Ăn cam đừng vội vứt vỏ đi, sấy khô cho vào ruột gối bạn sẽ nhận được 4 tác dụng kì diệu
Nghiên cứu Đông y cho thấy, nếu dùng vỏ cam phơi khô, để một ít vào trong ruột gối, khi ngủ cùng với gối vỏ cam sẽ nhận được rất nhiều lợi ích.
Quả cam là loại trái cây được nhiều người ưa thích, nhưng khi ăn cam mọi người thường vứt bỏ vỏ cam. Vỏ cam là một báu vật, nó có rất nhiều công dụng kỳ diệu đối với sức khỏe.
Bài viết dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng Vương Tư Lộ, Giám đốc Hiệp hội Dinh dưỡng Sức khỏe Thủ đô (Bắc Kinh, Trung Quốc), chia sẻ về tác dụng của gối vỏ cam.
Nghiên cứu Đông y cho thấy, nếu dùng vỏ cam phơi khô, để một ít vào trong ruột gối, khi ngủ cùng với gối vỏ cam này sẽ làm cho toàn bộ tâm trí được thư giãn, thả lỏng tinh thần và hỗ trợ khai thông các huyết quản.
Vỏ cam khô làm ruột gối đem lại những tác dụng kì diệu
Vỏ cam khô làm ruột gối có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe
1. Phòng nhồi máu não
Gối vỏ cam khô có thể tăng tốc lưu thông máu trong não người, tránh lão hóa và cứng mạch máu, có tác dụng phòng ngừa nhất định đối với nhồi máu não ở người. Ngoài ra, vỏ cam cũng có tác dụng chống viêm và khử trùng nhất định. Mọi người thường sử dụng nó để làm gối, điều này cũng có thể làm giảm tác hại của một số virus đối với tế bào con người.
2. Thanh nhiệt trừ hỏa, hạ huyết áp
Đông y cho rằng, gối vỏ cam còn có tác dụng giải nhiệt và chống viêm. Đối với những người có nhiệt lượng tích lũy trong cơ thể quá cao, gây nóng trong, phương pháp này mang lại những tác dụng ngay tức thì. Sử dụng ruột gối kiểu này trong thời gian dài còn có thể làm, giảm các bệnh bốc hỏa phát sinh. Người cao huyết áp rất nên dùng thử vì hiệu quả có thể cảm nhận được trong thời gian sử dụng.
3. Làm dịu thần kinh và giúp ngủ ngon
Video đang HOT
Gôid vỏ cam khô có tác dụng làm giảm chứng suy nhược thần kinh
Làm dịu và an thần là một tác dụng quan trọng của gối vỏ cam. Có rất nhiều dầu dễ bay hơi tự nhiên trong vỏ cam, thậm chí còn tỏa ra mùi thơm hơn sau khi làm gối, thông quan hơi thở để dầu đi vào cơ thể, từ đó giúp điều chỉnh và làm dịu các dây thần kinh, đồng thời có tác dụng tốt đối với chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh.
4. Hỗ trợ điều trị bệnh đau cổ vai gáy
Sử dụng chiếc gối hình tròn có vỏ cam ở bên trong sẽ giúp định hình lại đường cong tự nhiên của vùng cổ vai gáy, từ đó có tác dụng khôi phục lại trạng thái hoạt động ban đầu của các bộ phận này. Có tác dụng giảm đau nhanh chóng đối với người mắc bệnh.
Gối hình trụ còn có thể hỗ trợ giống như là việc mát xa xoa bóp vùng cổ vai gáy, giảm nhẹ áp lực của đốt sống cổ. Khi sử dụng loại ruột gối này sẽ giúp bạn cải thiện chứng đau mỏi rõ ràng hơn.
Hướng dẫn cách làm ruột gối
Sau khi ăn xong cam quýt, bạn giữ lại phần vỏ, phơi khô hoặc sấy khô, tốt nhất là để trên tờ giấy trắng và phơi bằng ánh nắng mặt trời. Khi khô được khoảng 1 nửa thì dùng dao hoặc kéo cắt thành sợi nhỏ. Sau khi thái sợi, tiếp tục phơi cho đến khi khô hẳn, không còn hơi ẩm. Lúc này, bạn có thể dùng 1 ít cho vào ruột gối và sử dụng hàng ngày.
Một số bài thuốc khác từ vỏ cam
Chống say tàu xe: Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, bóp vỏ cam để mùi hương xịt vào lỗ mũi, cầm vỏ cam ngửi bất cứ lúc nào trên xe, điều này có thể ngăn ngừa chứng say tàu xe hiệu quả.
Điều trị ho: Sử dụng 5 gram vỏ cam khô, cho một lượng nhỏ gừng và đường nâu vào cốc nước khi còn nóng, uống thay trà, có tác dụng làm giảm đờm và ho.
