Ăn chay cho nhẹ dạ, ăn chay vì… thèm rau
Xưa nay xứ cù lao huyện Phú Tân, An Giang được mệnh danh là ‘ vùng đất Phật’ của miền Tây. Dân vùng này 10 nhà đã có 9 nhà ăn chay quanh năm.
Cận cảnh những món chay ngon nức bụng
Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn của dân xứ đạo, lễ Vu lan, tháng giêng, người dân ăn chay có khi kéo dài cả tháng. Nhiều nơi còn mở bếp nấu cơm tặng bà con về dự lễ, viếng chùa theo lệ.
Cách Phú Tân không xa là vùng Bảy Núi, huyện Tịnh Biên, đến đây du khách dễ dàng thấy từng đoàn áo lam, áo chàm đi một hàng dài 20 – 30 người hành hương quanh các ngọn núi, chắc chắn họ ăn chay.
Thậm chí trong túi xách lúc nào cũng có keo chao, keo muối tiêu, bịch dưa mắm…, đi tới đâu đói bụng giở ra ăn ngay chỗ đó. Khách hành hương có cả cụ ông, cụ bà tuổi ngoài 70, thân hình gầy gò, vậy mà họ leo núi Cấm (ngọn núi cao nhất trong Bảy Núi) khỏe re.
Khách ăn cơm chay tự chọn vì thích ăn rau
Đâu chỉ có vậy, ngày nay người dân miền Tây quê tôi từ công chức đến sinh viên, người lao động, người già, người trẻ… thích ăn chay cho thanh đạm, vì ngán thịt cá, để ăn được nhiều rau xanh hơn.
Ăn chay thành xu hướng “xanh hóa” bữa cơm trưa văn phòng nhạt nhẽo của mình vốn chỉ có vài miếng cá, vài lát thịt, mấy cọng rau cho qua bữa.
Mọi người bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, với đĩa cơm trưa chất lượng đầy rau và “full toping”.
Video đang HOT
Vì thế những quán chay tự chọn mọc lên nhiều, khách chen chân cũng đông, nhất là giờ cao điểm tan tầm ban trưa 11h và chiều 17h. Vào dịp đặc biệt, khách ăn nhộn nhịp đông đúc cả ngày lẫn đêm.
Không đâu xa, trung tâm TP Long Xuyên có nhiều quán buffet chay tự chọn thực đơn lên đến 20 món gồm mặn, chiên, xào, luộc, canh, mắm… hội tụ nhìn thôi đã thèm.
Chưa kể thực khách muốn ăn bao nhiêu tùy ý chọn xếp lên đĩa, miễn rằng ăn hết, nếu để thừa đồ ăn phải trả “tiền phạt” gấp 3 lần.
Ngoài rau xanh thì có rất nhiều món phong phú để thực khách lựa chọn đặt lên đĩa
Một đĩa cơm chay tự chọn có giá dao động 17.000 – 20.000 đồng, mỗi năm tăng giá 1.000 đồng, chứ không tăng giá theo thời điểm. Tầm 9h sáng, quán đã lên món trong các khay đầy đặn, kể sơ sơ có món luộc, chiên, xào, kho.
Trong món luộc có 5-7 loại rau như: cải thìa, đọt bầu, đọt lang, bắp cải thảo, cải xoong, dưa leo, đậu bắp. Món xào có: cà tím, ngó sen, đậu đũa, nấm rơm, bắp non, củ cải. Món chiên gồm: sườn non, tàu hũ, dồi trường, cá cơm…
Nước chấm và món mặn cũng có đủ cả dưa mắm trộn tỏi ớt, tương đậu nành và mắm tương được chế biến lại vừa vị, thơm sả ớt. Món canh được thay đổi theo ngày từ các loại rau củ như: bí đỏ, mướp, bầu, bồ ngót, mồng tơi…
Món mắm chay, dưa muối, mắm ruột ăn rất bắt cơm
Kinh nghiệm của người ăn chay thường xuyên phải ăn lượng chất xơ nhiều hơn để no lâu hơn, món chiên xào mỗi thứ một ít, món mặn giúp kích thích vị giác.
