Ăn chân giò hầm để tủ lạnh 1 tuần, người đàn ông bị ngộ độc nghiêm trọng suýt mất mạng
Ông Vương sống ở Thành Đông, Hàng Châu, Trung Quốc vừa thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” mà thủ phạm chính là món móng lợn hầm cất trong tủ lạnh.
Ông Vương đã ăn món móng lợn hầm để trong tủ lạnh một thời gian dài. Ngày hôm đó sau khi ăn xong, ông Vương bắt đầu cảm thấy khó chịu, bụng đầy hơi, rất nhanh sau đó bắt đầu bị tiêu chảy, sốt, nhiệt độ cơ thể tăng 39 độ C. Một ngày đi vệ sinh 10 lần, khiến ông không chịu nổi, ông được người thân đưa đến bệnh viện gần nhà, nhưng vẫn không ngừng tiêu chảy.
Người đàn ông suýt mất mạng do ăn món chân giò hầm để nhiều ngày trong tủ lạnh
Hơn nữa, tình hình ngày càng nghiêm trọng. Trong thời gian ngắn, ông Vương đã bị sốc và có biểu hiện tổn thương các cơ quan như gan, thận, hô hấp,… Ông Vương ngay lập tức được đưa đến Khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Thiệu Dật Phu thuộc Đại học y khoa Chiết Giang. May mắn thay, bác sĩ Cao Kiến Bình, phó Khoa cấp cứu đã chỉ đạo nhóm điều trị nỗ lực hết sức để cấp cứu cho ông Vương.
Sau khi truyền nước, chống sốc, chống nhiễm trùng và một số phương pháp điều trị khác, tính mạng của ông Vương đã được bảo toàn. Các triệu chứng đã được cải thiện, số lượng tiêu chảy đã giảm và thể lực đã dần hồi phục
Bác sĩ Cao Kiến Bình, phó Khoa cấp cứu tại Bệnh viện Thiệu Dật Phu
Bác sĩ Cao Kiến Bình cho biết thêm về một trường hợp, có một cô gái trẻ ở Hàng Châu đã ăn rất nhiều xúc xích và giăm bông để trong tủ lạnh, kết quả cũng bị sốc, suy đa tạng, sau 1 tiếng cấp cứu, vẫn không cứu được tính mạng của cô gái.
Tiêu chảy do thực phẩm thường rất phổ biến trong mùa hè, bác sĩ cảnh báo tủ lạnh không phải là “nơi an toàn” nhất
Vào mùa hè, khi nhiệt độ cao, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm. Bác sĩ Phan Khổng Hàn, Khoa y học chuyên sâu tại Bệnh viện Thiệu Dật Phu cho biết, vào mùa hè nhiệt độ cao, thực phẩm rất dễ bị biến chất, sản sinh vi khuẩn. Nếu thức ăn để qua đêm không được nấu chín hoặc hâm nóng ở nhiệt độ cao rất dễ gây nhiễm trùng đường ruột và tiêu chảy.
Video đang HOT
Những mầm bệnh và độc tố này không chỉ gây tổn thương cho ruột mà còn xâm nhập vào máu, gây ra các biến chứng toàn thân nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hệ thống và thậm chí là sốc. Do đó mọi người nên nhớ rằng, tủ lạnh không phải là nơi an toàn nhất.
Bác sĩ Phan Khổng Hàn cho biết, tủ lạnh không phải là nơi an toàn nhất.
Thực phẩm nấu chín được để trong tủ lạnh trong một thời gian dài, nó cũng sẽ biến chất. Trường hợp của ông Vương đã cảnh báo cho tất cả mọi người. Ông đã ăn thực phẩm trong tủ lạnh đã được lưu trữ nhiều ngày. Ông nghĩ rằng thực phẩm nấu chín được để trong tủ lạnh là an toàn có thể lấy ra ăn ngay, nào ngờ dẫn đến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng, suýt nữa mất mạng.
Ngoài ra, bác sĩ Cao Kiến Bình nói thêm, rất nhiều mầm bệnh gây tiêu chảy có thể lây lan thông qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm, có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và khó chịu ở vùng bụng. Các mầm bệnh bao gồm virus, vi khuẩn và động vật nguyên sinh, các loại virus như norovirus, rotavirus… Các vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus,…
Nhiễm trùng đường ruột dễ bị tiêu chảy nhiều nước, kèm theo đau bụng và trướng bụng. Bình thường bị tiêu chảy do nhiễm virus là phổ biến, nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn thường thấy ở những bệnh nhân nặng. Tiêu chảy do truyền nhiễm dễ xảy ra trong gia đình hoặc theo nhóm, cảnh báo mọi người phải chú ý nghiêm ngặt đến vệ sinh thực phẩm.
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Giữ hoa quả ở ngăn riêng biệt
Rau củ quả mới mua về nên bỏ những phần hư, rửa sạch, để ráo hoặc dùng khăn, giấy lau khô. Sau đó cho vào hộp đựng hoặc bọc kỹ bằng màng bọc thực phẩm. Hơi ẩm và lạnh trong tủ lạnh dễ khiến rau củ mau hư nếu không được cất giữ khô ráo.
Trữ thịt, cá tươi sống trong túi, hộp kín
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh cần phải để trong hộp kín
Thịt, cá tươi sống gây mùi, là môi trường để vi khuẩn phát triển nên cần bảo quản cẩn thận để giữ độ tươi và an toàn cho sức khỏe người ăn. Quy tắc đầu tiên là nên tách biệt giữa thực phẩm sống và chín. Những loại thịt, cá sống nên được cho vào hộp kín hoặc túi sau khi rửa sạch, để ráo nước. Nếu đồ sống được mua dùng lâu dài, bạn nên chia sẵn thực phẩm thành các phần thịt, cá nhỏ, đủ cho một bữa ăn, bảo quản trong ngăn đông.
Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh
Việc chất kín các hộp đựng thức ăn, sống, chín lẫn lộn trong tủ lạnh khiến thực phẩm mau hư. Không khí, hơi lạnh trong tủ không có chỗ lưu thông dẫn đến tình trạng chênh lệch nhiệt độ. Thực phẩm lưu trữ trong môi trường không đủ lạnh dễ hư, thối, biến chất, ảnh hưởng đến độ ngon và sức khỏe. Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý, vừa phải, mỗi loại một ngăn riêng biệt, chừa chỗ cho khí lạnh trong tủ lưu thông đồng đều.
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Giữ tủ lạnh luôn sạch, thoáng là cách tốt nhất để hạn chế vi khuẩn phát sinh. Nên vệ sinh toàn bộ tủ bằng cách lấy hết thực phẩm ra ngoài, rã đông tủ, dùng khăn mềm lau sạch tủ từ trong ra ngoài. Các ngăn tủ, khay nhựa, khay đựng đá nên vệ sinh kỹ lưỡng bằng dung dịch xà phòng, rửa sạch, để ráo rồi mới lắp lại vào tủ.
"Trẻ em mắc hội chứng hiếm nghi liên quan Covid-19 cần nhập viện ngay"
Các bác sĩ cảnh báo rằng, những đứa trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ, một biến chứng nguy hiểm liên quan đến Covid-19 cần phải nhập viện ngay lập tức.
Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) không có các triệu chứng thường gặp khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và chủ yếu có các dấu hiệu như đau dạ dày, nôn, sốt và có thể là phát ban, các chuyên gia cho biết trong cuộc họp vào ngày 19/5 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tổ chức.
Ảnh minh họa: Getty
Theo các chuyên gia, nhiều trẻ em mắc hội chứng MIS-C bị tổn thương tim và cần được điều trị ngay lập tức. Hội chứng này có liên quan tới Covid-19 mặc dù ban đầu nhiều trẻ em có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và không có triệu chứng nhiễm virus.
Hội chứng MIS-C chủ yếu xuất hiện từ 4 đến 6 tuần sau khi một trẻ em mắc Covid-19 và ảnh hưởng đến hầu hết trẻ em hoàn toàn khỏe mạnh trước đó. CDC đã đưa ra cảnh báo các bác sĩ nhi khoa nên lưu ý các trường hợp này. Ít nhất 20 tiểu bang tại Mỹ và bang Washington đang điều tra các ca được xác nhận hoặc nghi nhiễm hội chứng này.
"Điều đáng báo động là trong những trường hợp này, khoảng một nửa số trẻ em bị viêm động mạch vành. Những đứa trẻ này trước đây hoàn toàn khỏe mạnh, vì vậy tôi nghĩ rằng vấn đề này là do hội chứng MIS-C gây ra, đây có thể là kết quả của một phản ứng miễn dịch bị trì hoãn do virus SARS-CoV-2", Tiến sĩ James Schneider, Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe nhi khoa tại mạng lưới chăm Northwell Health, New York cho biết trong cuộc họp.
"Bất kỳ đứa trẻ nào có triệu chứng sốt, đau bụng, phát ban hoặc viêm kết mạc cần được đưa tới bác sĩ nhi khoa ngay lập tức", Tiến sĩ Schneider khuyến cáo.
"Hơn một nửa trong số 33 trẻ em được điều trị hội chứng MIS-C tại Northwell Health vào tháng 4 và tháng 5 đã có một số rối loạn chức năng tim. Chúng cần sự chăm sóc y tế đặc biệt", ông Schneider nói.
Tiến sĩ Nicholas Rister, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Cook Children ở Fort Worth, Texas cho biết ông đã kiểm tra vài trẻ em với một loạt các triệu chứng.
"Một số đứa trẻ có tình trạng rất tồi tệ. Cơ thể các em đau nhức và sau đó bị sưng, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân, thậm chí là ở miệng".
"Mối quan tâm lớn nhất bây giờ là những đứa trẻ mắc MIS-C bị viêm xung quanh tim, khiến các bác sĩ ban đầu cho rằng hội chứng này là một bệnh hiếm gặp được gọi là Kawasaki (bệnh viêm mạch máu cấp tính)", ông Rister nói trong cuộc họp.
Tiến sĩ Michael Levin của Đại học Hoàng gia ở London, người đã điều trị cho một số bệnh nhân đầu tiên mắc hội chứng MIS-C ở Anh cho biết, cha mẹ thường ngần ngại đưa con vào viện nhưng họ nên làm việc này càng sớm càng tốt.
Kết quả xét nghiệm máu sẽ nhanh chóng cho biết kết quả về hội chứng MIS-C. Các xét nghiệm về viêm và tổn thương tim cũng sẽ cho thấy bệnh nhân có đang gặp nguy hiểm và cần nhập viện hay không.
Theo Tiến sĩ Levin, phần lớn trẻ em có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 ban đầu, tuy nhiên, những lần xét nghiệm sau đó cho thấy có thể các em đã từng bị nhiễm virus./.
Các triệu chứng Lupus ban đỏ 'thầm lặng' bạn không nên bỏ qua Bệnh tự miễn dịch này rất khó chẩn đoán vì nó khá giống rất nhiều bệnh khác. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh lupus này, có lẽ đã đến lúc tìm đến vị bác sỹ của mình. Các triệu chứng Lupus ban đỏ thầm lặng bạn không nên bỏ qua. Ảnh The Healthy Theo trang The Healthy, việc sốt, ớn lạnh,...