Vỏ cam tốt tương đương với rất nhiều loại thuốc
Chữa hôi miệng: Vỏ cam là một bài thuốc hay giúp bạn đánh bại hơi thở có mùi nhanh chóng và tiện lợi. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần luộc vỏ cam, cắt miếng nhỏ và ăn như món ăn vặt. Tinh dầu trong vỏ cam giúp làm sạch miệng hiệu quả đồng thời giữ cho răng trắng, khỏe, tránh các mảng bám gây ra bệnh viêm nướu.
Chữa dạ dày: Lấy 3 gram vỏ cam khô, 6 gram gừng, một chút đường nâu. Cho vào nồi với 2 bát nước đầy, đun còn 1 bát. Sau khi đun, thêm chút đường nâu và uống.
Chữa khàn giọng: 20 gram vỏ cam, 2 quả lê. Lê sau khi rửa sạch ép lấy nước. Cho vỏ cam vào nước lê, chưng cách thuỷ, ngày uống 3 lần chữa viêm thanh quản cấp tính, khàn tiếng rất tốt.
Chán ăn, khó tiêu: 3 gram vỏ cam khô, 10 quả táo tàu đỏ. Tất cả cho vào cái bát con, đổ nước đun sôi vào, rồi uống trước bữa ăn 10 phút sẽ chữa triệu chứng mất cảm giác ngon miệng, điều trị chứng khó tiêu.
Nhiều người trẻ bị đột quỵ, vì sao?
Các thống kê ở Việt Nam lẫn thế giới cho thấy số ca đột quỵ ở người trẻ tuổi gia tăng, nguyên nhân lớn nhất là do lối sống hiện đại
Cách đây ít ngày, cựu tuyển thủ bóng đá Việt Nam Phan Quý Hoàng Lâm đột ngột qua đời ở tuổi 36 do đột quỵ. Đáng cảnh báo là thời gian gần đây, các bệnh viện (BV) đã tiếp nhận không ít ca đột quỵ ở người trẻ.
Xu hướng chung
Cách đây vài ngày, BV Đa khoa tỉnh Cần Thơ vừa cứu sống một người đàn ông 42 tuổi bị vỡ túi phình động mạch não, gây đột quỵ thể xuất huyết não, ngưng tim, ngưng thở. Tại BV Gia An 115 cũng vừa cứu kịp bệnh nhân H.N.T (35 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) bị nhồi máu não đỉnh thái dương. Một người đàn ông trẻ tuổi khác cũng đã được các bác sĩ (BS) của BV Thống Nhất (TP HCM) cứu sống cách đây không lâu. "Bệnh nhân mới 39 tuổi, có yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá rất nhiều. Bệnh nhân bị đột quỵ do huyết khối gây tắc mạch" - BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Thống Nhất, kể lại.
Hiện nay, trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ, cứ 45 giây thì có 3 người bị; trong 6 người đột quỵ thì có 1 người tử vong, 2 người bị biến chứng. Trước đây, đột quỵ là vấn đề của người lớn tuổi, ít nhất trên 55 tuổi, thậm chí trên 60-65 tuổi mới có nguy cơ. Tuy nhiên những năm gần đây, khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ. Đột quỵ ở người trẻ đang tăng gần 50% trong hơn 10 năm qua.
Theo TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP HCM, hiện nay những cái chết bất ngờ ở tuổi từ 35 đến 40 vì đột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuổi 40-45 chiếm hơn 1/3 các ca đột quỵ, bởi nhóm tuổi này thường hội đủ các yếu tố nguy cơ, thói quen xấu: stress cao độ, lạm dụng rượu bia, nghiện thuốc lá... Qua nghiên cứu hơn 1.600 ca đột quỵ đến BV S.I.S Cần Thơ, những yếu tố nguy cơ được ghi nhận nhiều nhất là cao huyết áp, béo phì, cholesterol cao, bệnh lý tim mạch, hút thuốc lá...
Các quốc gia khác trên thế giới cũng đối mặt với tình trạng tương tự. Thống kê của Hiệp hội Đột quỵ quốc gia Mỹ cuối năm 2019 cho thấy đột quỵ não đang gia tăng ở những người trẻ tuổi, với 15% các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên. Trong vòng 1 thập kỷ qua, số thanh niên ở Mỹ nhập viện do đột quỵ tăng 44%.
Một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn bảo đảm dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ đột quỵ. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Do bệnh lý lẫn lối sống
BS Nguyễn Đức Vũ, Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn (TP HCM), cho biết đột quỵ ở người trẻ thường do 2 nhóm nguyên nhân: bệnh lý bẩm sinh và lối sống.
