Ăn canh không đúng hại sức khỏe
Canh là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Nhưng ăn canh thế nào mới là đúng? Nếu không ăn đúng cách thậm chí còn gây nguy hại tới sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn cơm chan canh
Khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm được ngâm mềm đi ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Do thức ăn được nuốt không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, lâu ngày gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Video đang HOT
Hầm canh quá lâu
Một cuộc thí nghiệm cho thấy, nếu bạn ninh các thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt bò trong 6 tiếng đồng hồ, dù món canh trông rất ngon nhưng hàm lượng protein chỉ còn 6-15%, 85% còn lại được lưu giữ trong cặn canh. Điều đó có nghĩa là, dù hầm canh trong thời gian dài thì dinh dưỡng của thịt cũng không hoàn toàn được tiết ra nước canh. Vì vậy tốt nhất nên sử dụng lượng thịt thích hợp sau khi ăn canh.
Ăn canh ngay khi vừa nấu
Nhiều người có thói quen uống nước canh vừa được nấu chín dù chúng còn rất nóng. Tuy nhiên vòm họng, thực quản hoặc niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu đựng độ nóng ở khoảng 60 độ, nếu vượt qua mức độ này sẽ làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày thậm chí hệ thống đường tiêu hóa, vì vậy bạn chỉ nên uống nước canh ở dưới 50 độ là thích hợp nhất.
SKDS
Tách được các virus HIV khỏi tế bào người
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra phương pháp tách virus HIV/AIDS khỏi tế bào người mà không làm tổn hại đến tế bào đó, mở ra hy vọng về hướng điều trị triệt để cho căn bệnh thế kỷ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: temple.edu)
Theo nghiên cứu công bố trên ấn phẩm của Viện Khoa học quốc gia Mỹ số ra ngày 21/7, các chuyên gia đến từ trường Y thuộc Đại học Temple đã thành công tách tế bào nhiễm HIV trong tế bào con người bằng cách sử dụng một phối hợp enzyme cắt DNA gọi là "nuclease" cùng axít ribonucleic hướng dẫn (gRNA) để truy tìm và tiêu diệt các DNA nhiễm HIV.
Các gRNA sẽ dẫn đường vào khu vực kiểm soát gien gọi là các đoạn dài lặp lại (LTR) ở hai đầu của hệ gene HIV.
Các nuclease sẽ theo đó tấn công vào các LTR và cắt đi 9.709 nucleotide (thành phần của DNA và RNA), bao gồm cả hệ gene HIV. Sau đó, các tế bào có thể tự chữa lành và hàn gắn lại các đầu của hệ gene, tái tạo lại những tế bào khỏe mạnh không nhiễm virus HIV.
Mặc dù phương pháp điều trị hiện nay có thể giúp kéo dài đáng kể thời gian sống của bệnh nhân HIV/AIDS, nó không thể hoàn toàn loại bỏ virus HIV khỏi cơ thể người bệnh.
Giáo sư Wenhui Hu, một tác giả của nghiên cứu, cho biết để có thể chữa khỏi căn bệnh thế kỷ cần phải tìm được phương pháp tách bỏ hoàn toàn hệ gene HIV khỏi tế bào chủ.
Kamel Khalili, Giáo sư chủ nhiệm Khoa Thần kinh tại Đại học Temple tuyên bố đây là một phát hiện chấn động và nhóm nghiên cứu đang đi đúng hướng.
Phương pháp này đã được kiểm nghiệm thành công ở một số loại tế bào khác nhau và nhóm nghiên cứu cho rằng có thể ứng dụng trong tiêu diệt nhiều loại virus khác.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thừa nhận rằng phương pháp mới này vẫn cần nghiên cứu sâu hơn trước khi áp dụng trên cơ thể người.
Theo Vietnam
6 lý do nên ăn giá đỗ thường xuyên Giá đỗ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó thậm chí còn là thức ăn tốt nhất mà bạn nên thêm vào trong chế độ ăn hàng ngày. 1. Giàu chất xơ Giá đỗ chứa nhiều chất xơ và thực phẩm này sẽ giúp bạn loại bỏ tất cả chất béo và độc tố tích tụ trong cơ thể một...