Ăn chơi hết mình vẫn trở thành triệu phú, hai chàng trai sở hữu công ty hàng triệu USD khi mới 19 tuổi
Hai chàng doanh nhân khá trẻ tuổi tới từ Melbourne, Úc mới chỉ tốt nghiệp trung học nhưng đã đồng sáng lập ra công ty công nghệ với giá trị hàng triệu đô la. Thậm chí còn ra mắt hai câu lạc bộ đêm hiện đại.
Fotios Tsiouklas, 19 tuổi và Alan Gokoglu, 19 tuổi là bạn thân của nhau. Hai chàng trai bước vào kinh doanh khi còn đang ngồi trên ghế trường cấp 3 sau khi Fotios Tsiouklas kiếm tiền trong các dự án công nghệ.
Họ gặp nhau lần đầu vào năm 7 tuổi. Cặp bạn bè này đã không thực sự thích nhau ngay từ ban đầu. Nhưng theo thời gian, họ dần trở thành bạn thân.
Năm 13 tuổi, Fotios bắt đầu mua mã chơi game từ một trang web và bán chúng trên eBay.
Victoria Alan Gokoglu (trái) và Fotios Tsiouklas (phải).
Thành công ban đầu, nhưng Victoria Alan Gokoglu và Fotios Tsiouklas khi đó mới 19 tuổi cũng đã khá tỉnh táo trong vấn đề đầu tư tiền của mình. Họ dồn tất cả để kiếm lợi nhuận cao nhất từ việc kinh doanh.
Hai chàng thiếu niên trẻ tuổi kiếm được 10.000 đô la (231 triệu đồng), một số tiền không thể tin được đối với một cậu học sinh.
Fotios từng sửa điện thoại hỏng và bán trên eBay và kiếm được 1000 USD/tuần (23 triệu đồng/tuần).
Năm 2015, Fotios học cách tạo các ứng dụng trên di động và bán được hơn 100 ứng dụng trên chợ ứng dụng online Flippa.com.
Các ứng dụng bán ra đã kiếm được 521.247 đô la (hơn 12 tỷ), người bạn thân nhất và là đối tác kinh doanh của anh. Alan Gokoglu trả lời trên trang Daily Mail Australia.
Tsiouklas chụp hình với hai người vui chơi tại hộp đêm Mango của Melbourne, nơi anh đang đồng sở hữu.
Video đang HOT
Năm 2018, Alan cùng Fotios tạo ra Kickspan – một công ty tiếp thị sở hữu cổng thông tin cung cấp thông tin về phát triển Web, các ứng dụng, chiến dịch truyền thông, thu thập dữ liệu, tư vấn kỹ thuật số và quản lý phương tiện truyền thông xã hội…
“ Chúng tôi làm việc không ngừng nghỉ“, Alan Gokoglu nói. Họ làm việc tối đa 14-16 tiếng/ngày, 7 ngày 1 tuần và bắt đầu từ năm 15 tuổi.
Công ty của Victoria Alan Gokoglu và Fotios Tsiouklas hiện có trị giá 2,8 triệu USD (hơn 64 tỷ đồng). Hai chàng trai này cũng đã tích lũy được 5 triệu USD (115 tỷ đồng). Cách tìm kiếm khách hàng của 2 chàng trai này là đến các câu lạc bộ đêm cao cấp.
Từ những thành công bước đầu đã giúp 2 người mở rộng văn phòng, phát triển sản phẩm mới là Apps4Brands. Hiện, Fotios đã tạm dừng học đại học để tập trung kinh doanh còn Alan đang học về kinh doanh tại Đai học Monash.
CEO sở hữu cùng lúc 3 start-up trẻ chia sẻ cách "vượt khó" mùa Covid-19: "Đừng chờ dịch bệnh qua mà hãy tận dụng lúc này để thử thách bản lĩnh của mình tới đâu!"
Trong lúc nhiều người cho rằng đây là lúc phù hợp để nghỉ ngơi hoặc lùi lại một bước chờ ngày mọi thứ ổn định trở lại thì Jason Nguyễn - chàng CEO trẻ sở hữu 3 start-up lại cho rằng bây giờ chính là thời điểm phù hợp để những người trẻ thử thách bản lĩnh và sự quyết liệt của mình.
