Ăn bánh khọt, nói nhỏ thôi!
Những ngày nghỉ “Corona” có nhiều nỗi lo. Lo bài vở dồn một đống học sao cho nổi. Lo dịch bệnh tai bay vạ gió. Lo không quen học trực tuyến, biết có “vào” hay không…
Đĩa bánh khọt má làm
Vậy mà nghe má nói chiều má làm bánh khọt, tự nhiên… người nhẹ hẳn ra, hết lo ngay và luôn. Ba đi xay bột xong, để cái xô bột đầu gian bếp, nói với má: “Tớ hết trách nhiệm rồi nhé. Mưu sự tại em, thành sự tại… con. Nó mà chê dở thì khó đỡ lắm nghen”. Vừa đổ bánh, má vừa nói “sếp” đừng có giận. Con nó có lời lẽ khôn khéo tròn méo hay dao kéo gì thì cũng là máu thịt của mình. Lúc nội còn, nội hay nói hậu sinh khả úy. Bộ anh không nhớ sao?
Bắt đầu thơm rồi. Má cầm thanh tre nhẹ nhàng xoay sát vành khuôn rồi vớt bánh ra đĩa. Mình xoa dầu, rắc hành hẹ, nhân tôm lên từng cái bánh. Mình xin “khai” thật là mấy thứ đó má làm sẵn. Mình chỉ rắc lên bánh thôi. Thật là tệ! Nhưng mình “nguyện” là sẽ học làm bánh vào hè tới. Còn giờ thì… làm nũng cái đã, vì cái cảm giác làm nũng nó lâng lâng bâng khuâng sướng lắm.
Ba lộp cộp giã ớt làm mắm chua ngọt. Ổng thường “xung phong” làm món này mỗi khi rủ bạn ăn gỏi cá. Má đổ bánh thì cái nào cũng xoáy, không có chuyện mặt bánh trơ nhẵn. Má nói pha bột với nước phải có chừng có đỗi. Nước ít, bột nhiều, bánh sẽ cứng, ăn có cảm giác miếng bánh rời rạc. Còn lửa nữa. Phải canh sao cho vừa thì vớt bánh mới dễ và cái bánh cũng dễ thương.
Chan mắm ba làm lên bánh. Nhớ hoài “khẩu lệnh” của má: “Chan đâu ăn đó. Không chan một lần, ăn không kịp làm cái bánh nhão đi”. Ba thì cười cười, biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Nhưng “quan điểm” này của ba nghe có lý. Là khi ăn, cần nói chuyện gì cứ nói nhưng phải nhỏ nhẻ và ngắn gọn thôi.
Nói lớn quá, nhiều quá, hành hẹ nó giật mình, cái mùi thơm “tinh vi” biến mất. Đó là chưa kể cái thơm của nhân tôm pha thịt cũng giảm. Là vì sao? Vì tụi nó tự ái. Nó đang dâng hiến sự thơm tho để nghe mình khen. Mình ăn mà nói ngoài lề, không ngó ngàng tới nó thì nó “đình công”. Rồi ba cười tinh quái: “Còn bánh của má thì… bất chấp, có nói lớn nói nhỏ gì cũng mềm mại, dẻo thơm. Khi mới cưới, ba đã phát lộ tính năng này của má”.
Video đang HOT
Cả nhà cùng cười. Bữa bánh khọt ngon tuyệt vời. Mấy bữa nữa, cuối tháng hai rồi. Vô Sài Gòn chắc nhớ cái không khí bánh khọt này lắm đây.
Theo Thanhnien
Thưởng thức bánh khọt miền Tây ở đất Sài Gòn
Những chiếc bánh khọt được chiên vàng đẹp mắt, phối hợp Một chút béo của nước cốt dừa, bùi của nhân đậu xanh, kèm theo hương vị thơm của hành lá, hòa với nước mắm chua, ngọt, cay cay... Món bánh khọt của người miền Tây dễ làm mà cũng dễ ăn.
Đĩa bánh khọt có màu sắc bắt mắt.
Một số người cho rằng cái tên bánh khọt khởi hành từ âm thanh "khọt khọt" vang lên khi chảo bánh bắt đầu sôi mỡ, nhưng cũng có người lại bảo, ngày xưa những người dân nghèo khó không đủ tiền ăn cao lương mỹ vị nên mới chế biến ra loại bánh chỉ tất cảt như thế này.
