‘Ăn chia’ 60/40 ở biển Đông với TQ: Philippines chia rẽ

Theo dõi VGT trên

Ngoài Tổng thống Duterte đang chủ trương và hào hứng khai thác chung với Trung Quốc ở biển Đông, ngay trong nội các chính quyền Manila đang có sự chia rẽ.

Trả lời kênh truyền hình ABS-CBN News hôm 28-10, Phó Tổng thống Philippines Leonor Robredo khẳng định Philippines sẽ chỉ tham gia các thỏa thuận khai thác dầu mỏ với Trung Quốc (TQ) nếu nước này công nhận chủ quyền của Philippines trên biển Đông.

“Đối với tôi, tiền đề cho việc thỏa thuận với TQ là việc nước này phải thừa nhận quyền chủ quyền và chủ quyền của chúng tôi trong các khu vực sẽ khai thác chung” – bà Robredo nói. Nữ phó tổng thống còn dẫn phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực về biển Đông vào năm 2016. “Việc chúng tôi thắng lớn ở vụ kiện trên có nghĩa là chúng tôi sẽ không tham gia hợp tác với TQ trong các khu vực nằm trong phán quyết, trừ khi TQ thừa nhận chủ quyền của chúng tôi trong khu vực” – bà Robredo phát biểu.

Cái lý của phe đối lập ông Duterte

Đây không phải lần đầu nữ phó tổng thống Philippines tấn công cấp trên của mình, đương kim Tổng tống Philippines Rodrigo Duterte. Hôm 12-9, bà Robredo đã công khai tuyên bố việc Tổng thống Duterte có ý định gạt đàm phán biển Đông sang một bên để đổi lấy thỏa thuận khai thác dầu khí với Bắc Kinh là một bước đi “thiếu trách nhiệm” và “đáng xấu hổ”.

Hồi giữa tháng 8-2019, hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Robredo kêu gọi Tổng thống Duterte phải có lập trường cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền Philippines ở biển Đông. Nữ tổng thống cho biết dân chúng Philippines lo lắng ông Duterte đang “bán mình” cho TQ. “Tổng thống Duterte đã đưa ra nhiều tuyên bố tạo cảm giác chúng ta đang ưng thuận ngầm với những gì TQ mong muốn” – bà Robredo nhận xét.

Không chỉ bà Robredo, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cũng lên tiếng khẳng định phán quyết của Tòa Trọng tài vượt lên trên thỏa hiệp giữa ông Duterte và người đồng cấp TQ Tập Cận Bình, do đó không thể gạt phán quyết sang một bên. Tương tự, hồi đầu tháng 9 Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio cũng khẳng định tổng thống Philippines không có thẩm quyền quyết định phán quyết của tòa bị bãi bỏ, bị đảo ngược hoặc bị phủ quyết.

Tờ South China Morning Post mới đây đưa ra nhận định các chủ trương bắt tay TQ của Philippines có thể làm suy yếu giá trị thực tế của phán quyết năm 2016 vốn có lợi cho Philippines. Sở dĩ phe đối lập ông Duterte khẳng định không ủng hộ “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà ông Duterte và ông Tập đang hào hứng là vì hai lý do.

Thứ nhất, phán quyết năm 2016 cho thấy Manila không cần phải khai thác chung với TQ vì các khu vực hai bên định “ăn chia” 60/40 đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Điều đó có nghĩa là không tồn tại tranh chấp, nên nếu gọi là “gác tranh chấp, cùng khai thác” chính là sập bẫy của TQ – “biến của người khác thành của chung”.

Thứ hai, ông Duterte chủ trương ăn chia 60/40 và cho rằng có lợi với Manila – đó là quan điểm sai lầm. Nếu việc hợp tác thành hiện thực, tạm chưa bàn đến việc ông Duterte có khả năng vi hiến (vì vượt thẩm quyền cho phép nước ngoài vào EEZ khai thác tài nguyên) thì khả năng tiếp theo là TQ sẽ lấn tới và chiếm các vùng biển của Philippines. Hậu quả là ngư dân lẫn các lực lượng chấp pháp của Manila bị đẩy ra khỏi khu vực.

