Ăn các món này với nhau sẽ đem đến lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Mỗi loại thực phẩm lại có những dưỡng chất đem lại lợi ích riêng cho sức khỏe của chúng ta.
Nhưng có một số món ăn, khi kết hợp với nhau, các chất dinh dưỡng trong chúng sẽ hòa quyện hoàn hảo để phát huy toàn bộ các công dụng có lợi, giúp cơ thể con người khỏe mạnh và tràn đầy sức sống hơn bộn phần đấy. Bạn có muốn biết đó là những cách kết hợp gì để cải thiện sức khỏe cho bản thân và gia đình? Cùng amthuc365 tìm hiểu nhé.
1. Táo và Socola đen – món tráng miệng bổ dưỡng không ngờ
Chất quercetin có trong táo và catechin có trong socola đen có thể cùng nhau làm tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích hoạt động của não, cải thiện tim mạch máu và giảm nguy cơ ung thư. Việc kết hợp hai nguyên liệu này vừa đem đến món tráng miệng hấp dẫn, vừa bảo vệ sức khỏe tim mạch cực kỳ hiệu quả, vậy tội gì mà không thử thôi?
Táo và socola đen có thể cải thiện sức khỏe tim mạch tuyệt vời
2. Bột yến mạch và Nước cam vắt – có lợi cho hệ tiêu hóa
Bột yến mạch và nước cam là những nguồn phenol tuyệt vời. Kết hợp hai món này với nhau sẽ giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa và làm sạch cơ thể khỏi các chất thải và chất độc vô cùng tốt đấy.
Yến mạch và nước cam mới vắt giúp cải thiện hệ tiêu hóa
3. Cà chua và Gan
Việc cơ thể thiếu chất sắt có thể dẫn đến sự khó chịu, mệt mỏi mãn tính; làm tốc độ trao đổi chất giảm và gây ra các vấn đề về tim và mạch máu. Gan là thực phẩm bổ sung chất sắt hiệu quả, tuy nhiên, chất sắt có trong gan không thể được hấp thụ đầy đủ nếu không có vitamin C. Vì thế, ăn cà chua kèm với các món gan chính là một lựa chọn thông minh!
Cà chua giúp hỗ trợ bổ sung chất sắt trong gan
4. Rau mùi tây và Chanh vàng
Chất sắt có trong rau mùi tây có tác dụng giúp cải thiện sự hấp thụ vitamin C vào máu. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sự trao đổi chất, vì thế nó rất quan trọng với cơ thể. Ăn kèm một chút chanh vàng với rau mùi tây sẽ giúp cơ thể bổ sung vitamin C hiệu quả hơn nhé.
Mùi tây hỗ trợ hấp thụ vitamin C trong chanh vàng
5. Rau củ và Sữa chua – combo tự nhiên tốt cho sức khỏe
Hãy chọn loại sữa chua tự nhiên không chứa thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc đường. Những loại sữa chua đó rất giàu canxi, có thể cải thiện chức năng dạ dày và bình thường hóa hệ vi sinh đường ruột. Kết hợp chúng với các loại rau, ví dụ như cà rốt hoặc cần tây, sẽ cung cấp một nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, các chất xơ trong rau cũng hỗ trợ hấp thu canxi hiệu quả.
Rau củ và sữa chua là combo giàu canxi, vitamin có lợi cho cơ thể
6. Quả bơ và Rau bina – cực có lợi cho bệnh dạ dày
Rau bina có chứa vitamin A và lutein, trong bơ có chất béo thực vật, các chất này khi kết hợp với nhau sẽ đem lại lợi ích sức khỏe đáng kể. Đặc biệt, combo tuyệt vời này sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bạn một cách thần kỳ, vì thế nếu bạn có bệnh dạ dày thì đây chính là lựa chọn hoàn hảo.
Bơ và rau bina là sự kết hợp tuyệt vời cho người bị bệnh dạ dày
7. Trà xanh và Chanh vàng
Uống trà xanh với chanh là một cách tuyệt vời để làm dịu cơn khát và bổ sung năng lượng. Trà xanh chứa catechin, giúp tăng tuổi thọ và cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Chanh vàng không chỉ giúp trà thơm hơn, mà vitamin C có trong chanh còn đẩy mạnh các công dụng tuyệt vời của trà lên đến cực điểm, vô cùng tốt cho sức khỏe đấy nhé.
Video đang HOT
Chanh xanh đẩy mạnh công dụng của trà xanh để cơ thể tiếp thu hiệu quả hơn
8. Cà chua và Dầu ô liu – cách ăn ưa thích của người Ý
Đa số người Ý rất thích cách kết hợp tuyệt vời này, và họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vô cùng thấp. Đó là do chất lycopene có trong cà chua giúp cải thiện tim và mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và chống hình thành các khối u ác tính. Khi được tiêu thụ cùng với chất béo trong dầu ô liu, lycopene có cơ hội được cơ thể hấp thụ tốt hơn. Chẳng trách sao mà người Ý luôn khỏe mạnh như vậy!