Ngày nay, người dân Sài Gòn không còn xa lạ với món bánh khọt cô Ba Vũng Tàu trên một vài con đường thân quen như Nguyễn Tri Phương, Cao Thắng... với đầy đủ các sắc màu từ hải sản. Riêng bánh khọt miền Tây thuần túy với màu trắng đục của bột, sắc đỏ của nhân tôm, màu xanh của lá hành, xen lẫn tạo nên một chiếc bánh rất đẹp mắt và ngon miệng.
Một chị chủ quán bánh khọt tại chợ Hoàng Hoa Thám cho biết, khuôn phải bằng đất nung, bánh mới ngon, gạo để chế biến phải là loại gạo ngon, bột bánh gồm gạo xay bột ướt, gạo nấu thành cơm và làm bún để nguội rồi xay đặc. Bột sau khi xay, nêm các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn. Đánh trứng gà trộn đều vào bột cho bánh có độ xốp. Nước cốt dừa quấy đều cho bột có độ béo. Thêm một ít bột nghệ để bánh có màu vàng đẹp. Hành lá băm nhỏ và tiêu xay nhuyễn quậy đều cho bột bánh thơm ngon.
Nhân bánh thường là nhân tôm, loại tôm tươi, to vừa phải, bóc vỏ. Mỡ chiên dùng loại mỡ lợn đã phi hành cùng lá hẹ. Đến công đoạn đổ bánh, bắc khuôn lên bếp cho nóng, lấy mỡ đã chế tráng khuôn, đổ bánh vào trong khuôn rồi cho nhân vào giữa, đậy vung chờ bánh chín.
Ngoài loại nhân mặn, còn có dạng bánh khọt nước cốt dừa thơm ngon và béo ngậy, mang đến sự phong phú đa dạng cho người thưởng thức.
Tuy nhiên, với hình dạng dạng tròn, làm từ bột gạo được đúc trong khuôn đúc đặc biệt, không ít người nhầm bánh khọt và bánh căn Phan Thiết, Phan Rang này giống nhau. Tuy nhiên, bánh căn thường tính theo cặp chứ ít khi tính theo chiếc đơn lẻ, ở giữa mỗi chiếc có thể quết thêm mỡ hành. Nhân bánh căn cũng rất phong phú nào bánh căn trứng, bánh căn mực bánh căn tôm, bánh căn thịt xay.
Bánh khọt miền Tây tại Sài Gòn tuy chưa phổ biến tại các quán lớn, nhưng cũng xuất hiện một trong một vài nơi gần chợ Hoàng Hoa Thám, trên đường Lạc Long Quân, Nguyễn Thị Minh Khai... Bạn có thể thử ăn ở hàng bánh Kim Ngân, 31 Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM.
Một phần bánh khọt khoảng 8 cái với giá 20.000 - 25.000 đồng gồm đĩa bánh nóng, thơm vàng ươm màu bột nghệ, điểm tô thêm tôm ở trên mặt, bánh tráng cùng một đĩa rau đủ loại như cải bẹ xanh, lá cóc chua, lá lốt, rau thơm... Với một bát nước mắm pha vừa ăn có thêm đồ chua và ớt... là bạn đã có thể thưởng thức món bánh ngon tuyệt diệu.
Bột bánh phải làm từ loại gạo ngon.
Nguyên liệu làm nhân.
Để bánh ráo mỡ.
Nước chấm có vị chua, cay.
Bánh dùng kèm cải bẹ xanh, lá cóc chua, lá lốt, rau thơm.
Bánh cũng có thể ăn dạng cuốn với bánh tráng và rau.
Theo Internet
Bánh Khọt Vũng Tàu Bánh Khọt là một món nổi tiếng mà phần lớn du khách nào có dịp đến Vũng Tàu cũng nếm thử. Bánh Khọt - Đặc sản nổi tiếng của Vũng Tàu. Bánh sẽ được đổ trên chiếc khuôn nhỏ, cho thêm con tôm hay miếng mực. Khi chín, bánh được đơm ra đĩa theo phần. Người dân thành phố biển Vũng Tàu thường...