Ăn bì lợn, trẻ hóa da
Có thật là bì heo sẽ cung cấp collagen, giúp làn da của chị em luôn tươi trẻ.
1001 cách làm đẹp
Dù mới ngấp nghé tuổi 30, thế nhưng, da mặt của chị Bùi Minh Phượng (Q.7, TPHCM) đã bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn. Đặc biệt, mỗi khi chị cười, những nếp nhăn này càng hằn sâu nơi khóe miệng, khóe mắt và trán khiến chị già đi trông thấy.
Nghe lời khuyên của bạn bè, chị Phượng đã mua kem chống lão hóa về bôi cả tháng nay nhưng tình hình không khả quan là mấy, cũng một phần bởi tính chị hay quên nên bữa bôi, bữa không. Suy đi, ngẫm lại, chị Phượng thấy cách này cũng không ăn thua, vì thực chất, làn da bị “hư hỏng” từ bên trong nên nếu chỉ “cải tạo” bên ngoài tức là trị bệnh không tận gốc. Một lần, khi lang thang vào các diễn đàn làm đẹp trên mạng, chị tình cờ phát hiện topic bàn về tác dụng trẻ hóa da của bì lợn.
Theo đó, các thành viên của diễn đàn này đều khẳng định rằng trong bì lợn có chứa rất nhiều collagen- thành phần quan trọng trong việc duy trì vẻ thanh xuân, tươi tắn cho làn da. Thậm chí, có người còn nhấn mạnh rằng, do ngày nào cũng chăm chỉ ăn bì lợn trong mấy tháng mà gần đây, làn da của chị đã có bước tiến bộ vượt bậc trong “công tác” đẩy lùi vết nhăn.
Như người “buồn ngủ gặp được chiếu manh”, chị Phượng nhanh chóng áp dụng phương pháp làm đẹp này. Kể từ đó, trên mâm cơm nhà chị, bì lợn đã được thêm vào thực đơn. Lúc nhiều thời gian rảnh, chị hì hụi chế biến thành nem chạo, nem chua… khi ít thời gian thì nó đơn giản chỉ là món luộc để chấm với nước mắm tỏi.
Sau một thời gian dài miệt mài thực hiện, đẹp đâu chẳng thấy nhưng bệnh đã ghé thăm. Số là, gần đây, chị luôn có cảm giác lâm râm đau bụng, nhất là lúc đang đói hay vừa ăn no. Đi khám, bác sĩ kết luận chị bị đau dạ dày. Rõ ràng, chế độ ngủ nghỉ, ăn, uống của chị xưa nay vẫn rất khoa học. Có lẽ nào là tại món bì lợn kia?
Video đang HOT
Không chỉ ăn bì lợn để có thể trẻ hóa da như chị Phương, nhiều chị em khác lại dùng thực phẩm này như một một nạ tăng cường collagen. Chị Nguyễn Ngọc Hân, (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đã từng thử đắp mặt nạ bì lợn, tức là bì lợn rửa sạch rồi đun với nước khoảng 30 phút cho mềm, dẻo; sau đó dùng chày giã nát (hoặc xay nhuyễn) để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Khi hỗn hợp này vẫn còn ấm thì quết lên da, để như vậy trong vòng 30 phút, rồi rửa sạch mặt với nước ấm. Tuy nhiên, kết quả thực sự không như kỳ vọng. Thậm chí, làn da còn có vẻ như bị mẩn đỏ và hơi ngưa ngứa. Chắc tại da mình không hợp chứ tôi thấy nhiều người ở cơ quan khen cái này lắm”.
Nguy cơ đau dạ dày, viêm da
Thực tế cho thấy, bì lợn không chỉ được chị em dùng để tăng cường collagen cho da mà nó còn được những người có vấn đề về xương khớp “dung nạp vào cơ thể” với hi vọng là có thêm chất keo bôi trơn các khớp, từ đó giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn.