'Ăn chia' 60/40 ở biển Đông với TQ: Philippines chia rẽ - Hình 1

Video đang HOT

Tổng thống Rodrigo Duterte (trái) và Phó Tổng thống Leonor Robredo đang có những mâu thuẫn về chủ trương hợp tác với Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh: RAPPLER

Hai tâm thế khác nhau ở Philippines

Trái ngược với quan điểm của Phó Tổng thống Philippines Leonor Robredo và các chính trị gia khác, cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. lại cho rằng thỏa thuận “ăn chia” 60/40 của TQ và Philippines trên biển Đông là “công bằng”. Vị quan chức này lý giải vì TQ sẽ chịu trách nhiệm thăm dò và xây dựng cơ sở hạ tầng, vì thế Manila sẽ có lợi khi TQ phải chịu phần lớn chi phí, theo tờ Inquirer.

Quan điểm này trùng khớp với những phát ngôn trước đây của Tổng thống Duterte. Với con số 60 được hưởng, ông Duterte cho rằng đây là một chương trình làm ăn có lời. Trong khi đó, theo vị tổng thống này, Philippines không thể chống lại các ý đồ hung hăng của TQ. Thậm chí ông lo ngại nếu xung đột xảy ra thì Philippines chịu thiệt hại nặng.

Bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, khó khăn nhất của bất cứ chính phủ nào (…) Chiến tranh không phải là phương tiện duy nhất để khẳng định các quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình. Các nước láng giềng của chúng ta, Việt Nam và Indonesia, đã nhiều lần chứng minh điều đó.

Phó Tổng thống LEONOR ROBREDO hôm 13-9 phản bác việc ông Duterte lo ngại chiến tranh nếu không hợp tác với TQ

Giới quan sát cho rằng ông Duterte và đồng minh đã “sập bẫy” tâm lý của TQ. Việc Bắc Kinh hoàn thành việc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo, triển khai quân chiếm đóng bãi cạn Scarborough, quân sự hóa các đảo nhân tạo, triển khai lực lượng tàu chiến vây quanh một số thực tế do Philippines kiểm soát, đưa tàu hải cảnh và dân quân biển vào các vùng biển thuộc chủ quyền Philippines,… đã khiến ông Duterte cho rằng “không thể ngăn cản ông Tập nếu ông ấy muốn” và tốt hơn nên bắt tay ăn chia với Bắc Kinh.

Trong khi đó, phe đối lập cho rằng phán quyết của tòa năm 2016, quan hệ đồng minh với Mỹ và tình thế bất lợi đối với TQ nếu Bắc Kinh gây chiến chính là những lý do Manila không nên tự dọa mình bằng chiến tranh. Thế nên Philippines cần dựa vào ASEAN, đồng minh, đối tác để đưa biển Đông – vốn liên quan lợi ích nhiều quốc gia – ra dư luận quốc tế.

Việc huy động sức mạnh tập thể vào Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) cũng là một cách tiếp cận hiệu quả nếu Philippines có cùng lập trường thượng tôn pháp luật: Tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và thúc đẩy quá trình công nhận phán quyết của tòa năm 2016.

COC phải bao gồm phán quyết 2016

'Ăn chia' 60/40 ở biển Đông với TQ: Philippines chia rẽ - Hình 2

Cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 28-10 nói với hãng tin Rappler rằng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) phải bao hàm phán quyết của Tòa Trọng tài 2016 để đảm bảo bộ quy tắc này thượng tôn pháp luật. “Phán quyết của tòa án ở Hague về vụ Philippines (kiện TQ) ở biển Đông phải là một phần của bộ quy tắc (COC). Chúng ta không thể thúc đẩy thượng tôn pháp luật nếu chúng ta lờ phán quyết” – ông Del Rosario nói.

Phát biểu của ông Del Rosario diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ 35 của ASEAN diễn ra tại Thái Lan từ ngày 31-10 và kéo dài bốn ngày.