Dù có lạc quan đến mấy thì chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn vào thực tế để thấy dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Công việc, học tập khắp nơi bị gián đoạn. Các doanh nghiệp, start-up trẻ liên tục kêu cứu vì kiệt sức khi phải gồng gánh trước áp lực cơm áo gạo tiền. Không dừng lại tại đó, rất nhiều người lao động đang đứng trước nguy cơ bị giảm thu nhập đáng kể, nghiêm trọng hơn là mất đi công việc gắn bó suốt bao năm.
Khác với suy nghĩ rằng đây là lúc để nghỉ ngơi hoặc lùi lại một bước chờ đợi thời cơ, Jason Nguyễn - chàng doanh nhân trẻ sở hữu cùng lúc 3 start-up lại đặt niềm tin vào câu nói "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Bức tranh toàn cảnh có thể đang mịt mờ, nhưng đây chính là thời điểm phù hợp để giới trẻ, đặc biệt là những người làm kinh doanh thử thách bản lĩnh và sự quyết liệt của mình.
Chân dung Jason Nguyễn - chàng doanh nhân sở hữu 3 start-up và được nhiều bạn trẻ theo dõi trên MXH nhờ những chia sẻ thú vị về kinh doanh, cuộc sống.
Tạm bỏ qua những lo âu và suy nghĩ thiếu tích cực, hãy cùng trò chuyện với Jason để hiểu hơn về góc nhìn này nhé!
Chào Jason Nguyễn, ở vị trí CEO của cùng lúc 3 start-up với định giá triệu đô, anh nhận thấy dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng thế nào đến tình hình kinh doanh của mình lẫn thị trường nói chung?
Có thể nói Covid-19 là dịch bệnh có sức tàn phá kinh khủng đến nền kinh tế toàn cầu chứ không riêng gì ở Việt Nam. Mỗi ngày trôi qua, Jason lại thấy thị trường chứng khoán lao dốc không phanh và kinh tế nói chung thì ảm đạm, gần như không có tia sáng tích cực nào. Bản thân mình hiện có 3 công ty, trong đó 1 công ty chuyên về dịch vụ, 1 công ty về trading (giao dịch) và 1 công ty về công nghệ. Vì những diễn biến phức tạp của Covid-19 mà định hướng của cả 3 đã phải thay đổi để thích nghi với bức tranh toàn cảnh. Nhờ vào sự chuyển mình hợp lý, thức thời mà tình hình các start-up vẫn tạm ổn, có thể tồn tại tốt và vẫn sinh lãi chứ không mất mát hay đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng.
Có ý kiến cho rằng những khó khăn này cũng là 1 cách để thử thách bản lĩnh của các start-up, đặc biệt là trong khoản chuyển đổi và đi tìm các giải pháp mới. Anh nghĩ gì về quan điểm trên?
Người làm kinh doanh lúc nào cũng cần phải tỉnh táo, nhạy bén và nhạy cảm trong mọi hoàn cảnh để lèo lái doanh nghiệp của mình đi đúng hướng. Nếu chỉ cứng đầu đi theo một con đường duy nhất mà không chịu khó quan sát, cảm nhận thị trường đang cần gì, thiếu gì thì sớm muộn start-up của bạn cũng sẽ "chết yểu".
Nhìn chung, đây là thời điểm người dân hạn chế chi tiêu và chỉ thật sự chú tâm vào những nhu cầu thiết thực như dinh dưỡng, sức khoẻ. Các lĩnh vực về bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm, e-commerce (thương mại điện tử) đang có xu hướng phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Đây cũng đồng thời là những nhu cầu bất tận trong lúc dịch bệnh lan nhanh. Ở góc độ của một người làm kinh doanh, Jason nhận thấy thị trường chứng khoán và bất động sản là một miếng bánh ngon, nếu bạn đang có vốn và không quá lao đao ở thời điểm này thì nên cân nhắc đầu tư.
Trong cơn bão luôn có những cơ hội, Jason mong các doanh nghiệp có bước chuyển mình nhạy bén hơn trong hoàn cảnh này. Nếu bắt được đúng "thóp" và có những đường đi nước bước kịp thời, bạn và doanh nghiệp của mình hoàn toàn có thể lội ngược dòng, tạo nên kì tích.
