Amleto Vespa – điệp viên ở Mãn Châu

Theo dõi VGT trên

Amleto Vespa là một trong những nhà thám hiểm đích thực của nửa đầu thế kỷ 20. Phần lớn cuộc đời của Vespa đều xuất phát từ cuốn hồi ký của ông có tiêu đề “Điệp viên mật Nhật Bản: Sổ tay về chủ nghĩa đế quốc Nhật” đã được xuất bản vào năm 1938.

Cuốn sách đem đến một cái nhìn sâu sắc, thú vị vào mối quan hệ giữa giang hồ tội phạm và các cơ quan mật vụ trong thời phát xít Nhật chiếm đóng Trung Hoa.

Khởi đầu hoạt động điệp báo

Chào đời trong một gia đình người Ý nghèo khổ ở L’Aquilla (vùng Abruzzo), chàng trai Vespa đã từ bỏ gia đình của mình để trở thành một người lính trong cuộc Cách mạng Mexico, nơi anh vững tay súng chiến đấu với phe nổi dậy do lãnh tụ Emiliano Zapata cầm đầu (1879-1919). Zapata là một lãnh tụ trong cuộc cách mạng Mexico, nổ ra vào năm 1910 nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Porfirio Díaz. Zapata đã thành lập và chỉ huy một lực lượng vũ trang quan trọng có tên là Quân đội giải phóng miền Nam, trong cuộc cách mạng Mexico.

Cuộc cách mạng diễn ra vào năm 1910 và kéo dài tận 10 năm. Sau khi chinh chiến ở Mexico, Vespa lên đường sang Trung Hoa vào năm 1920, tại đây ông làm cho nhà quân phiệt Mãn Châu là Trương Tác Lâm (1875-1926). Trương Tác Lâm là một nhân vật quyền lực tột đỉnh, từng giữ chức Đại Nguyên soái Lục Hải quân Trung Hoa Dân quốc từ 1927 đến 1928, đã cai trị Mãn Châu trước khi quân phiệt Nhật xâm lược nơi này.

Amleto Vespa - điệp viên ở Mãn Châu - Hình 1
Amleto Vespa cùng vợ và con gái trong bức ảnh chụp năm 1925.

Với một số người thì Trương Tác Lâm là liên kết chính giữa Trung Hoa và Nhật Bản khi mà ông ta đại diện cho các lợi ích Nhật ở Mãn Châu. Ngoài nguồn tài trợ nhận được từ Nhật Bản, Trương nguyên soái còn tài trợ cho các nỗ lực chiến tranh của mình thông qua buôn bán súng và thuốc phiện, những việc này trở thành trọng trách của Vespa. Sau thất bại nặng nề của Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch (1887-1975) lãnh đạo, Trương Tác Lâm đã mất quyền thống trị Mãn Châu.

Mặc dù là điệp viên xuất sắc của người Nhật nhưng khi phát giác rằng họ Trương có thể tái chiếm Mãn Châu bằng quân đội của mình, năm 1928, người Nhật đã đánh bom chuyến tàu chở theo Trương Tác Lâm khiến ông ta thiệt mạng. Cuộc chiến giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc và Trương Tác Lâm đã biến Nhật Bản trở thành đại cường ở Viễn Đông.

Trong các sự biến đó, Amleto Vespa cố gắng tránh xa tầm kiểm soát. Lãnh sự quán Ý ở Thiên Tân đã ban hành lệnh bắt và trục xuất ông vì tội buôn lậu súng và thuốc phiện. Với sự giúp đỡ từ các bạn bè Trung Quốc, Vespa đã tìm mọi cách tránh bị trục xuất bằng cách nhập quốc tịch Trung Quốc vào năm 1924. Sau cái chết của người bảo trợ Trương Tác Lâm, vận may dành cho Vespa đã xuống dốc. Trong thời gian đó, vợ của Vespa đã hạ sinh đầy đủ trai gái, chúng được đặt tên lần lượt là Italo và Guinevere.

