AMRO đánh giá kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ
Theo đánh giá sơ bộ của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN 3 (AMRO) sau chuyến tham vấn thường niên của các chuyên gia hàng đầu của tổ chức này đến Việt Nam mới đây, nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc mạnh mẽ vào đầu năm 2022 nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tích cực, nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm sản xuất của nước này, động lực từ nhu cầu nội địa và các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bền bỉ.
Dây chuyền sản xuất tất tại Công ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam, vốn đầu tư của Trung Quốc, tại khu công nghiệp VSIP (Hải Phòng). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn ý kiến của Tiến sĩ Sanjay Kalra thuộc AMRO nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm 2022 và 6,5% vào năm 2023. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế. Triển vọng tích cực này dựa trên nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ, sự phục hồi tiêu dùng trong nước và các dòng vốn đầu tư lành mạnh, được thúc đẩy nhờ lập trường chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp”.
Theo đánh giá, tình hình lây lan dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra tại Việt Nam đã giảm mạnh vào tháng 4/2022 và Việt Nam đã nới lỏng các hạn chế biên giới cũng như các biện pháp kiểm soát trong nước. Khoảng cách tổng sản lượng sẽ được thu hẹp đáng kể vào cuối năm 2022, tuy nhiên, sự phục hồi không đồng đều khắp các lĩnh vực. Mặc dù sản lượng của cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều đã vượt mức năm 2019, nhưng lĩnh vực dịch vụ vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong ngành du lịch, khách sạn và logistics.
Lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam dự kiến vẫn được kiềm chế dưới 3,5% năm 2022, khi các cơ quan chức năng lên kế hoạch sử dụng quỹ bình ổn giá dầu và điều hành giá để bù đắp cho áp lực phát sinh từ những diễn biến về giá năng lượng trên toàn cầu.
Với tính chu kỳ của nền kinh tế, AMRO khuyến nghị Việt Nam cần có một lập trường chính sách tài chính hỗ trợ nhẹ nhàng vào năm 2022. Với dư địa tài khóa sẵn có và sự phục hồi không đồng đều khắp các lĩnh vực kinh tế và xã hội, chính sách này cần phải đem lại sự hỗ trợ có mục tiêu cho những đối tượng tiếp tục chịu ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt là lĩnh vực vi mô, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Ngoài ra, các điều kiện tiền tệ cần được bình thường hóa để kiềm chế áp lực lạm phát và giảm bớt sự mất cân bằng tài chính vốn đã xuất hiện trong môi trường lãi suất thấp. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính của SMEs và các hộ gia đình dễ bị tổn thương, đồng thời cung cấp đủ vốn cho các lĩnh vực có hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, vì nó cân bằng các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và ổn định lĩnh vực tài chính.
Video đang HOT
Về mặt ổn định tài chính, AMRO cho rằng Việt Nam cần có các nỗ lực gia tăng nguồn vốn dự phòng để chuẩn bị cho sự suy giảm tài sản do chính sách hoãn nợ sắp hết hiệu lực. Việt Nam cũng cần có một khuôn khổ chính sách bảo mật vĩ mô để giải quyết tình trạng mất cân đối trên thị trường bất động sản.
Theo AMRO, khi đạt được tiến bộ vượt ra khỏi vị trí quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam sẽ cần thực hiện những cải cách trên một loạt lĩnh vực và điều chỉnh chính sách huy động tài chính cho tăng trưởng, phát triển và cần củng cố hơn nữa lòng tin của nhà đầu tư.
Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ bắt đầu từ cuối quý I/2022
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thông tin tại buổi Toạ đàm "Triển vọng kinh tế năm 2022 và Chính sách tài chính xanh" do Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Standard Chartered phối hợp tổ chức ngày 18/2, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, bắt đầu từ cuối quý I.
"Nhà máy có thể trở lại hoạt động hoàn toàn (sau khi đóng cửa từ quý III/2021) và nhờ sự khuyến khích của Chính phủ, sự phục hồi dự kiến sẽ diễn ra rõ ràng hơn vào tháng 3/2022. Đặc biệt, khi Việt Nam dự kiến mở cửa trở lại cho khách du lịch được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 6 trong bối cảnh du lịch chiếm 10% GDP", ông Tim nói.