Chưa bao giờ người ta nói đến xu hướng chuyển đổi online nhiều như bây giờ. Thậm chí nhiều doanh nghiệp do không kịp thích ứng, thay đổi mà dẫn đến kết thúc buồn. Là 1 người thành thạo về môi trường này, anh có những kinh nghiệm nào muốn chia sẻ không?
Trước đây khi Jason đầu tư và dành nhiều thời gian cho môi trường online, nhiều người từng ngờ vực, thậm chí cho rằng mình không kém nghiêm túc khi kinh doanh. Tuy nhiên đường dài mới biết ngựa hay, 5-6 năm trước, chắc chắn không ai nghĩ xu hướng online có thể quan trọng như bây giờ. Công bằng mà nói, nó còn là phao cứu cánh cho không ít doanh nghiệp và start-up ngay lúc này.
Các bạn trẻ vẫn hay hỏi mình có nên thử không, liệu có xứng đáng để chi tiền cho mảng này, và câu trả lời của Jason luôn là càng sớm càng tốt. Chưa biết, chưa rõ thì phải học, phải tìm hiểu. Lên mạng đọc thêm tài liệu, tham gia các khoá học, nghiên cứu các model đã thành công ở nước ngoài, tìm cho mình một master rồi tầm sư học đạo.
Thích đơn giản và an toàn thì bạn có thể ở nhà... bán tạp hoá, còn làm start-up rất khốc liệt, một phút chần chừ nghĩa là đã thụt lùi so với các đối thủ ngoài kia. Lời khuyên của mình dành cho các bạn là nên nắm bắt và chuyển hướng nhanh, bắt kịp và đón đầu bất kỳ cú sốc nào của thị trường mang lại. Đừng chờ dịch bệnh qua đi mà hãy tận dụng thời gian này và chiến đấu như 1 chiến binh để xem mình bản lĩnh thế nào giữa lúc cam go, khắc nghiệt.
Ngoài những khía cạnh liên quan đến kinh doanh, anh nghĩ bài học đáng giá nhất mà những ngày tháng này dạy cho chúng ta là gì?
Bài học đáng giá nhất mà Jason có được là đứng lại để nhìn nhận xem thời gian qua mình đã chạy theo điều gì và giá trị mình mang lại ngoài kia có thật sự cần thiết không. Doanh nhân thường bị sức hút của hào nhoáng hiện tại mà quên đi việc cần nhất của khách hàng căn bản là gì.
Có người kinh doanh bình dân, đúng nhu cầu mà làm giàu. Có người kinh doanh xa xỉ, mơ hồ mà đánh mất thành quả bao năm gầy dựng. Lấy ví dụ cụ thể cô bán bánh tráng trộn trước khu phố nhà Jason. Từ một gánh hàng ọp ẹp, giờ cô đã liên kết được Grab Food, Now, Foody. Cô chú trọng bao bì đóng gói, không ngừng cải tiến chất lượng món quà vặt bình dân của mình. Ai mà nghĩ một người bán bánh tráng lề đường có thể ăn nên làm ra, nuôi con học đại học, mua được 2 chiếc xe máy cơ chứ! Nếu đem so với doanh nhân chạy ô tô tiền tỷ nhưng nợ ngân hàng vài chục tỉ thì chắc chắn cô bán bánh tráng trộn trước nhà mình vẫn hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, bài học về chi tiêu & quản lí tài chính thông minh cũng là điều mà Jason nghĩ rất quan trọng trong thời điểm này. Mình thấy nhiều bạn trẻ bình thường ăn mặc sang chảnh, đi chơi toàn chỗ đắt đỏ nhưng chỉ cần mọi thứ không còn thuận lợi như trước là họ rơi vào khủng hoảng ngay. Với người có tiền thì những ngày này chỉ như kì nghỉ dài ngày, nhưng với những người đã quen kiểu sống "có 9 ăn 10" thì thật sự là thảm hoạ. Chẳng ai biết trước được ngày mai nên hãy luôn chi tiêu thông minh, chặt chẽ để không tự dồn mình vào đường cùng nhé!
Trong thời điểm này, "work from home" là sự lựa chọn duy nhất mà chúng ta có. Với những ngày cách ly xã hội, theo anh nghĩ đâu là cách để mọi người có thể làm việc hiệu quả, không lơ là? Anh có đang áp dụng những phương pháp nào với nhân viên của mình để đảm bảo công việc không?