Theo lời khai của chính Vespa thì vợ ông là một nữ bá tước gốc người Ba Lan đã theo chồng cũ sang Trung Quốc. Khoảng năm 1931, thốt nhiên người Nhật nhận ra rằng họ đã mất đi ảnh hưởng ở Mãn Châu, đến năm 1931, họ tự phá hoại tuyến đường sắt của chính mình (mặc dù bất thành) nằm gần thành phố Mukden (nay là thành phố Thẩm Dương của Trung Quốc) và dùng nó làm cái cớ để phát động xâm lược Trung Quốc.

Amleto Vespa - điệp viên ở Mãn Châu - Hình 2
Amleto Vespa với các quan chức Nhật.

Trở thành điệp viên của Hiến binh Nhật Bản

Sau sự biến Mukden và việc ra đời nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc do người Nhật đứng sau chi phối, gia đình của Vespa đã bị quân đội Thiên Hoàng giam giữ trong lúc ông đào tẩu đến Cáp Nhĩ Tân nơi đang đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Thời kỳ đó, Cáp Nhĩ Tân là thành phố lớn của Trung Quốc và cũng là trung tâm hành chính của Đường sắt Đông Trung Quốc do Liên Xô nắm quyền kiểm soát như là một phần của đại tham vọng Tuyến đường sắt Xuyên Siberia (đi từ Moscow đến Vladivostok).

Video đang HOT

Vài ngày sau khi quân Nhật xâm lược Trung Quốc, thành phố Cáp Nhĩ Tân đã thất thủ hoàn toàn. Vespa đã thương lượng nhằm đổi lấy tự do cho gia đình mình và chấp nhận làm đặc vụ cho Hiến binh Nhật (Đội quân cảnh của đế quốc Nhật Bản hoạt động từ 1881 đến 1945. Lực lượng này lấy mẫu từ đội quân cảnh của Pháp với quyền hành cảnh sát khi thi hành công vụ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, Bộ Nội vụ Nhật Bản, và Bộ Tư pháp Nhật Bản), người Nhật muốn lợi dụng sở trường của Vespa khi ông có những kết giao tốt với giới giang hồ Mãn Châu.

Mặc dù bản thân ngưỡng mộ trùm phát xít Ý – Benito Mussolini – nhưng Vespa lại không thích người Nhật cùng sự thống trị của họ ở Mãn Châu, cũng như chỉ trích không ít trong cuốn sách của mình, nhưng Vespa khẳng định rằng mình bị ép buộc để làm việc cho Hiến binh chứ không thích gì. Vespa được người đứng đầu quân cảnh Nhật ở Trung Quốc (trong cuốn hồi ký của ông thì nhân vật này thường được gọi bằng cái tên là “Hoàng tử Nhật Bản”) giao nhiệm vụ biên soạn các báo cáo về những công dân quốc tế giàu có ở Cáp Nhĩ Tân. Thời đó, Cáp Nhĩ Tân là thành phố thương mại đa văn hóa ngay biên giới Nga, Trung. Ngoài người Trung Quốc chiếm đa số thì dân cư của Cáp Nhĩ Tân còn có sự hiện diện của người Do Thái, người Nga, người Đức và thậm chí có cả người Mỹ. Người Nhật muốn có một báo cáo tình báo về ngoại kiều tại Cáp Nhĩ Tân khi đó tràn ngập gián điệp.

Amleto Vespa - điệp viên ở Mãn Châu - Hình 3
Các thành viên cốt cán của Ủy ban Lytton.

Họ cũng muốn tịch thu tài sản của các thương gia giàu có và dùng nó vào nỗ lực chiến tranh kể từ khi chính phủ Nhật ra tuyên bố rõ ràng rằng thuộc địa Mãn Châu cần phải có nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong các nhiệm vụ đó, Vespa chịu trách nhiệm chiêu nạp các thành viên du đãng để phá hoại tuyến đường sắt Liên Xô trong khu vực. Trong cuốn sách của mình, cựu điệp viên Vespa khẳng định người Nhật đã nắm quyền buôn bán thuốc phiện và thực hiện những hoạt động tội phạm khác, chẳng hạn như kinh doanh thân xác gái điếm và cờ bạc trong suốt thời gian cai trị Mãn Châu, và sản xuất thuốc phiện đã tăng vọt trong giai đoạn 1932 – 1937.