Cách ăn ưa thích của người Ý giúp bảo vệ tim mạch tuyệt vời
9. Thịt và Lá hương thảo
Thịt là một nguồn protein quan trọng, nhưng chỉ khi được nấu nướng một cách chuẩn khoa học mà thôi. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nướng hoặc chiên thịt có thể dẫn đến sự hình thành các hợp chất gây ung thư. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn thèm thuồng các món thịt nướng chiên, hãy ngâm thịt với hương thảo trước khi nấu nhé. Các dưỡng chất trong hương thảo có thể ngăn ngừa quá trình hình thành chất gây ung thư trong thịt khi nướng mà!
Lá hương thảo giúp kiềm chế các chất gây ung thư sản sinh từ thịt
Bạn có còn biết cách kết hợp thức ăn thần kỳ nào khác? Nếu có, nhớ chia sẻ cho chị em ẩm thực để cùng nhau chăm chút cho bữa cơm gia đình nhé!
Nguồn: sưu tầm và tổng hợp
Theo ẩm thực 365
Biến tấu mì ăn liền thành bữa ăn dinh dưỡng đầy hấp dẫn
Không ít người nghĩ mì ăn liền chỉ là món ăn tạm khi lỡ bữa. Nhưng thực chất, chỉ cần một chút biến tấu, đây có thể trở thành món ăn dinh dưỡng, ngon lành, thay thế được cả bữa ăn chính trong ngày.
"Đổi gió" bữa chính với mì ăn liền - tại sao không?!
Gia đình anh Phạm Vĩnh Phương - chị Nguyễn Lê Bảo Ngọc có hai bé trai 6 tuổi và 3 tuổi. Tất bật với công việc nên một số bữa ăn chính trong tuần, chị Ngọc chọn mì ăn liền vì tiện dụng, dễ chế biến, có thể thay đổi linh hoạt nhiều hương vị khác nhau của món ăn này. Tất nhiên để đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà, nhất là hai cậu con trai, chị Ngọc không đơn thuần chỉ cho mì vào tô và... chế nước sôi.
"Hôm thì mình làm mì nước, hôm lại chế biến mì xào. Tùy hương vị gói mì mà mình sẽ kết hợp linh hoạt với các nguyên liệu như thịt bò, thịt heo bằm, trứng hay hải sản... và thêm vào ít rau củ để bổ sung chất xơ mà mọi người cũng đỡ ngán. Bằng cách này, một số bữa ăn trong tuần được chuẩn bị rất nhanh gọn, đỡ mất thời gian mà vẫn đảm bảo sự ngon miệng, dinh dưỡng và vệ sinh", chị Bảo Ngọc cho biết.
Quả thật, không hề khó để biến tấu mì ăn liền thành bữa ăn dinh dưỡng đầy hấp dẫn, nhất là với một vài công thức được chị Ngọc gợi ý sau đây:
Món ngon cho bữa sáng: Mì nấu nấm sườn
Khẩu phần: 1 người
Calories: 420Kcal
Chuẩn bị: 15 phút - Thực hiện: 25 phút
Nguyên liệu:
1 gói mì Mikochi sườn heo
100gr sườn non
20gr nấm linh chi
20gr nấm bào ngư
40gr rau củ các loại
Tiêu xanh, ớt sừng, hành lá, ngò
Cách làm:
Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Đun sôi 700ml nước, cho sườn vào nấu lửa vừa, vớt sạch bọt. Thêm tiêu xanh vào nấu cùng đến khi nước dùng còn 500ml nước, sau đó nêm các gói gia vị vào.
Rau củ, nấm sơ chế, rửa sạch. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, trút rau củ, nấm vào xào nhanh trên lửa lớn, nêm ít muối, tiêu.
Cho vắt mì ra tô, thêm rau củ đã xào vào, trút nước ngập mì và đậy nắp 3 phút.
Mách nhỏ, nếu bé còn nhỏ, mẹ có thể linh động thay đổi cách chế biến như không sử dụng tiêu xanh để bé không cay nhé.
Bữa trưa công sở: Gỏi mì ngũ sắc
Khẩu phần: 3 người
Calories: 445Kcal
Chuẩn bị: 15 phút - Thực hiện: 15 phút
Nguyên liệu:
1 gói Hảo Hảo tôm chua cay
20gr củ kiệu
20gr trứng gà chiên cắt sợi
30gr cà rốt, dưa leo, hành tây cắt sợi
20gr chả lụa cắt sợi
20gr thịt nguội cắt sợi
10ml nước cốt chanh
5ml nước mắm, 10gr đường
5ml tương ớt
Cách làm:
Mì trụng mềm, để ráo.