Trong nhóm bệnh lý bẩm sinh, nguyên nhân chủ yếu đến từ các dị dạng ở mạch máu não như túi phình động mạch não. Thường bệnh nhân không biết mình bị vấn đề này cho đến khi tai biến xảy ra. Các dị dạng này như một "quả bom nổ chậm", có thể gây đột quỵ ở bất cứ độ tuổi nào. "Biểu hiện thường thấy nhất ở người bị dị dạng mạch máu não là những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, không rõ nguyên nhân. Vì vậy, nếu có triệu chứng này thì phải đi khám; sau khi loại trừ các nguyên nhân thông thường hơn ví dụ như viêm xoang, BS sẽ tính đến việc cho bệnh nhân chụp mạch máu não để kiểm tra" - BS Nguyễn Đức Vũ cho biết.
Nguyên nhân lớn nhất khiến số ca đột quỵ gia tăng ở người trẻ vẫn là do lối sống. Theo BS chuyên khoa II Dương Duy Trang, Trưởng Khoa Nội tim mạch - Tim mạch can thiệp BV Gia An 115, thường gặp nhất là việc sử dụng nhiều thuốc lá, tiếp đó là dùng quá nhiều rượu bia. Chưa kể cuộc sống hiện đại, mức độ stress cũng cao hơn, làm tăng tần suất mắc bệnh đột quỵ ở các bệnh nhân trẻ hơn.
BS Trương Quang Anh Vũ cho biết ông từng khám cho nhiều người trẻ có các yếu tố nguy cơ xảy ra đột quỵ sớm. Phổ biến nhất là rối loạn lipid máu (còn được gọi là mỡ máu, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao), cao huyết áp, tiểu đường; ngoài ra là người có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc nhiều, lạm dụng rượu, béo phì, lối sống kém vận động...
Rối loạn lipid máu đang có xu hướng gia tăng. "Tình trạng này tạo lập các mảng xơ vữa bám dọc lòng mạch máu, gây hẹp lòng mạch máu, làm giảm lượng máu đến nuôi các cơ quan. Xơ vữa động mạch ở não làm hẹp lòng động mạch, giảm máu nuôi nhu mô não. Mảng xơ vữa có thể bong ra hoặc tạo lập huyết khối trên mảng xơ vữa làm tắc động mạch gây đột quỵ thể nhồi máu não. Mảng xơ vữa làm giảm độ bền thành mạch, có thể vỡ mạch máu não gây đột quỵ thể xuất huyết não" - BS Trương Quang Anh Vũ giải thích.
Đột quỵ do tắm đêm
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, tình huống đột quỵ, trụy tim do tắm đêm thường là vì mới bắt đầu tắm đã dội nước trực tiếp lên đầu, gây thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến hiện tượng co mạch ở vùng đầu. Nhẹ thì người tắm sẽ cảm thấy nhức đầu, choáng, nhiễm lạnh gây bệnh hô hấp. Nếu người đó có sẵn các bệnh lý nền như cao huyết áp, các bệnh tim mạch khác thì có thể đột quỵ, trụy tim.
Vì vậy, nếu tắm đêm, dù là thanh niên khỏe mạnh vẫn nên tắm nước ấm, nhà tắm kín gió, làm ướt người từ từ, từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với nhiệt độ, tắm xong phải làm khô người, đầu tóc, mặc quần áo đủ ấm rồi mới ra khỏi nhà tắm. Nếu đã là người có bệnh tim mạch thì tốt nhất không tắm đêm.
Tập thể dục và ăn uống điều độ
Theo BS Trương Quang Anh Vũ, lối sống lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ đột quỵ. Một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, giảm muối, giảm mỡ; tập thể dục thường xuyên; giữ cân nặng phù hợp; bỏ thuốc lá, hạn chế rượu; tuân thủ khuyến cáo của BS, điều trị rối loạn lipid máu, cao huyết áp... nếu có.
BS Nguyễn Đức Vũ nhấn mạnh lối sống năng vận động không chỉ là tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, mà cần tận dụng tất cả các hoạt động trong ngày. Không nên ngồi làm việc liên tục quá lâu, ngồi khoảng 1 giờ thì phải đứng dậy đi lại; tranh thủ vận động cơ thể tại chỗ như duỗi chân tay; hạn chế dùng thang máy mà hãy thay thế bằng đi cầu thang bộ.
Trên 45 tuổi tránh xa 3 loại thực phẩm, không làm 2 việc để giúp sống thọ Hiện tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu não ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Do đó cần phải có biện pháp để ngăn ngừa. Bà Dương ở Trùng Khánh (Trung Quốc), 53 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp 8 năm. Để kiểm soát tình trạng bệnh, bà thường ra ngoài tập thể dục với bạn bè, kiên...