Trong báo cáo tình báo của Vespa có viết: “chỉ riêng Cáp Nhĩ Tân đã có 172 động điếm, 56 tụ điểm hút thuốc phiện, và 192 cửa hàng chuyên bán ma túy đủ loại. Vespa lưu ý rằng người Nhật đang tiến hành chính sách xuất khẩu thuốc phiện thông qua các tàu hải quân chạy đọc theo bờ biển Trung Quốc và trên các con sông lớn của lục địa này.

Lãnh sự quán Nhật tại các thành phố của Trung Quốc không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của quân đội Nhật nhưng cũng nhúng tay vào buôn bán ma túy. Bên cạnh lý do tài chính rõ ràng cho nỗ lực chiến tranh, người Nhật cũng nhắm mục đích làm mất nhuệ khí của dân tình bằng cách đẩy họ vào con đường nghiện hút. Họ muốn xoa dịu người Trung Quốc và chuyển hướng không để họ chống lại sự cai trị độc tài của quân phiệt Nhật.

Mặc dù tình hình có vẻ được cơ cấu tốt, song trên thực tế, lợi nhuận từ kinh doanh ma túy được chia trong số 5 cơ quan an ninh Nhật đang hoạt động ở Mãn Châu (họ được gọi chung là Vệ binh Hoàng gia Mãn Châu Quốc, là một đơn vị tinh nhuệ, có khả năng hoạt động đặc biệt) của lực lượng vũ trang Mãn Châu được thành lập vào năm 1933. Lực lượng này được giao nhiệm vụ chỉ huy bảo vệ Hoàng đế Phổ Nghi, hoàng gia và các thành viên cấp cao của chính quyền dân sự Mãn Châu Quốc. Nơi đồn trú và trụ sở chính của họ đóng ở thủ đô Tân Kinh, liền kề với Cung điện Hoàng gia).

5 cơ quan này thường xuyên gây chiến lẫn nhau khi mà tiền thường không được dùng cho chiến tranh mà chuyển hướng sang lợi ích cá nhân của các quan chức. Cuốn hồi ký của Amleto Vespa chứa đựng bằng chứng cho thấy các đặc vụ Nhật Bản đã được chỉ thị để ngăn chặn những khiếu nại và kiến nghị từ phía dân tình sở tại đến tay các thành viên của Ủy ban quốc tế do người Anh cử đến. nhằm điều tra Sự biến Mukden (âm mưu ngụy tạo bằng cớ để xâm lược Trung Quốc của quân đội Thiên hoàng).

Ủy ban đó có tên gọi là Ủy ban Lytton (hay Báo cáo Lytton đề cập đến những phát hiện của Ủy ban Lytton, được Hội Quốc Liên ủy thác vào năm 1931 trong nỗ lực đánh giá Sự biến Mukden, được sử dụng nhằm biện minh cho việc đế quốc Nhật Bản chiếm giữ Mãn Châu) được chủ trì bởi Bá tước đệ nhị Lytton của Vương quốc Anh. Vậy nhưng sau đó Ủy ban Lytton đưa ra kết luận rằng Sự biến Mukden không liên quan đến cuộc xâm lược và rằng các lực lượng Nhật nên rút khỏi Mãn Châu vì họ không có quyền chiếm đóng hợp pháp và thiết lập sự hiện diện trên đất Trung Hoa.

Amleto Vespa - điệp viên ở Mãn Châu - Hình 4
Các thành phần phát xít Nga ở Cáp Nhĩ Tân năm 1934.

Vespa còn chứng kiến và mô tả một sự kiện đặc biệt khác liên quan đến thành phố Cáp Nhĩ Tân, đó là vụ bắt cóc và cái chết của Simeon Kaspe bởi các thành viên quân phiệt bán vũ trang Nga vào tháng 8/1933. Simeon Kaspe là con trai của một chủ khách sạn gốc người Do Thái ở Cáp Nhĩ Tân với một người Pháp. Kaspe bị bắt cóc và đòi tiền chuộc bởi các thành viên của tổ chức Rodzaevsky (có thủ lĩnh là Konstantin Vladimirovich Rodzaevsky (11/8/1907 – 30/8/1946) là lãnh đạo của đảng phát xít Nga. Rodzaevsky cũng là tổng biên tập của Nash Put.