Về bản chất, bì lợn chứa nhiều collagen- chất được ví như xi-măng có chức năng gắn kết các tế bào lại với nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau khi ăn, hàm lượng collagen có trong bì lợn sẽ chuyển hóa hết mà cơ thể chỉ hấp thu được một lượng rất ít. Thành phần protein trong bì lợn cũng rất khó tiêu nên nếu ăn nhiều có thể gây đầy bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ở các nước phát triển, bì lợn nói chung và da động vật nói riêng không được tận dụng để chế biến thành thực phẩm mà chỉ được sử dụng để phục vụ trong công nghệ thuộc da, dùng để đóng giày, đóng dép. Những loại bì xấu không thể thuộc được thì được chế biến thành keo hoặc các chất phụ gia khác.
Hiện nay, sau khi giết mổ, lợn thường được cạo lông sống khiến chân của lông lợn không được triệt tận gốc mà vẫn nằm sâu trong lớp bì. Những sợi lông này tuy nhỏ, nhưng rất cứng, nếu ăn phải nó sẽ như những chiếc đinh nhỏ cắm vào màng nhầy của ruột hay dạ dày, làm hỏng màng nhầy- nguyên nhân gây ra bệnh đau ruột hay đau dạ dày.
Trong khi những rắc rối tự sinh này từ bì lợn vẫn chưa được giải quyết thì các yếu tố khách quan như: bì không rõ nguồn gốc, chất lượng kém (đã thiu, hỏng nhưng được dùng hóa chất tẩy rửa trắng, khử mùi…) lại càng khiến thực phẩm này càng trở nên không an toàn. Thực tế, nếu ăn phải những loại bì đã được “mông má” lại, nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ngộ độc cho người sử dụng là rất lớn.
Với những người sử dụng bì lợn làm mặt nạ tăng cường collagen cho làn da thì mức độ nguy hiểm có thể giảm bớt phần nào, tuy nhiên, không có nghĩa là nó vô hại. Theo các chuyên gia da liễu, làn da của chúng ta khó hấp thụ trực tiếp collagen từ bì lợn nên việc làm đẹp bằng cách này không có nhiều tác dụng.
Hơn nữa, dù đã được luộc chín, xong bì lợn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn. Và nếu làn da của bạn đang có mụn hay tổn thương hở, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua những tổn thương đó, khiến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng.
Theo Alobacsi
Ăn bì lợn, trẻ hóa da, đẹp dáng
Có thật là bì heo sẽ cung cấp collagen, giúp làn da của chị em luôn tươi trẻ?
Dù mới ngấp nghé tuổi 30, thế nhưng, da mặt của chị Bùi Minh Phượng (Q.7, TP. Hồ Chí Minh) đã bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn. Đặc biệt, mỗi khi chị cười, những nếp nhăn này càng hằn sâu nơi khóe miệng, khóe mắt và trán khiến chị già đi trông thấy.
Nghe lời khuyên của bạn bè, chị Phượng đã mua kem chống lão hóa về bôi cả tháng nay nhưng tình hình không khả quan là mấy, cũng một phần bởi tính chị hay quên nên bữa bôi, bữa không. Suy đi, ngẫm lại, chị Phượng thấy cách này cũng không ăn thua, vì thực chất, làn da bị "hư hỏng" từ bên trong nên nếu chỉ "cải tạo" bên ngoài tức là trị bệnh không tận gốc. Một lần, khi lang thang vào các diễn đàn làm đẹp trên mạng, chị tình cờ phát hiện topic bàn về tác dụng trẻ hóa da của bì lợn.
Theo đó, các thành viên của diễn đàn này đều khẳng định rằng trong bì lợn có chứa rất nhiều collagen - thành phần quan trọng trong việc duy trì vẻ thanh xuân, tươi tắn cho làn da. Thậm chí, có người còn nhấn mạnh rằng, do ngày nào cũng chăm chỉ ăn bì lợn trong mấy tháng mà gần đây, làn da của chị đã có bước tiến bộ vượt bậc trong "công tác" đẩy lùi vết nhăn.
Như người "buồn ngủ gặp được chiếu manh", chị Phượng nhanh chóng áp dụng phương pháp làm đẹp này. Kể từ đó, trên mâm cơm nhà chị, bì lợn đã được thêm vào thực đơn. Lúc nhiều thời gian rảnh, chị hì hụi chế biến thành nem chạo, nem chua... khi ít thời gian thì nó đơn giản chỉ là món luộc để chấm với nước mắm tỏi. Sau một thời gian dài miệt mài thực hiện, đẹp đâu chẳng thấy nhưng bệnh đã ghé thăm. Số là, gần đây, chị luôn có cảm giác lâm râm đau bụng, nhất là lúc đang đói hay vừa ăn no. Đi khám, bác sĩ kết luận chị bị đau dạ dày. Rõ ràng, chế độ ngủ nghỉ, ăn, uống của chị xưa nay vẫn rất khoa học. Có lẽ nào là tại món bì lợn kia?
Không chỉ ăn bì lợn để có thể trẻ hóa da như chị Phương, nhiều chị em khác lại dùng thực phẩm này như một một nạ tăng cường collagen. Chị Nguyễn Ngọc Hân, (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đã từng thử đắp mặt nạ bì lợn, tức là bì lợn rửa sạch rồi đun với nước khoảng 30 phút cho mềm, dẻo; sau đó dùng chày giã nát (hoặc xay nhuyễn) để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Khi hỗn hợp này vẫn còn ấm thì quết lên da, để như vậy trong vòng 30 phút, rồi rửa sạch mặt với nước ấm. Tuy nhiên, kết quả thực sự không như kỳ vọng. Thậm chí, làn da còn có vẻ như bị mẩn đỏ và hơi ngưa ngứa. Chắc tại da mình không hợp chứ tôi thấy nhiều người ở cơ quan khen cái này lắm".
Thực tế cho thấy, bì lợn không chỉ được chị em dùng để tăng cường collagen cho da mà nó còn được những người có vấn đề về xương khớp "dung nạp vào cơ thể" với hi vọng là có thêm chất keo bôi trơn các khớp, từ đó giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn.
Về bản chất, bì lợn chứa nhiều collagen - chất được ví như xi-măng có chức năng gắn kết các tế bào lại với nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau khi ăn, hàm lượng collagen có trong bì lợn sẽ chuyển hóa hết mà cơ thể chỉ hấp thu được một lượng rất ít. Thành phần protein trong bì lợn cũng rất khó tiêu nên nếu ăn nhiều có thể gây đầy bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Ở các nước phát triển, bì lợn nói chung và da động vật nói riêng không được tận dụng để chế biến thành thực phẩm mà chỉ được sử dụng để phục vụ trong công nghệ thuộc da, dùng để đóng giày, đóng dép. Những loại bì xấu không thể thuộc được thì được chế biến thành keo hoặc các chất phụ gia khác.
Hiện nay, sau khi giết mổ, lợn thường được cạo lông sống khiến chân của lông lợn không được triệt tận gốc mà vẫn nằm sâu trong lớp bì. Những sợi lông này tuy nhỏ, nhưng rất cứng, nếu ăn phải nó sẽ như những chiếc đinh nhỏ cắm vào màng nhầy của ruột hay dạ dày, làm hỏng màng nhầy - nguyên nhân gây ra bệnh đau ruột hay đau dạ dày.
Trong khi những rắc rối tự sinh này từ bì lợn vẫn chưa được giải quyết thì các yếu tố khách quan như: bì không rõ nguồn gốc, chất lượng kém (đã thiu, hỏng nhưng được dùng hóa chất tẩy rửa trắng, khử mùi...) lại càng khiến thực phẩm này càng trở nên không an toàn. Thực tế, nếu ăn phải những loại bì đã được "mông má" lại, nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ngộ độc cho người sử dụng là rất lớn.
Với những người sử dụng bì lợn làm mặt nạ tăng cường collagen cho làn da thì mức độ nguy hiểm có thể giảm bớt phần nào, tuy nhiên, không có nghĩa là nó vô hại. Theo các chuyên gia da liễu, làn da của chúng ta khó hấp thụ trực tiếp collagen từ bì lợn nên việc làm đẹp bằng cách này không có nhiều tác dụng.
Hơn nữa, dù đã được luộc chín, xong bì lợn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn. Và nếu làn da của bạn đang có mụn hay tổn thương hở, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua những tổn thương đó, khiến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng.
Theo Phununews