Khi lần đầu đi ăn cơm chay tự chọn, một số người sẽ hơi “choáng” vì nhìn thấy ai ai cũng chất đầy đĩa to với hàng chục topping. Nhìn đĩa cơm vun cao lên như ngọn núi đầy ắp rau phát thèm.
Một nhóm bạn trẻ với bữa cơm trưa đầy ắp rau
Cũng là cơm chay mà hơi là lạ so với đĩa cơm chay mọi người thường ăn vội trên đường xa, hay lúc đang cheo leo trên đỉnh núi Cấm, chỉ thấy đĩa cơm trắng nhạt cùng hai miếng tàu hũ chiên cộng với mấy miếng cải muối (mặn muốn bệnh)… Ăn kiểu “có chi dùng nấy”.
Ăn chay để cho nhẹ dạ hay ăn chay vì… thèm rau. Sao cũng được, miễn là mỗi bữa sáng trưa chiều tối, ai cũng hào hứng với đĩa cơm mình tự chọn bày ra trước mặt và thảnh thơi ngồi gắp cả “núi” rau xanh để vào miệng ngon lành, vừa bụng.
Hoàng Nguyên Vũ gay gắt phản đối món tiết canh chay: "Nhân danh làm gì cho mệt"
Không đồng tình với quan điểm làm thực phẩm chay nhưng đặt tên, nhào nặn giống với hình thù đồ ăn mặn. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ khẳng định sẽ kiên quyết tẩy chay đến cùng.
Những năm trở lại đây, ăn chay trở nên phổ biến và đa dạng các hình thức. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, nhiều người chọn ăn chay vì tốt cho sức khỏe, bảo vệ môi trường hay chỉ đơn giản là vì sở thích cá nhân. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số người, việc thương mại hóa thực phẩm chay rồi chế biến gần giống đồ ăn mặn là điều không nên. Thậm chí, nhiều diễn đàn còn lên án điều này một cách khá gay gắt.
Mới đây, Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ thẳng thắn đưa ra quan điểm về chủ đề này. Anh cho rằng, những người hàng ngày tụng kinh nhưng thâm tâm lại nghĩ về đồ mặn thì tu hành không có ý nghĩa gì. Đặc biệt, khi chứng kiến món tiết canh chay xuất hiện tại một ngôi chùa. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cảm thấy ghê sợ vì những thứ phàm trần lại được chính người tu hành sử dụng. Cuối chia sẻ, anh tuyên bố chắc nịch: "Những đồ chay mà nặn cho giống đồ mặn, làm y như đồ mặn, tôi xin tẩy chay đến cùng"
Nguyên chia sẻ của Hoàng Nguyên Vũ:
Tôi từng đến một chùa nọ và nhìn thấy trên bàn món "tiết canh chay". Bình thường, đây là món gây sợ với tôi vì tôi vốn sợ màu máu sống; chưa kể đến chuyện bao nhiêu ca ngộ độc giun sán từ món này.
Nay, chốn cửa Phật, ở cái nơi lòng tâm dạ tĩnh, lại choé lên cái màu của sát sinh, tôi thực sự thấy sợ. Chẳng hiểu sao các thầy đã đi tu, các Phật tử đã quy y hướng Phật mà lòng vẫn nghĩ đến những thứ phàm trần gây sợ đến như vậy?