Sau khi quân Bạch Vệ trong Nội chiến Nga thất bại, Rodzaevsky và những người theo ông đến lưu vong ở Mãn Châu vào năm 1925. Rodzaevsky bị Bộ Dân ủy nội vụ Liên Xô (NKVD) xử hoặc quay lại Liên Xô và bị tử hình). Người Nhật đã giấu nhẹm thông tin dù có khả năng theo dõi Kaspe vì những mối quan hệ với người Nga sống ở Cáp Nhĩ Tân – họ đều chống lại Liên Xô, những người này chủ yếu là tàn quân của quân đội Bạch Vệ bị đánh bại trong Nội chiến từ 10 năm trước.

Người Pháp mạnh miệng khuyên cha của Kaspe không nên trả số tiền chuộc 100.000 đô la Mỹ khi họ đang tiến hành điều tra. Khi áp lực ngoại giao quốc tế gây sức ép buộc chính phủ Nhật phải bắt giữ bọn bắt cóc, thì tổ chức Rodzaevsky đã xử tử Simeon Kaspe. Những kẻ thủ phạm bị bắt giữ ngay sau đó và một phiên tòa giả tạo được dựng lên. Sau một chuỗi hoạt động luận tội, những kẻ thủ ác được ân xá. Lệnh ân xá được can thiệp bởi chính thủ lĩnh đảng phát xít Nga, Konstantin Rodzaevsky, khi người này cho rằng vụ giết người là một hành động chính trị chống lại chủ nghĩa cộng sản (thực tế thì vô nghĩa).

Trong cuốn hồi ký của mình, cựu điệp viên Amleto Vespa còn kể nhiều trường hợp tương tự có liên quan đến giới chức Nhật Bản và các thành viên trong giới giang hồ thực hiện hàng loạt hành vi tống tiền, ám sát, bắt cóc… Amleto Vespa qua đời năm 1941 trong những hoàn cảnh còn chưa rõ ràng. Giả thuyết cho rằng có thể vì cuốn hồi ký chứa quá nhiều bí mật của Vespa mà người Nhật đã bắn chết ông

Lực lượng 136 - cơ quan mật vụ Anh ở Malaysia

Lực lượng 136 ở Malaysia là một phần của Cơ quan điều hành hoạt động đặc biệt của Anh (SOE), nó là một tổ chức dịch vụ bí mật hoạt động trong thời Thế Chiến II.

Được giao trọng trách chiêu mộ và huấn luyện du kích địa phương nhằm hỗ trợ cho việc Anh lập kế hoạch xâm lược Malaysia khi đó đặt dưới sự chiếm đóng của phát xít Nhật, Ngoài ra các thành viên của Lực lượng 136 còn thu thập tình báo và tạo ra mạng lưới gián điệp ngầm.

Vì sao có Lực lượng 136?

Tháng 2/1942, Singapore rơi vào tay phát xít Nhật. Đại tá Basil Goodfellow, một quan chức Anh, đã nhanh chân di tản trước khi người Anh đầu hàng và đến tháng 7 cùng năm đó đã thành lập nên Phân đội Lực lượng 136 ở Malaysia. Hai sĩ quan người Anh khác cùng tìm cách trốn thoát khỏi Malaysia đã làm cố vấn cho đại tá Goodfellow. Họ là Đại úy Richard Broome (một công chức) và Đại úy John Davis (một sĩ quan cảnh sát) họ đã huấn luyện các du kích người địa phương tại Trường đào tạo đặc biệt 101 trước khi quân Nhật xâm chiếm Malaysia.

Nhằm thực hiện các mục tiêu của mình ở Malaysia, Lực lượng 136 đã tìm kiếm các tân binh người Trung Quốc đứng chân vào các toán biệt kích. Điều này là hết sức cần thiết kể từ khi các điệp viên người da trắng không thể len lỏi vào dân tình bản địa, và trên hết là cảm tình kháng Nhật đã rất phổ biến ngay trong cộng đồng người Hoa.

Lực lượng 136 - cơ quan mật vụ Anh ở Malaysia - Hình 1
Nhà tù Batu Gajah, nơi các chiến sĩ cộng sản như Lim Bo Seng bị giặc Nhật
bắt giữ và tra tấn.