HOÀNG PHÚ – ĐẠI THẮNG

Theo PLO

Philippines tố cáo Trung Quốc trì hoãn ký COC để xây dựng căn cứ ở đảo Scarborough

Đây là nhận định của cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio được Phil Star đăng tải ngày 28-10, theo đó cho rằng việc ký COC sẽ được Trung Quốc thực hiện sau khi xây dựng xong căn cứ ở Scarborough.

Cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio nhấn mạnh, Bắc Kinh từ lâu đã trì hoãn việc thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) vì vẫn chưa thực hiện được động thái cải tạo nào trên bãi Scarborough (mà Philippines gọi là Panatag còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).

Từ đó, ông Carpio đặt câu hỏi rằng sự thật nào tồn tại đằng sau tuyên bố trước đó của Trung Quốc, rằng họ muốn COC sẽ được ký kết vào năm 2022, vào đúng thời điểm Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình.

Philippines tố cáo Trung Quốc trì hoãn ký COC để xây dựng căn cứ ở đảo Scarborough - Hình 1

Bãi cạn Scarborough nhìn từ trên cao. Ảnh: AMTI

Chia sẻ tại một diễn đàn diễn ra ở Học viện ADR Stratbase tại thành phố Makati, ông Carpio cho rằng, Trung Quốc đã lên kế hoạch cải tạo bãi Scarborough vào đầu năm 2016 khi Bắc Kinh cử tàu nạo vét đến khu vực ngoài khơi bờ biển tỉnh Zambales của Philippines.

Bắc Kinh sau đó đã tạm dừng động thái này, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng cảnh cáo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng sẽ có các biện pháp nếu Bắc Kinh cải tạo bãi cạn này.

"Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng hòn đảo và họ sẽ đặt mục tiêu cải tạo bãi cạn Scarborough, nơi có đặc điểm thủy triều cao từ nay cho đến trước khi ký kết COC vào khoảng năm 2022", ông Carpio nhận định.

Ông nhấn mạnh, việc xây dựng một căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông và nước này sẽ chỉ dừng lại sau khi mục tiêu tại Scarborough được hoàn tất.

Cũng theo cựu Phó Chánh án này, những tuyên bố của Tổng thống Philippines Duterte rằng không thể làm gì để ngăn Trung Quốc cải tạo bãi Scarborough "thực chất là động thái bật đèn xanh" để Bắc Kinh làm như vậy.

"Điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Duterte sẽ không cử Hải quân hay Không quân Philippines hay thậm chí là không có sự kháng cự nào nếu Trung Quốc có xây dựng trên bãi cạn Scarborough", ông Carpio suy đoán.

Philippines tố cáo Trung Quốc trì hoãn ký COC để xây dựng căn cứ ở đảo Scarborough - Hình 2

Cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio. Ảnh: Phil Star

Từ đó, ông đồng thời trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc đồng ý ký COC vào năm 2022. Thực chất, Trung Quốc sẽ phải cải tạo bãi cạn Scarborough trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Duterte kết thúc vào năm 2020.

Lý do vì Trung Quốc sẽ không chắc liệu chính quyền tiếp theo của Phillipines có cách tiếp cận tương tự như chính quyền đương nhiệm trong vấn đề Biển Tây Philippines (cách gọi Biển Đông của Philippines) hay không.

"Sau khi Trung Quốc hoàn thành xây dựng căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough, Trung Quốc sẽ tuyên bố sẵn sàng ký COC", ông Carpio nhận xét.

Vào thời điểm ASEAN và Trung Quốc ký kết COC, sẽ không có việc xây dựng các đảo mới ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Bắc Kinh sẽ thiết lập các công trình trên bãi cạn Scarborough.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng các cấu trúc trên "3 hòn đảo nhân tạo" mà nước này bất chấp luật pháp quốc tế để tạo nên trên đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi.

