Ăn chôm chôm, tốt cho sức khỏe
Chôm chôm chứa nhiều vitamin C, chất đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, canxi. Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm sử dụng nhiều trong công nghiệp, trong đó có dược phẩm.
Chôm chôm rất phổ biến ở Việt Nam – Ảnh: minh họa
Chất sắt của chôm chôm cần thiết cho các chức năng cơ thể, để vận chuyển ô xy từ phổi đến các mô cơ. Thiếu sắt gây bệnh thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi nghiêm trọng và chóng mặt. So với trái cây khác, chôm chôm chứa nhiều chất đồng nhất.
Tuy cơ thể cần một lượng nhỏ chất đồng nhưng khoáng chất này giúp các chức năng cơ thể hoạt động đúng cách. Thiếu hụt đồng dẫn đến thiếu máu, vỡ mạch máu, hại xương khớp, tăng cholesterol, thường xuyên viêm nhiễm và mệt mỏi mạn tính. Hơn nữa, chất đồng còn làm khỏe tóc, ngừa rụng tóc, duy trì màu tóc tự nhiên và ngừa tóc bạc sớm.
Phòng bệnh thông thường
Chôm chôm có thể chữa nhức đầu, tưa miệng ở trẻ nhỏ và chứng kiết lỵ. Để giảm đau đầu, hãy dán lá chôm chôm trên trán, sẽ làm dịu dây thần kinh và giảm nhức đầu.
Trị bệnh tiểu đường
Ăn hạt chôm có tác dụng giảm đau ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Chất sắt của chôm chôm cần thiết cho các chức năng cơ thể
Thanh nhiệt
Cắt nhỏ nạc chôm chôm, thêm ba muỗng đường, trộn đều với 100ml nước lọc, đá cục để uống như sinh tố.
Giảm mỡ thừa
Khẩu phần ăn 100gr chôm chôm chứa 2g chất xơ, ít calo. Do có nhiều nước, chôm chôm có thể giảm đói một cách đáng kể.
Video đang HOT
Loại bỏ độc tố từ thận
Một lợi ích khác của chôm chôm là loại bỏ các độc tố khỏi thận, nhờ trong chôm chôm có nhiều phốt pho. Phốt pho còn cần thiết cho sự phát triển, hiệu chỉnh và bảo dưỡng các mô và tế bào trong cơ thể.
Cải thiện chất lượng tinh trùng
Vitamin C của chôm chôm rất quan trọng đối với sức khỏe tinh trùng. Đàn ông thiếu vitamin này có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.
Chôm chôm có thể chữa nhức đầu, tưa miệng ở trẻ nhỏ và chứng kiết lỵ
Khỏe xương
Ăn chôm chôm tăng cường sức khỏe khung xương nhờ chứa nhiều canxi, phốt pho và chất sắt.
Loại bỏ các gốc tự do
Axít gallic của chôm chôm bảo vệ cơ thể tránh khói tác hại của các gốc tự do.
Ngừa bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của Trường đại học Kebangsaan, Malaysia, liên quan đến hoạt tính của chất kháng ô xy hóa và chất chống lại sự lây lan của tế bào ác tính của các loại trái cây nhiệt đới, thì hạt và vỏ chôm chôm có tác dụng giúp chống lại các bệnh ung thư khác nhau.
Làm đẹp mái tóc
Chôm chôm cải thiện sức khỏe, cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc. Nghiền nát vài lá cây chôm chôm, thêm chút nước, vắt lấy nước để thoa lên tóc, tóc bạn sẽ đẹp hơn chỉ sau vài tuần lễ.
Tốt cho da
Nhờ chứa nhiều nước nên chôm chôm giúp giữ nước cho da, để da luôn mềm mại và trơn láng.
Lưu ý khi ăn chôm chôm
Để giữ nguyên vẹn hương vị và chất dinh dưỡng, hãy ăn chôm chôm khi còn tươi.
Làm sinh tố hoặc món rau trộn với chôm chôm, thay cho trái vải. Để tăng hương vị sinh tố chôm chôm, có thể thêm chút bột quế hoặc va ni.
Ca Dao
Theo motthegioi
Rụng tóc: Tưởng đơn giản nhưng là dấu hiệu của loạt bệnh nguy hiểm
Rụng tóc nhiều không chỉ khiến tóc ngày một mỏng, thậm chí lộ da đầu gây ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Rụng tóc nhiều cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Dầu hết chúng ta đều bị rụng tóc khi tắm gội hay khi chải đầu, tạo kiểu tóc, điều này là hoàn toàn bình thường. Tính trung bình, mỗi người mất 50-100 sợi tóc một ngày và sợi tóc cũ lại được thay thế bằng những sợi tóc mới. Nhưng khi rụng tóc quá nhiều, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Bệnh tuyến giáp
Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tuyến giáp, cụ thể là suy giáp hoặc cường giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc, rụng nhiều và thưa dần.
Bệnh tim
Người bị rụng tóc ở đỉnh đầu có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn (Ảnh minh họa)
Tình trạng rụng tóc quá nhiều đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh liên quan đến tim mạch. Một báo cáo đã cho thấy rằng chứng hói đầu ở nam giới và tóc bạc sớm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim trước tuổi 40. Người bị rụng tóc vùng đỉnh đầu có tỷ lệ bệnh tim cao. Nam giới dưới 55 tuổi, bị hói ít, có nguy cơ này cao hơn 30% so với người bình thường, tỉ lệ này còn cao hơn nhiều ở người bị hói nhiều.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Đối với phụ nữ bị mắc hội chứng buồn trứng đa năng thườnggây ra mất cân bằng hormone làm cho cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ. Bệnh này thường gây tình trạng rụng tóc nhiều, trong khi lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể thì lại mọc nhiều hơn mức cần thiết.
Thiếu máu, thiếu sắt
Những người bị thiếu máu thiếu sắt thường phàn nàn rằng tóc của họ thưa và dễ gãy rụng. Trong thực tế, rụng tóc là một trong những triệu chứng nổi bật nhất và sớm nhất của thiếu sắt trong cơ thể.
Thiếu máu, thiếu sắt có thể gây nên chứng rụng tóc (Ảnh minh họa)
Quá trình nuôi tóc tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất để có một mái tóc chắc khỏe trong khi đó ở phụ nữ lại dễ thiếu hụt máu sắt do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở,... Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Rối loạn hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập, dẫn đến cơ thể hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Trong đo đăc biêt la tê bao mầm tóc bị hủy hoại dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn bình thường.
Tắc động mạch
Tắc động mạch có thể gây ra rụng tóc ở nam giới. Trong thực tế, chứng hói đầu ở đỉnh đầu của đàn ông, là một dấu hiệu phổ biến của động mạch bị tắc. Ngoài ra, nó còn có thể gây rụng lông chân.
Các bệnh lý về da đầu
Da đầu không khỏe mạnh có thể gây ra tình trạng viêm trong các nang tóc, làm cho tóc khó phát triển. Các loại nấm thường kí sinh trên các tế bào chết của tóc và dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Chúng dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng.... khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không được cải thiện dứt điểm, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn, có thể dẫn đến hói đầu.
Theo giadinhvietnam
Những sai lầm cực nguy hiểm khi ăn khoai lang vào buổi sáng cần bỏ ngay tránh rước họa vào thân Khoai lang là thực phẩm được nhiều người lựa chọn làm bữa ăn sáng. Tuy nhiên, với một số đối tượng ăn khoai lang có thể gây hại cho sức khỏe. Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu...