lại có lợi cho sức khoẻ, mời độc giả đón đọc tham khảo bài viết tiếp theo đăng tải ý kiến của TS. Phạm Hoàng Nam, chuyên gia về Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Bác sĩ chỉ mẹo ăn cơm nhiều không lo tăng cân
Ăn cơm nguội để trong tủ lạnh rồi hâm nóng giúp bạn không hấp thụ nhiều carbohydrate và calo.
Một bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia về lối sống tiết lộ mẹo nấu ăn không tốn kém có thể cắt giảm carbohydrate và calo lên đến 50%.
Bác sĩ Karan Rajan là một người nổi tiếng trên mạng xã hội với 1,4 triệu lượt theo dõi. Vị bác sĩ này hiện làm trong Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh thường xuyên đưa ra những lời khuyên về sức khỏe trên Instagram.
Mới đây, theo Mirror, bác sĩ người Anh bày tỏ sự ủng hộ việc hâm nóng các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. "Nếu bạn thích ăn cơm, đây sẽ là mẹo chế biến thực phẩm yêu thích của bạn", ông hào hứng nói.
Khi được bảo quản tốt, cơm nguội hâm nóng có tác dụng nhất định với sức khỏe. Ảnh minh họa: AI
"Với hầu hết thực phẩm chứa carbohydrate như gạo, bánh mì, mì ống, khoai tây, đậu, yến mạch, khi bạn nấu chín, cất trong tủ lạnh, sau đó hâm nóng, món ăn sẽ chứa ít calo hơn ban đầu", bác sĩ Rajan thông tin.
Khi đó, lượng tinh bột kháng trong thực phẩm tăng mạnh, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột kết. Bác sĩ Rajan chỉ ra rằng cách chế biến này có thể cắt giảm nguy cơ ung thư ruột kết và tăng cường nhu động ruột, giúp tiêu hóa thuận lợi.
Bác sĩ Rajan giải thích thêm về lợi ích của tinh bột kháng trong việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: "Tinh bột kháng làm tăng cảm giác no và giảm cơn đói vì lên men chậm hơn, từ đó tăng khả năng kiểm soát khẩu phần ăn và cân nặng". Đối với bệnh nhân tiểu đường, tinh bột kháng ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Tuy nhiên, theo Cnet, có một khả năng nhỏ việc ăn cơm thừa khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Các loại gạo đều có thể chứa bào tử của Bacillus cereus - loại vi khuẩn gây ra bệnh đường tiêu hóa với các triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Các bào tử này chịu nhiệt và không chết khi nấu chín.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm lớn phát sinh khi cơm để ngoài hơn 1 giờ - đó là lúc bào tử vi khuẩn có thể sinh sôi mạnh mẽ. Theo Food Network, nếu cơm để ngoài nhiệt độ phòng trong 2 giờ, bạn không nên ăn nữa.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), điều quan trọng là chỉ hâm nóng cơm 1 lần để tránh gây hại cho trẻ nhỏ - những đối tượng "rất dễ bị vi khuẩn tấn công".
Lời khuyên trên trang web của NHS có đoạn: "Đảm bảo cơm nguội trong vòng 1 giờ rồi cho thẳng vào tủ lạnh hoặc tủ đông. Cơm để trong tủ lạnh nên ăn trong vòng 24 giờ. Không bao giờ hâm nóng cơm quá 1 lần". Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ nới dài thời gian bảo quản cơm lên đến 4-6 ngày.
Ngoài ra, bạn cần cẩn thận không để hộp đựng thức ăn nóng vào tủ lạnh, vì điều đó có thể làm tăng nhiệt độ của các loại thực phẩm khác, ảnh hưởng tới chất lượng. Food Network khuyến nghị nên chia cơm vào các hộp đựng nhỏ để nguội nhanh hơn.
Ăn cơm nguội để qua đêm: có nên không? Nhiều người có thói quen ăn cơm nguội để qua đêm vì tiện lợi và tiết kiệm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ăn cơm nguội để qua đêm có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu những ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này. Ăn cơm nguội để qua đêm không phải...