Tuy vậy, vì Lực lượng 146 có tổng hành dinh ở Calcutta (Ấn Độ) nên không thể tuyển lựa được các tân binh Trung Quốc cho đến khi Thiếu tá Lim Bo Seng (hoặc Sengh, một doanh nhân xuất chúng người gốc Phúc Kiến đã dẫn đầu các hoạt động kháng Nhật trước và trong thời gian người Nhật chiếm đóng) tham gia vào đơn vị và tìm kiếm nhân sự phù hợp thông qua các mối quan hệ của mình ở Trùng Khánh (Trung Quốc).

Phần lớn lính biệt kích Trung Quốc trong Lực lượng 136 đều do ông Lim tuyển chọn, đáng chú ý là Tan Chong Tee, một kiều dân người Malaysia gốc Hoa sống trong thời kỳ Nhật chiếm đóng. Ông Lim cũng như những người lính của mình là các thành viên của tổ chức chính trị Quốc Dân Đảng (do Tôn Trung Sơn lập nên), và họ được đào tạo để sử dụng thành thạo các trang thiết bị tín hiệu không dây cũng như thu thập tình báo.

Richard Broome và John Davis cùng được bổ nhiệm làm người đứng đầu 2 nhóm biệt kích đầu tiên mang các mật danh lần lượt là Gustavus 1 và Gustavus 2, cùng xâm nhập vào Malaysia nhờ khả năng thông thạo tiếng Quảng Đông (phương ngữ Trung Quốc). Đại úy John Davis cũng là người thông thạo các điều kiện rừng rậm, trở thành một người leo núi nhiệt tình kiêm nhà hàng hải dày dạn kinh nghiệm. Từ Tích Lan (phiên âm tiếng Hán của Sri Lanka), 2 toán biệt kích đầu tiên đã được vận chuyển đến Malaysia bởi một tàu ngầm Hà Lan khi không có chiếc máy bay nào của quân Đồng Minh có khả năng bay khứ hồi qua Malaysia (thuộc địa Anh) khi đó. Tổng cộng có 6 toán biệt kích Gustavus đổ bộ lên đất Malaysia trong suốt cuộc chiến.

Lực lượng 136 - cơ quan mật vụ Anh ở Malaysia - Hình 2
Thiếu tá Lim Bo Seng, người tuyển chọn biệt kích cho Lực lượng 136 ở Malaysia.

Chiến dịch Gustavus

Ngày 24/5/1943, đại úy John Davis cùng 5 điệp viên Trung Quốc đã đổ bộ lên đảo Pangkor thuộc duyên hải Perak của Malaysia. Khu căn cứ này được thành lập trong vùng đồi Segari, còn các điệp viên vào vùng đồng bằng nhằm xây dựng mạng lưới tình báo bằng cách thiết lập nhiều dạng nghề nghiệp khác nhau ở Perak. Các liên lạc được thực hiện với phong trào kháng chiến chính là Quân đội kháng Nhật nhân dân Malaysia (MPAJA) do cộng sản lãnh đạo vào ngày 30/9/1943.

Sĩ quan liên lạc trong toán biệt kích của Đại úy John Davis không ai khác chính là Chin Peng: Tổng thư ký tương lai của Đảng cộng sản Malaysia (MCP). MPAJA cung cấp yểm trợ và nhân lực cho Lực lượng 136 bao gồm một nhóm dân quân để đảm bảo an ninh tại căn cứ Segari của đơn vị. Tuy nhiên, khu căn cứ này được cho là dễ bị tổn thương cho nên tới tháng 10/1943, căn cứ này được chuyển đến Bukit Bidor (còn có tên gọi khác là Blantan) nơi MPAJA hiện diện mạnh mẽ.