Lam Ninh (Theo Phil Star)

Theo cand.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm
09:54:50 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024

Tin mới nhất

Sức khỏe của Tổng thống Paraguay Santiago Pena ổn định trở lại

15:21:22 19/11/2024
Ngay trước khi nhập viện, Tổng thống Pea đã viết trên mạng xã hội rằng ông và những người đồng cấp đã thảo luận về những thách thức toàn cầu, đồng thời chia sẻ hình ảnh ông ngồi cùng các nhà lãnh đạo của Qatar và Nigeria.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất chi 100 tỷ USD cho viện trợ thảm họa khẩn cấp

14:20:19 19/11/2024
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết Quốc hội Mỹ sẽ đánh giá yêu cầu của ông Biden, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo hỗ trợ cho các nạn nhân và những người bị ảnh hưởng vì thiên tai.

Bitcoin: Ván cược lớn của MicroStrategy

14:18:59 19/11/2024
Hồ sơ cho thấy MicroStrategy đã bán 13,6 triệu cổ phiếu ra thị trường trong tuần kết thúc vào ngày 17/11. Đây là một phần của chương trình trị giá 21 tỷ USD, cho phép các ngân hàng đối tác của công ty tạo ra cổ phiếu để bán ra thị trườn...

Giá khí đốt tăng cao: Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế châu Âu năm 2025

14:17:16 19/11/2024
Đặc biệt, việc cân bằng giữa nhu cầu năng lượng ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn như giảm phát thải khí nhà kính, đang trở thành bài toán nan giải cho toàn khu vực.

ECB: Rủi ro tăng trưởng kinh tế lấn át mối lo lạm phát

14:14:36 19/11/2024
Một số nhà phân tích lo ngại nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại nghiêm trọng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc so với giai đoạn 2018-2019, gây hậu quả cho châu Âu và kích động các biện pháp đáp tr...

Israel tiếp tục không kích trung tâm thủ đô Beirut

14:13:00 19/11/2024
Khu vực bị tấn công gần tòa nhà Quốc hội, một số đại sứ quán và trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Liban. Theo Bộ Y tế nước này, cuộc tấn công đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 31 người bị thương.

Ukraine và NATO tiến tới thành lập tổ chức chung đầu tiên

14:10:30 19/11/2024
Thứ trưởng Klochko nhấn mạnh rằng JATEC sẽ giúp Ukraine hội nhập vào cấu trúc NATO, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giữa hai bên và góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực phòng thủ của cả Ukraine và NATO.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lựa chọn Bộ trưởng Giao thông Vận tải

13:47:17 19/11/2024
Các quy định này cắt giảm 50% giới hạn khí thải từ ống xả vào năm 2032, so với mức năm 2026, và thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô chế tạo nhiều xe điện hơn.

Liban và Hezbollah đồng ý với đề xuất ngừng bắn của Mỹ

13:45:25 19/11/2024
Hezbollah, nhóm vũ trang thân Iran, đã ủy quyền cho đồng minh lâu năm là Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri đứng ra đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường của Nga

13:43:30 19/11/2024
Bên cạnh đó, hãng KCNA cũng cho biết một phái đoàn từ một học viện quân sự của Nga cũng đã đến thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về chuyến thăm.

Trung Quốc: Nhiều học sinh bị thương do bị ô tô tông

13:41:43 19/11/2024
Vụ việc xảy ra vào khoảng 8h sáng nay theo giờ địa phương khi nhóm học sinh trên đang trên đường đến trường tiểu học Vĩnh An (Yong an) ở thành phố Thường Đức (Changde), tỉnh Hồ Nam.

Khả năng đáp trả Israel của Iran sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ

13:39:17 19/11/2024
Các nhà lãnh đạo Iran sẽ phải quyết định cách thức và thời điểm phản ứng trước hành động này, nhưng vấn đề trở đã nên phức tạp hơn trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.