Trong ngắn hạn, ông Tim cho rằng, Covid vẫn là một rủi ro chính. Mặc dù nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi kể từ tháng 10/2021, nhưng sự phục hồi vẫn chưa diễn ra trên diện rộng và hoạt động trong nước bị đình trệ. Số trường hợp mắc Covid của Việt Nam đã giảm gần đây với 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ, nhưng đại dịch vẫn là một nguy cơ.
Thậm chí, ông Tim khuyến cáo, Covid có thể tạm thời làm chậm sự phát triển trung hạn, tăng lạm phát. Cụ thể, ngày càng nhiều công ty toàn cầu đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam thay vì Trung Quốc như trước kia, nhưng Covid đã khiến quá trình này bị tạm dừng. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào đầu vào sản xuất và nguyên liệu thô từ nước ngoài tạo ra những rủi ro và có thể trở nên nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng của Covid.
Đặc biệt, nếu làn sóng hiện tại tiếp tục (nghiêm trọng hơn do biến thể Omicron), nguồn tài chính có thể được phân bổ lại cho những khoản chi tiêu liên quan đến đại dịch thay vì chi tiêu cho phát triển. Lo ngại lạm phát đang gia tăng trong bối cảnh các yếu tố từ phía cung do sự gián đoạn liên quan đến Covid, áp lực nhu cầu.
"Tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ đạt 6,7% trong năm 2022 và 7% trong năm 2023 là mức trong tầm tay. Đối với câu chuyện lạm phát năm 2022 không phải là điều quá quan ngại với dự báo 4,2%, nhưng năm 2023 là điều cần chú ý với dự báo hơn 5,5% khi giá dầu, lương thực, hậu cần... tăng giá", ông Tim nói.
Liên quan đến vấn đề tỷ giá, ông Tim cho rằng, tốc độ tăng giá VND sẽ chậm lại,USD-VND đang tiến gần đến giới hạn của biên độ tỷ giá hối đoái và dự báo USD-VND ở mức 22.500 vào giữa năm 2022 và 22.300 vào cuối năm 2022.
Ông Tim nhấn mạnh: "Sự phục hồi có thể tăng lên rõ rệt vào năm 2022, bắt đầu từ cuối quý I và triển vọng trung hạn tích cực vẫn giữ nguyên. Việt Nam vẫn là trung tâm của khu vực ASEAN trong việc sản xuất hàng hoá điện tử và chuyển từ sản xuất công nghệ thấp sang công nghệ cao. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu".
Chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered cho biết thêm, chi phí lương gia tăng ở Trung Quốc và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp di dời hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc sử dụng chiến lược "Trung Quốc 1". Quá trình này sẽ còn tiếp diễn trong trung hạn và Việt Nam có thể sẽ tiếp tục là một một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hoạt động đầu tư vào Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ông Ben Hung, Tổng giám đốc, khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered nhấn mạnh: "Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực châu Á, là thị trường tiềm năng, chiến lược của Ngân hàng Standard Chartered vốn 70% địa bàn kinh doanh ở khu vực châu Á dù hội sở tại Anh".
Về kinh tế thế giới, ông Edward Lee, Chuyên gia kinh tế trưởng, khu vực ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ đạt 4% trong năm 2022, giảm so với mức 5,8% của năm ngoái. Nền kinh tế đã có mức phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 nhờ quá trình tiêm chủng vắc-xin được thúc đẩy và các gói kích thích của chính phủ. Tuy nhiên, mức nền cao trong năm ngoái, chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và lạm phát gia tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của nền kinh tế trong năm nay.
Phục hồi và phát triển kinh tế: Để nền kinh tế không 'lỡ nhịp' Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong hơn 2 năm qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Để nền kinh tế vượt qua, phục hồi và phát triển, không lỡ nhịp với kinh tế thế giới, bên cạnh việc khẩn trương xây dựng các chính sách và giải pháp tốt,...