Vào ngày 1/1/1944, Lực lượng 136 có cuộc họp chính thức đầu tiên với MPAJA. Cuộc họp đã chính thức hóa mong muốn hợp tác chống phát xít Nhật và đạt được sự đồng thuận của MPAJA nhằm hỗ trợ việc tái thiết lập quyền kiểm soát của người Anh sau khi Nhật Bản đầu hàng. Đổi lại, quân Đồng Minh sẽ cung cấp vũ khí, huấn luyện, tiền bạc và y tế cho MPAJA. Tại cuộc họp cũng có sự nhất trí rằng nên gác lại câu hỏi về chính sách tương lai của Anh đối với những người cộng sản. Tuy nhiên, Lực lượng 136 đã không thể cung cấp ngay lập tức sự hỗ trợ như đã hứa cho quân du kích MPAJA khi các điệp viên thất bại trong liên lạc của họ với trụ sở, vốn đã chuyển trực tiếp từ Calcutta sang Tích Lan. Máy phát không dây được cất giấu gần khu vực đổ bộ duyên hải nhưng trọng lượng của nó lên tới 204 kg, đồng nghĩa chỉ có thể dùng xe bò mới có thể chở được.

Do lo sợ bị người Nhật phát hiện ra thiết bị không dây này khiến các điệp viên của Lực lượng 136 do dự không mang nó. Từ tháng 2/1944 trở đi tình hình mỗi lúc thêm phức tạp hơn, Lực lượng 136 liên tiếp thất bại trong việc thiết lập liên lạc với tàu ngầm chở vật tư được trụ sở phái đi. Suốt hơn một năm không có bất kỳ tin tức nào được chuyển về trụ sở do 5 lần xuất kích tàu ngầm đều bất thành. Lần xuất kích cuối cùng trong số này đã bị quân Nhật tấn công và những nỗ lực xa hơn trong việc liên lạc với tàu ngầm đã bị đình lại do nỗi sợ bị phanh phui hoặc bị tấn công thêm.

Lực lượng 136 - cơ quan mật vụ Anh ở Malaysia - Hình 3
Đô đốc Lord Louis Mountbatten cùng các chỉ huy của Lực lượng 136.

Sụp đổ mạng lưới tình báo

Tính đến tháng 3/1944, các điệp viên Lực lượng 136 đã thành lập một mạng lưới gián điệp ngầm khá đáng kể với nhiều doanh nghiệp hợp pháp đóng vai trò bình phong cho các hoạt động thu thập tình báo của họ. Vậy nhưng phần lớn công việc của họ đã đổ sông đổ bể do một điệp viên đã nhầm lẫn tàu ngầm phát xít Nhật với một tàu du lịch. Người điệp viên này đã tìm cách trốn thoát nhưng 2 trợ lý lại bị bắt giữ và từ tiết lộ của họ đã dẫn đến việc bắt giữ hàng loạt điệp viên của Lực lượng 136 đang hoạt động trong 2 thành phố.

Ông Lim Bo Seng, người đã rời khu căn cứ Bukit Bidor nhằm gây quỹ và mở rộng mạng lưới tình báo cũng nằm trong danh sách các điệp viên bị bắt giữ. Cùng với những người đồng đội khác, ông Lim được áp giải tới nhà tù Batu Gajah, nơi họ bị đám Hiến binh Nhật tra tấn dã man để lấy thông tin.

Không khuất phục sự tàn bạo của Hiến binh Nhật, người cộng sản kiên trung Lim Bo Seng đã qua đời vào ngày 29/6/1944 và được an táng trong một ngôi mộ tập thể được đào cạnh nhà tù. Một tháng sau cuộc đàn áp mạng lưới tình báo của mình, Lực lượng 136 đã hứng thêm một thất bại lớn thứ 2 vào tháng 5/1944, khi đó phát xít Nhật mở cuộc đột kích quy mô lớn nhắm vào khu căn cứ Bukit Bidor ngay đúng lúc một số điệp viên của Lực lượng 136 đang lấy lại thiết bị máy phát không dây. Dù không có thương vong nào được ghi nhận nhưng vật tư và các tài liệu quan trọng đã bị thất lạc trong lúc khu căn cứ được vội vã sơ tán. Sau đó chiếc máy phát không dây được tái lắp đặt ở một khu căn cứ mới nhưng do thiếu máy phát điện thích hợp nên mãi đến tháng 2/1945 mới bắt đầu tái liên lạc với bộ chỉ huy.