Trộn đều nước mắm, nước cốt chanh, đường, tương ớt, các gói gia vị nấu mì và 50ml nước ấm thành nước trộn gỏi.
Bày mì và các nguyên liệu đã cắt sợi ra đĩa, khi ăn rưới sốt lên, trộn đều.
Mách nhỏ, những buổi trưa quá vội, bạn có thể tận dụng công thức này để chuẩn bị nhanh một bữa ăn dinh dưỡng, ngon lành cho 3-4 người chỉ trong vòng tối đa 30 phút.
Bữa tối cuối tuần: Mì Udon gà sốt miso
Khẩu phần: 01 người
Calories: 200 Kcal
Chuẩn bị: 15 phút - Thực hiện: 30 phút
Nguyên liệu:
Nước dùng gà: 500ml
Nước tương miso: 75ml
Gừng thái lát
Ức gà: 400g
Đậu Hà Lan ngọt: 180g
Mì Udon: 1 gói
Hành lá: 1 cây
Rau mùi, ớt (tùy chọn)
Muối
Nước sốt:
Dầu thực vật: 30ml
Mật ong: 15ml
Giấm gạo: 15ml
Nước tương: 10ml
Dầu mè: 5ml
Nước
Cách làm:
Cho nước, nước tương miso, gừng, hành lá, muối vào nồi đun sôi. Cho tiếp ức gà vào đun với lửa nhỏ trong 15-20', sau đó vớt ra để nguội, thái miếng vừa ăn.
Đun sôi trở lại phần nước dùng vừa luộc gà, cho đậu Hà Lan vào luộc 2-3' rồi vớt ra xóc đều với muối. Cho tiếp mì Udon vào chần khoảng 5 phút rồi vớt mì ra bát cùng với đậu Hà Lan. Lọc lại phần nước dùng cho trong.
Làm nước sốt: trộn đều 1 thìa nước tương miso với dầu ăn, dầu mè, mật ong, giấm gạo và nước tương. Thêm muối và tiêu theo khẩu vị. Cho ức gà thái miếng vào 1 nửa hỗn hợp sốt, đảo nhẹ.
Cho mì và đậu Hà Lan ra tô, rưới nước dùng gà và xếp thịt gà lên trên. Rắc thêm hành lá, ớt, vừng, rau mùi. Rưới phần nước sốt còn lại lên tô mì và thưởng thức.
Mách nhỏ, món này rất dễ làm và có hương vị đặc biệt hấp dẫn, sẽ giúp cả nhà đổi vị dịp cuối tuần mà không mất nhiều thời gian chế biến của mẹ.
"Bí quyết" cho bữa ăn ngon - sạch - dinh dưỡng chỉ với... mì ăn liền
Theo TS. Từ Ngữ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, tương tự gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì... nên được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn riêng lẻ một gói mì, tất nhiên cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như một bữa cơm với 3 món kho, xào, canh. Vì vậy cần kết hợp mì cùng các nguyên liệu khác, đáp ứng đủ 4 nhóm chất cơ bản cần thiết để tạo nên bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.
PGS-TS Lê Bạch Mai - nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia - đã đưa ra tư vấn: "Thứ nhất nên thưởng thức mì gói kèm với các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua... để bổ sung đủ lượng chất xơ. Thứ hai, nên thưởng thức mì gói kèm thực phẩm giàu đạm. Chẳng hạn như thêm vào mỗi tô mì khoảng 3-4 lát thịt bò, thịt lợn hoặc 2-3 con tôm để bữa ăn từ mì gói được cân đối hơn về năng lượng đến từ chất đạm, đặc biệt giữa đạm động vật và thực vật".
Chỉ với một vài cách kết hợp sáng tạo như trên, mì ăn liền đã sẵn sàng để trở thành bữa ăn hấp dẫn, dễ dàng đổi vị cho cả nhà mà lại đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp trong bếp không dự trữ đủ các loại nguyên liệu để có bữa ăn đa dạng, người dùng có thể sử dụng mì gói đơn thuần nhưng sau đó nên ăn thêm trái cây, sữa chua...; đồng thời lưu ý đừng bỏ qua những khâu như: kiểm tra hạn sử dụng, thương hiệu uy tín, sản phẩm được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền... trước khi lựa chọn sản phẩm mì ăn liền.
Theo khám phá
Thực đơn cho bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe trên thế giới Các chuyên gia dinh dưỡng trong bệnh viện đưa ra thực đơn giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe. Mỗi quốc gia có các món ăn dinh dưỡng giúp hồi phục sức khỏe khác nhau. Theo Guardian, Viện an sinh xã hội Mexico chế biến món trứng tráng với sốt cà chua, tiêu, đu đủ sắc nhỏ với một ly nước chín....