Thi thoảng, bạn bè rủ tôi đi ăn chay một bữa. Những cỗ chay người ta bày biện trên bàn ăn, nào là "cá lóc kho tộ", "sườn ram mặn", "Lẩu cá kèo", rồi "thịt kho hột vịt"., "hủ tiếu bò kho", "bò xào lúc lắc", "gỏi ngó sen tôm thịt".., ở nhà hàng chay H.Đ (đường Phan Liêm, Quận 1), tôi tá hoả. Nhà hàng rộng rãi, sang trọng, các anh chị quần là áo lượt đi ăn chay, nói cười ồn ã như ngoài chợ. Các cô các anh phục vụ nơi đây thì mặt tênh nghếch, thi thoảng cáu giận sân si, vậy là có đủ "duyên không lành" để chẳng bao giờ tôi hứa hẹn đến đây lần nữa.
Có lần tôi hỏi thầy, ăn chay rồi mà cứ nặn thành hình cá, hình thịt, hình những thứ được làm bởi những sinh linh thì có nên không, thầy bảo, "không nên". Thầy bảo thế thôi, chứ nhiều thầy khác thì vẫn nấu vẫn nặn thế mỗi ngày;
Mà các thầy không nấu, không nặn thì có các nhà cung cấp thực phẩm chay nấu hộ, nặn hộ. Đó, Â. Lạc với đủ thứ thập loại chúng sinh hồn vía trên đời, cá thịt ê hề, cái gì là cái không được nặn ra từ món chay đâu. Mà cá thì giống cá như đúc, ăn còn thấy tanh tanh vị cá; thịt thì thơm cứ như được nấu thịt thật từ một đầu bếp khéo tay. Thật thật giả giả lẫn lộn, không biết đâu mà lần cả.
Nhưng có cái này thì không lẫn lộn: Hoặc là ăn mặn luôn đi; hoặc chay thì chay hẳn, chứ miệng chay mà lòng thì mặn, cũng có bằng không. Ăn đậu mà cứ nghĩ là ăn cá, ăn bột mà cứ nghĩ ăn thịt, thế thì thà bỏ cá bỏ thịt luôn vào miệng mà nhai mà nuốt cho rồi đi chứ nhân danh làm gì cho mệt?
Một khi lòng còn vương vấn những dư vị hồng trần thì dù có ăn gì cũng hồng trần bay lượn. Nó đến từ trong tâm. Đi tu suy cho cùng là tu tâm, mà tâm không tu nổi thì đi tu làm cái gì? Miệng cứ lẩm bẩm câu kinh lời tụng làm cái gì chứ?
Phía dưới bài viết, nhiều cư dân mạng tranh luận với quan điểm của Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ. Chị Lê Hường viết: "Thôi thì cứ chay, cứ thanh tịnh từ trong tâm. Gặp chuyện giúp ai được thì giúp. Hướng thiện mỗi ngày, không cần đi chùa cũng k cần ăn chay". Góc nhìn có phần thoáng và nhẹ nhàng hơn, chị Tí Nị nói bản không quan trọng về hình thức của đồ ăn chay: "Thực sự thấy rất bình thường thôi, vì ta giả những đồ mặn để những món chay thêm phong phú và bắt mắt, chỉ là tên gọi, miễn sao ta ko sát sanh tạo nghiệp là được". Tài khoản V.V được nhiều Netizen ủng hộ khi bày tỏ suy nghĩ của mình: "Quan điểm về việc ăn chay của từng người rất khác nhau. Mình ăn chay chỉ đơn giản là bớt sát sinh, hồi hướng công Đức, vậy thôi!"
Bên cạnh đó, không ít CĐM "chê" món tiết canh chay xuất hiện nơi cửa chùa là khá phản cảm. Có thể đặt tên món ăn khác nhẹ nhàng, phù hợp hơn.
Choáng ngợp với nhiều điểm đến ở miền Tây, khách ùn ùn đến Nhiều điểm du lịch ở miền Tây đã thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong ngày nghỉ lễ. Trong 2 ngày 30/4 và 1/5 tại các tỉnh miền tây, điển hình nhất là Khu Du lịch Cáp treo Núi Sam nổi tiếng ở TP Châu Đốc, tỉnh An Giang luôn mở cửa 24/24 giờ để đón hàng ngàn...