Lực lượng 136 - cơ quan mật vụ Anh ở Malaysia - Hình 4
Những thành viên người Canada gốc Hoa của Lực lượng 136.

Chấm dứt sự chiếm đóng của phát xít Nhật

Mọi trục trặc trước đó đã được khắc phục khi một điệp viên trong Lực lượng 136 đã nghĩ cách chế tạo ra một chiếc máy phát điện chạy bằng sức người vốn được ghép từ các phần linh kiện xe đạp. Ngày 17/3/1945, cuộc họp thứ 2 với các đại diện MPAJA đã được triệu tập và cùng đồng nhất trí rằng các sĩ quan liên lạc Anh sẽ chịu trách nhiệm cho khâu đào tạo và việc ra những quyết định mang tính chiến lược sẽ thuộc quyền của mỗi trung đoàn của MPAJA.

Với việc thiết lập lại đường dây liên lạc tới trụ sở bộ chỉ huy, việc điều phối các hoạt động cung cấp vật tư theo đường hàng không và nhân sự bổ sung đã trở nên khả thi hơn. Điều này nhằm chuẩn bị cho cuộc phản công Malaysia của đế quốc Anh hay còn được biết đến dưới tên gọi Chiến dịch Zipper (kế hoạch của Anh nhằm đánh chiếm cảng Swettenham hoặc cảng Dickson của Malaysia để dàn dựng cho việc tái chiếm Singapore trong Chiến dịch Mailfist. Tuy nhiên, do chiến tranh ở Thái Bình Dương đã kết thúc nên nó không bao giờ được thực thi trọn vẹn).

Khâu tăng cường vật tư, trang thiết bị và đào tạo cho các du kích quân của MPAJA được các sĩ quan người Anh chuẩn bị chu đáo đã nâng cao đáng kể hiệu quả quân sự của họ. Vào thời điểm quân Nhật đầu hàng vào ngày 14/8/1945, đã có khoảng từ 2.800 đến 3.500 quân du kích MPAJA được trang bị vũ trang, trong khi đó tổng cộng 371 nhân sự của Lực lượng 136 bao gồm 134 binh sĩ Gurkha (là những người lính có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, chủ yếu cư trú ở Nepal và một số vùng ở Bắc Ấn Độ.

Các đơn vị Gurkha bao gồm người Nepal và Gorkha Ấn Độ, người Ấn Độ nói tiếng Nepal và được tuyển mộ vào quân đội Nepal (96.000 người), quân đội Ấn Độ (42.000 người), quân đội Anh (4.010 người), Đội Gurkha ở Singapore, đơn vị dự bị Gurkha ở Brunei, dành cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và tại các vùng chiến sự trên khắp thế giới. Cựu Tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, Thống chế Sam Manekshaw, từng tuyên bố rằng: "Nếu một người đàn ông nói rằng anh ta không sợ chết thì anh ta đang nói dối hoặc anh ta là một Gurkha") xâm nhập vào Malaysia.

Những chiến sĩ MPAJA cùng với các lực lượng Anh được thả dù đã phá vỡ nhiều tuyến cung cấp vật tư hậu cần của quân Nhật trong suốt Chiến dịch Zipper, nhưng với sự đầu hàng đột ngột của phát xít Nhật sau khi Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Nagasaki và Hiroshima, những gì được cho là thành quả của nỗ lực chiến tranh của Lực lượng 136 đã trở nên thừa thãi. Trong lúc chờ lên đường trở về Anh, Lực lượng 136 và MPAJA được chỉ đạo duy trì trật tự ở vùng nông thôn và đảm bảo rằng sau này sẽ không thực hiện những cuộc trả thù chống lại người Nhật hiện đang ẩn náu ở các thành phố lớn. Lực lượng 136 bị giải thể một thời gian ngắn ngay sau chiến tranh và nhiệm vụ cuối cùng của họ là giải giáp đồng minh cũ của mình: MPAJA

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
Hai bức tranh chính sách Trump - Harris
19:46:09 03/11/2024

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Lý do danh ca Hương Lan tát Hoài Linh: "Tôi bảo Hoài Linh, chị hai đánh cho em tỉnh lại"
13:31:40 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024
Cuộc sống của nam ca sĩ Việt và bạn đời đồng giới ở Mỹ: Đã có con, biệt thự và siêu xe
13:29:10 05/11/2024

Tin mới nhất

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Ông Trump cảnh báo trừng phạt Trung Quốc và Mexico ở thông điệp cuối cùng trước bầu cử

16:51:18 05/11/2024
Các con của ông Trump và nhân vật truyền thông Megyn Kelly cũng lên sân khấu ủng hộ chính trị gia này. Kelly nêu rõ bà ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ vì ông sẽ bảo vệ phụ nữ và những người đàn ông bị lãng quên .

