Ăn cay để trị bệnh
Nhiều người cho rằng, thường xuyên ăn thức ăn cay nồng sẽ làm cơ thể bị “ nóng”. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ các món ăn này ở một liều lượng vừa phải, bạn sẽ thu lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Ngừa ung thư
Chất capsaicin trong ớt được chứng minh là đạt hiệu quả trong việc chống lại các bệnh ung thư. Thực nghiệm trên chuột được tiêu thụ nhiều capsaicin cho thấy, chất này có khả năng kích hoạt các thụ thể tế bào trong thành ruột tạo ra một phản ứng làm giảm nguy cơ tấn công của các khối u.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, capsaicin có thể kìm hãm sự tăng trưởng của khối u ung thư hiệu quả nếu được tiêu thụ trong thời gian dài (khoảng 8 trái ớt/tuần). Trong một nghiên cứu, khoảng 80% các tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở chuột đã bị giết bởi capsaicin, trong khi khối u được điều trị đã giảm xuống còn khoảng 1/5 kích thước các khối u không được điều trị.
Giảm cân
Bạn có thể giảm cân bằng cách ăn thức ăn cay nồng vì nó khiến bạn no lâu, đồng thời còn sinh nhiệt tạm thời để đốt cháy lượng mỡ thừa trong biểu mô và mỡ máu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các loại thực phẩm cay nồng có thể tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể lên tới 5%, kích thích cơ thể đốt cháy chất béo lên đến 16%.
Chất capsaicin có trong thức ăn cay nồng có thể giúp giảm đau bằng cách làm suy giảm hoạt chất P – một thành phần hóa học của tế bào thần kinh truyền tín hiệu đau lên não. Đây là lý do tại sao chất capsaicin được sử dụng trong các loại kem giảm đau tại chỗ hiện nay.
Một nghiên cứu được thực hiện trên những bệnh nhân có những cơn đau dai dẳng do vết thương gây ra, hầu hết các triệu chứng đau đớn của các bệnh nhân đều giảm xuống đến 80% sau khi sử dụng kem giảm đau tại chỗ có chứa capsaicin (nồng độ cao 8%)
Video đang HOT
Nếu điều trị tại chỗ với 0,025% (nồng độ thấp), kem capsaicin cũng có tác dụng làm giảm đau do viêm xương khớp rất tốt sau hai tuần điều trị.
Ngoài ớt, một số loại thực phẩm cay nồng khác mà bạn nên đưa vào thực đơn mỗi ngày gồm:
Quế: Gia vị này có thể giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời cũng có tác dụng đối với việc điều hòa lượng đường huyết, giảm cholesterol xấu và chất triglycerides, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Tiêu đen: Chất piperine trong hạt tiêu đen không chỉ tạo hương vị cay nồng cho món ăn mà còn ngăn chặn sự hình thành của chất béo. Khi được kết hợp với capsaicin và những chất khác, chất piperine có thể đốt cháy lượng mỡ thừa tương đương 20 phút đi bộ.
Mù tạt:Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mù tạt có khả năng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể đến 25%, có nghĩa là bạn sẽ đốt cháy calo thừa một cách hiệu quả hơn khi dùng mù tạt.
Gừng: Gừng cũng là loại thực phẩm có khả năng sinh nhiệt, kháng viêm và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, gừng cũng có thể kìm hãm sự thèm ăn, giúp bạn kiểm soát trọng lượng tốt hơn.
Khi nào không nên ăn thức ăn cay nồng?
Mặc dù các món ăn cay nồng cho bạn cảm giác ngon miệng và có ích cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn nên hạn chế tiêu thụ chúng vào buổi tối vì nó có thể làm bạn khó tiêu và khó ngủ. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do sự ảnh hưởng của chất capsaicin tác động lên sự thay đổi nhiệt lượng trong cơ thể, từ đó khiến bạn tỉnh táo và khó ngủ hơn.
Ngoài ra, những người có bệnh về bao tử cũng không nên ăn nhiều thức ăn cay nồng vì có thể gây kích ứng dạ dày, khiến bệnh nặng hơn.
Theo articles.mercola.com
8 lợi ích tuyệt vời của trái thơm
Thơm (dứa) là thực phẩm quen thuộc trong nhiều món ăn và thức uống. Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên giúp chữa lành vết thương, hỗ trợ tiêu hóa.
Nhờ nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, thơm là loại trái cây có thể ăn tươi hoặc chế biến thành thức uống tốt cho sức khỏe. Bổ sung thơm vào thực đơn hàng tuần có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh sau:
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trái thơm là nguồn cung cấp tự nhiên nhiều hỗn hợp vitamin khác nhau. Trong đó, vitamin A, C, B1 và B6 cùng với phospho, kali và chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa luôn ổn định và khỏe mạnh.
2. Ngăn ngừa huyết khối
Thơm có thành phần chống đông máu tự nhiên, thường xuyên ăn hoặc uống nước ép thơm có thể ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong cơ thể.
3. Điều trị cảm cúm
Với thành phần vitamin C dồi dào, thơm giúp cơ thể chống lại triệu chứng cảm cúm. Ngoài ra, trong thơm còn có bromelain - một hợp chất giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng và ngực, điều trị ho hiệu quả.
4. Giúp xương chắc khỏe
Thơm còn tốt cho xương nhờ giàu magie, dưỡng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Chỉ cần một chén nhỏ thơm có thể cung cấp hơn 60% nhu cầu magie hàng ngày.
5. Giảm triệu chứng viêm khớp
Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên, giúp chữa lành vết thương, làm giảm các tình trạng đau nhức xương khớp.
6. Giảm cân
Giàu năng lượng lại ít calo, thơm có thể dùng làm món tráng miệng hay thức ăn vặt mà không sợ tăng cân. Ngoài ra, nguồn chất xơ dồi dào trong thơm cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón và tăng cường sự trao đổi chất.
7. Giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng
Thơm giúp bảo vệ mắt khỏi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng nhờ vào thành phần beta-carotene và vitamin A. Beta-carotene cũng giúp mắt làm quen với sự thay đổi ánh sáng nhanh hơn.
8. Vệ sinh răng miệng
Ngoài vitamin và khoáng chất, thành phần axit có trong thơm cũng tốt cho răng miệng giúp làm sạch hơi thở và mảng bám trên răng.
Tuy quả thơm nhiều công dụng nhưng người có bệnh về bao tử, phụ nữ mang thai những tháng đầu, người có tiền sử dị ứng nên hạn chế ăn thơm. Ngoài ra, thơm có thể gây rát lưỡi, nên sau khi gọt có thể ngâm nước muối loãng 5-10 phút, vừa giúp tránh rát lưỡi vừa đem lại vị ngọt cho thơm.
Theo beautyandtips.com
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường Đái tháo đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa, hoại chi và các bệnh tim mạch. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bệnh tiểu đường như do di truyền, béo phì, lối sống ít vận động... Sử dụng những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường....