Ăn bánh mì cay, nhớ Hải Phòng
Về Hải Phòng, hiếm ai bỏ qua cơ hội được thưởng thức những chiếc bánh mì cay chỉ to chừng 2 ngón tay, dài hơn một gang tay mà mọi người quen gọi là bánh mì que, để cảm nhận hương vị độc đáo và cả một sự ngạc nhiên thích thú.
Bánh mì nhỏ, nướng cùng patê thơm lừng, phủ một chút ‘chí chương’… là một nét đặc trưng ẩm thực rất riêng của thành phố Hoa phượng đỏ.
Thành phần làm bánh mì rất đơn giản, bao gồm bột mì, muối và bột nở. Tuy nhiên, để có một ổ bánh thành công, theo lời ông Cuông, với hơn 60 năm kinh nghiệm làm bánh mì ở Hải Phòng, thì những thành phần trên phải trộn theo một tỷ lệ vừa phải. Khâu nướng bánh đòi hỏi độ nhanh tay, khéo léo, làm sao để bánh không bị nở hoặc cháy quá.
Patê được xem như “linh hồn” của món ăn, bởi lẽ để có chiếc bánh mì cay đúng điệu thì nhân bên trong bánh mì chỉ duy nhất có patê. Cũng bởi lẽ đó mà patê của bánh mỳ cay mang hương vị thơm ngon đến lạ so với bất kỳ nơi nào khác.
Patê được chế biến từ gan lợn, mỡ phần và thịt nạc, thêm chút tiêu muối cho vừa miệng. Tất cả nguyên liệu đều phải thật tươi sống. Sau khi sơ chế, tất cả nguyên liệu được xay nhuyễn rồi hấp cách thủy trong khoảng 6 tiếng. Khối patê đạt chuẩn khi cắt ra có độ mềm dẻo nhất định, độ béo vừa phải, ăn rất đậm đà, tròn vị và thơm dậy mùi đặc trưng.
Thế nhưng, một yếu tố quyết định cho tên gọi món ăn này lại là chí chương (tương ớt). Sở dĩ có tên đó là do những người gốc Hoa sống ở Hải Phòng quen gọi như vậy. Chí chương được làm từ ớt, cà chua tươi bỏ hạt, tỏi băm nhuyễn, nêm thêm chút muối và trải qua quá trình lên men theo công thức gia truyền. Chí chương thơm ngon phải cay nồng và màu đỏ tươi bắt mắt.
Người Hải Phòng nghiền bánh mì cay, coi đó như món ăn chơi, ăn vặt. Chỉ cần bạn đi dọc phố Hàng Kênh, đến gần ngã ba Nguyễn Công Trứ hoặc tìm đến cổng sân vận động Lạch Tray hay dạo quanh phố Lê Lợi… mùi thơm đầy mời gọi của patê cộng với tiết trời vào đông se lạnh sẽ khiến bạn phải dừng chân không chút do dự.
Bánh cấu Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố có rất nhiều món ăn địa phương đặc sắc như bánh đa cua, bún tôm... và không thể quyên nhắc tới món bánh cấu. Món bánh này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó còn có tên gọi khác như: bánh cấu, bánh xì liền cấu, bánh xì lồng cấu....
và không thể quyên nhắc tới món bánh cấu. Món bánh này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó còn có tên gọi khác như: bánh cấu, bánh xì liền cấu, bánh xì lồng cấu....
Bánh cấu có màu vàng sẫm được làm từ gạo nếp pha với gạo tẻ cùng với đường hoa mai và hương liệu, sau đó được hấp chín. Bánh khi hấp xong được đặt vào rế hay còn gọi là lồng đan bằng tre, xung quanh quấn bằng giấy đỏ, phần mặt bánh rắc vừng. Màu đỏ của giấy quấn quanh bánh theo người Hoa tượng trưng cho sự may mắn trong ngày Tết.
Bánh có trọng lượng trung bình 1 kg/cái, có thể cắt thành miếng nhỏ ăn ngay khi mới hấp xong. Nhưng để thưởng thức được vị ngon và sự đậm đà của bánh thì phải ăn khi rắn nóng cắt thành khoanh hoặc miếng nhỏ tùy ý cỡ 3x5 cm hoặc 5x5 cm sao cho vừa ăn. Khi xắn không nên cắt to vì bánh nóng sẽ mềm, dẻo rất khó lật mặt. Người thích ăn dòn có thể cắt thành miếng mỏng rồi đem rán. Một chút vừng chấm lên mặt khi rán sẽ mang lại cho người thưởng thức cảm giác thơm và ngậy hơn khi ăn. Có một bí quyết để vừng bám trên mặt bánh là khi rán nóng thì mới chấm vừng lên mặt bánh.
Đây là món quà bình dân vào dịp Tết. Trong tiết trời lạnh lẽo, ăn miếng bánh nóng có vị hơi ngọt của đường, có vị thơm của vừng, ngậy của mỡ, dẻo của gạo nếp được rán dòn... người ăn sẽ thực sự cảm nhận được hương vị món bánh cấu. Khách phương xa khi đến Hải Phòng thưởng thức món bánh bình dân này thì thật thú vị.
Bánh mì que Hải Phòng 'đánh chiếm' lòng người Hà Nội Trên bản đồ ẩm thực Hà Nội, rất nhiều tiệm bánh mì que Hải Phòng nổi tiếng xuất hiện. Ở Hà Nội có vô vàn món ăn ngon, lạ nhưng không phải món nào cũng xuất xứ từ Hà Nội. Rất nhiều món ăn được du nhập từ các vùng miền khác nhưng đã trở nên hấp dẫn và thành món ngon được...