Có thể bạn quan tâm

Chỉ vì rán cá không đánh vảy, ông thông gia và con rể bắt taxi giữa đêm để trả con gái tôi về "nơi sản xuất"

Góc tâm tình

15:24:25 19/11/2024
Nếu cho tôi làm lại, tôi sẽ dạy dỗ con gái mình kĩ càng hơn, nhất là trong cái khoản nhìn người sao cho nó chuẩn để sau này lấy chồng mới thì lấy cái thằng nó tử tế hơn!

Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam

Tv show

15:23:42 19/11/2024
Trên sân khấu chương trình Bài hát của chúng ta , Thu Minh quăng chiếc mâm đạo cụ trước mặt diva Thanh Lam khiến khán giả cho rằng, cô thiếu tôn trọng, hỗn láo với đàn chị.

Báo động tình trạng của Rosé (BLACKPINK)

Sao châu á

15:21:02 19/11/2024
Nhiều người hâm mộ tỏ ra lo lắng cho Rosé. Fan sợ rằng cô ăn kiêng quá đà, tham công tiếc việc khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

4 mỹ nhân Việt đăng quang tại đấu trường nhan sắc quốc tế

Sao việt

15:17:39 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Nguyễn Phương Khánh là 4 người đẹp Việt Nam đã giành vương miện tại những cuộc thi sắc đẹp lớn và danh giá trên thế giới.

Tình trường của "mỹ nhân Hollywood" Anne Hathaway

Sao âu mỹ

15:12:46 19/11/2024
Mặc dù nổi tiếng là kín tiếng về chuyện tình cảm, lịch sử hẹn hò của Anne Hathaway vẫn có dấu vết của những anh chàng nóng bỏng và sành điệu.

Văn Anh mong khán giả không kỳ thị tình yêu đồng giới trong showbiz Việt

Phim việt

15:10:11 19/11/2024
Khai thác chủ đề tình yêu đồng giới của showbiz trong phim Tiểu tam không có lỗi? , diễn viên Văn Anh, Trâm Anh và Kim Nhã hy vọng khán giả không nên kỳ thị.

Bom tấn cày cuốc quá hay, ra mắt một tháng đã có cả triệu game thủ max cấp, hàng trăm nghìn người chơi

Mọt game

15:04:01 19/11/2024
Tựa game này đang ngày càng chứng minh được sức hút và mức phổ biến mạnh mẽ của mình. Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Throne and Liberty - tựa game vừa ra mắt cách đây một tháng.

Hạ Long xác định 7 khu vực đảo hoang sơ và bãi tắm dành cho phân khúc khách tỷ phú, siêu sang

Du lịch

14:55:31 19/11/2024
Khu du lịch Hạ Long xác định 7 khu vực đảo hoang sơ và bãi tắm dành cho phân khúc khách tỷ phú, siêu sang thuộc 1% dân số thế giới.

1 mỹ nhân hạng A gây sốc vì thẳng tay đánh bạn diễn, còn hả hê tuyên bố "kẻ bị tôi đánh giờ đã tâm thần"

Hậu trường phim

14:49:07 19/11/2024
Theo Sohu, giới giải trí Đài Loan, Trung Quốc có không ít nghệ sĩ tính cách kỳ quái, trong đó phải kể đến Địch Oanh, ngôi sao Bao Thanh Thiên với những câu chuyện đánh đập đồng nghiệp khiến ai cũng sợ hãi, phẫn nộ.

15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!

Nhạc việt

14:42:16 19/11/2024
Mất không đến nửa thập kỷ để từ 1 rapper bị đánh giá thấp tại King of Rap trở thành sao hạng A, HIEUTHUHAI là hình mẫu thành công tràn đầy cảm hứng.

Gắn nhạc chia tay trong đám cưới của chính mình, vợ 1 nam diễn viên bị hứng chỉ trích

Netizen

14:01:08 19/11/2024
Sau khi tổ chức đám hỏi, cặp đôi Tuấn Mõ (Tuấn Anh, SN 1996) và Ỉn Cheng (Võ Thị Thu Trang, sinh năm 1994) đã làm lễ rước dâu và đám cưới tại quê nhà.