"Work at home" hay "work out of office" là mô hình mà Jason đã áp dụng hơn 1 năm qua cho nhân viên và cho chính bản thân. Thách thức căn bản là làm sao tạo thái độ làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm cao của mọi người đối với công việc. Khi nhân viên của bạn thật sự được giao quyền và cảm nhận được sự tin tưởng từ lãnh đạo thì chắc chắc các bạn ấy sẽ mang lại kết quả ấn tượng.
Hiện nay công nghệ 4.0 đã hỗ trợ rất nhiều cho việc làm việc nhóm online như Zoom, Facebook, Skype, Google Drive. Tất cả lịch trình, thời gian biểu, tiến độ công việc đều được chia sẻ qua thời gian thực (real time), mang lại hiệu quả đáng kể hơn việc dồn 20-30 con người trong 1 không gian nhỏ bé. Cho dù sau thời điểm dịch bệnh, Jason cũng sẽ tối ưu hình thức làm việc online này cho các công ty của mình.
Bài toán làm đau đầu không ít doanh nghiệp hiện nay đó là nên cắt giảm tiền lương trên đầu người hay cắt giảm nhân sự. Nếu chẳng may rơi vào tình huống phải này, lựa chọn của anh sẽ là gì?
Nếu công ty có vấn đề về doanh thu, chắc chắn mình sẽ bàn bạc với nhân viên cắt giảm một phần lương để cùng hỗ trợ nhau vượt khó. Dù có phải bán nhà hay vay nợ cũng phải giữ người tài. Nếu trong hoạn nạn mình bỏ người ta thì sẽ chẳng ai cùng mình tạo nên vinh quang sau này cả.
Theo anh nghĩ, điều tốt nhất mà các nhân sự có thể làm cho công ty/ doanh nghiệp của mình ở thời điểm hiện tại là gì?
Quan trọng nhất là chúng ta cần phải bình tĩnh và giữ cho mình tâm lý tích cực, tránh tình trạng quá lo lắng hoặc mất niềm tin. Tiếp theo là bản thân mỗi người phải cố gắng gấp hai, gấp ba để duy trì được công ty và cùng tìm ra lối đi mới. Cốt lõi của doanh nghiệp là con người, hãy tập trung vô nguồn lực của bạn để tồn tại và phát triển.
Trong lúc đang rảnh rỗi, hãy tiếp tục đầu tư cho định hướng tương lai của bạn, tham gia những khoá học mà bấy lâu nay chưa có thời gian để học, trao dồi kĩ năng. Chỉ có như vậy mới giúp bạn có thể gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực, chán chường và trở nên mạnh mẽ hơn sau khi tất cả những thứ này đã đi qua.
Câu hỏi cuối cùng: Một số người cho rằng kinh doanh những mặt hàng đang khan hiếm như khẩu trang, nước rửa tay với giá cao hơn bình thường cũng là một kiểu "thích ứng". Anh nghĩ gì về suy nghĩ này?
Đừng đầu cơ khẩu trang, nước rửa tay với giá trên trời và không có giấy phép. Trong kinh doanh cần có đạo lý. Phương châm của mình là tuyệt đối không chạy theo lợi nhuận mà đánh mất bản thân, làm hại cho cộng đồng. Nó có thể mang lại cho bạn lợi nhuận nhất thời trong hiện tại, nhưng thiệt hại cho cộng đồng và con người, chỉ làm cho bạn cảm giác có lỗi với thế giới sau này thôi.
Cảm ơn anh rất nhiều về cuộc trò chuyện này!
Nhật Chung/ Ảnh: Đức Minh
Ngưỡng mộ cô gái "bỏ cả thế giới" để lên đường đi du lịch trên xe bus cùng chú cún cưng Sau khi tốt nghiệp trung học, cô nàng Lexis không vào học đại học mà làm nghề nghiệp tự do để kiếm tiền, thỏa mãn niềm đam mê du lịch bất tận của mình. Lexis là một cô gái 21 tuổi cực kỳ đam mê du lịch và khám phá những điểm đến mới. Sau khi tốt nghiệp trung học, cô nàng đã...