Giới tính cử tri là yếu tố quyết định đến kết quả bầu cử Mỹ 2024?

16:49:10 05/11/2024
Chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ Celinda Lake cho biết không thể đánh giá thấp sức mạnh của vấn đề phá thai . Bà cho biết điều đó đặc biệt đúng đối với những phụ nữ trẻ tuổi.

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Chuyên gia: Iran có thể tấn công khu vực gần các cơ sở hạt nhân của Israel

14:39:07 05/11/2024
"Kiểu tấn công này nhằm gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng phòng thủ cốt lõi của Israel, không chỉ làm leo thang xung đột mà còn khuếch đại tác động về mặt tâm lý và chiến lược", ông giải thích.

Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Mỹ - Ấn?

14:37:00 05/11/2024
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc bà Harris thẳng thắn về vấn đề nhân quyền có thể gây căng thẳng với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi.

Đức, Australia tăng cường viện trợ cho Ukraine

14:32:11 05/11/2024
Kể từ khi nổ ra xung đột giữa Ukraine và Nga, Australia đã cung cấp hơn 1,3 tỷ AUD hỗ trợ quân sự và hơn 1,5 tỷ AUD hỗ trợ tổng thể cho Chính phủ Ukraine.

Mỹ hối thúc Israel đảm bảo duy trì hoạt động viện trợ nhân đạo tại Gaza

14:23:36 05/11/2024
Ông Miller cho biết Mỹ đã nêu rõ những lo ngại này với Chính phủ Israel và cho rằng nước này phải có trách nhiệm phải làm mọi cách có thể để giảm leo thang và buộc tất cả những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ

Netizen

18:31:15 05/11/2024
Vào ngày 29 tháng 11 năm 2023, Đại học Vũ Hán đã kỷ niệm 130 năm thành lập. Trong sự kiện này, có một cựu học sinh đã đứng ra quyên góp 1,3 tỷ NDT (hơn 4.600 tỷ đồng) cho nhà trường.

Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp

Sức khỏe

17:49:26 05/11/2024
Viêm khớp là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Đây là căn bệnh gây tổn thương ở khớp (nơi hai xương gặp nhau). Một số khớp bị mòn tự nhiên khi con người già đi.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 12: Kiên đột nhập kho sầu riêng quay bằng chứng

Phim việt

17:12:29 05/11/2024
Trong khi Linh và Nga diễn để làm nhiệm vụ giữ chân hai người này thì Kiên nhanh chóng đột nhập kho hàng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.

Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng

Sao việt

16:58:49 05/11/2024
Sáng 5/11 (giờ Việt Nam), trang chủ Miss Universe với 14 triệu người theo dõi đã liên tiếp đăng tải các bộ ảnh của loạt thí sinh, trong số đó có Kỳ Duyên.

Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm

Sao châu á

16:40:29 05/11/2024
Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh khiến netizen không khỏi trầm trồ, xuýt xoa khi khoe mặt mộc đẹp không tỳ vết ở tuổi 36.

Vpop đón tân binh có mối duyên nợ với 2 Anh Trai, ra tận 8 MV debut khiến ai cũng trầm trồ!

Nhạc việt

15:53:09 05/11/2024
Tân binh làng nhạc có màn debut khủng với full album, 8 MV kèm theo và ekip hàng đầu thị trường đứng sau phần âm nhạc.

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

Giải chạy marathon ở thành phố New York lập kỷ lục về số người tham gia

14:20:40 05/11/2024
Ban tổ chức cho biết con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập tại Marathon Berlin (Đức) vào tháng 9, với 54.280 người hoàn thành giải chạy marathon hàng đầu thế giới này.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.