AMD Ryzen 7 5800X – Lựa chọn mới của các máy tính game cao cấp
Ryzen 7 5800X là một vi xử lý thú vị của AMD, với kiến trúc Zen 3 mới, hướng đến người dùng là game thủ.
Với 8 nhân và 16 luồng, bạn sẽ có được trải nghiệm game tốt trong vài năm nữa, bởi các vi xử lý Ryzen với kiến trúc Zen 3 của AMD cũng được trang bị cho Xbox Series X và PlayStation 5. Hãy cùng khám phá xem Ryzen 7 5800X làm được gì?
Đây là vi xử lý thứ 4 trong dải sản phẩm Zen 3 vừa ra mắt của AMD, bao gồm đàn em Ryzen 5 5600X (6 nhân, 12 luồng), đàn anh Ryzen 9 5900X (12 nhân, 24 luồng) và Ryzen 9 5950X (16 nhân, 32 luồng).
Theo cảm nhận, Ryzen 7 5800X có vẻ như là vi xử lý hấp dẫn nhất ở thời điểm hiện tại trong gia đình Zen 3. Bản thân Zen 3 đã là một kiến trúc tốt hơn trước khá nhiều bởi sự nâng cấp về băng thông bộ nhớ.
Thông số kỹ thuật của Ryzen 7 5800X
Nhân: 8
Luồng: 16
Tiến trình: TSMC 7nm
Xung cơ bản: 3,8GHz
Xung tăng tốc: 4,7GHz
Bộ nhớ đệm L3: 32MB
Hỗ trợ bộ nhớ: DDR4 3.200MHz
Socket: AM4
TDP: 105W
Tản nhiệt: Không kèm
Giá ra mắt: 11,6 triệu đồng
Ryzen 7 5800X có 8 nhân, 16 luồng với mức xung nhịp 3,8GHz và có khả năng tăng tốc lên 4,7GHz. Đây là thiết kế CCX giúp cho cả 8 nhân đều có quyền truy cập bộ nhớ đệm L3 32MB, đồng nghĩa với việc không có hiện tượng giảm tốc độ như ở các vi xử lý có nhiều nhân hơn. Thiết kế tương tự cũng xuất hiện trên Ryzen 5 5600X (7,9 triệu đồng) với 6 nhân và 12 luồng.
Cũng giống như các vi xử lý thế hệ trước, Ryzen 7 5800X hỗ trợ PCIe 4.0. Tuy nhiên, tính năng này chỉ hữu dụng khi sử dụng cùng các ổ cứng NVMe cao cấp. AMD cũng trang bị công nghệ DirectStorage để cải thiện thời gian khởi động. Hỗ trợ bộ nhớ chính thức của 5800X là 3.200MHz trở lên.
Video đang HOT
Hiệu năng thuật toán
Khi nói về hiệu năng, có nhiều cải thiện trên Ryzen 7 5800X. Các ứng dụng chuyên nghiệp và nghiêm túc đồi hỏi nhiều luồng xử lý được hưởng lợi từ số nhân/luồng cũng như sự cải thiện ở IPC.
Điểm thử nghiệm thuật toán
Cinebench R20: 625 (đơn nhân), 6055 (đa nhân)
X264 v5.0 (mã hóa video): 54 FPS
SiSoft Sandra (băng thông bộ nhớ): 35 GB/giây
3DMark Time Spy (chỉ vi xử lý): 14550 điểm
Những phần mềm như Cinebench R20 chứng kiến sự thống trị của AMD ở thế hệ trước, so với vi xử lý Intel Core i7-10700K. Nếu là người có nhu cầu render hình ảnh đồ họa, 3D cao, đây là lựa chọn rất tốt. Ở phần thử nghiệm mã hóa video, 5800X cũng đạt được 54 khung hình/giây so với đối trọng là 43 khung hình/giây.
Trải nghiệm game
Khả năng chiến game của Ryzen 7 5800X cũng khá hấp dẫn, nhỉnh hơn so với chính mình ở phiên bản trước, và dĩ nhiên cũng là so với Intel. F1 2019 cho thấy sự dẫn đầu của AMD 5800X, cao hơn 7 FPS so với 10700K ở độ phân giải 1080p. Total War: Three Kingdoms cho ra điểm số cân bằng và Metro Exodus thấp hơn một chút.
Kết quả thử nghiệm game
Assassin’s Creed Odyssey: 68 FPS
F1 2019: 212 FPS
Metro Exodus: 106 FPS
Total War: Three Kingdoms: 156 FPS
Với sự ra đời của Ryzen 7 5800X, đã không còn ranh giới giữa 2 hãng. Nếu bạn muốn có hiệu năng game tốt nhất, sự lựa chọn không còn duy nhất ở đội Xanh. Mỗi một hãng sẽ được hưởng lợi từ một nhóm game nhất định, nhưng cũng không có cách biệt quá nhiều.
Kết luận
Về tổng thể, AMD Ryzen 7 5800X là một vi xử lý tốt cho phân khúc máy tính trung cao cấp. AMD hiện tại đã có thể so bì được với Intel về hiệu năng game, và làm được nhiều hơn thế nữa. Sản phẩm vẫn dẫn trước đối thủ trong một số tác vụ nặng, nên sẽ còn hữu dụng trong nhiều nhu cầu khác nhau chứ không phải chỉ game.
Nếu là một người lắp máy mới, Ryzen 7 5800X sẽ là một lựa chọn tốt. Việc hỗ trợ PCIe 4.0 cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể hướng đến sử dụng nhiều thiết bị mới trong tương lai, đặc biệt là ổ cứng.
B550 Vision D: Cực phẩm bo mạch chủ tầm trung, sang xịn mịn như hàng cao cấp
Những tưởng bo mạch chủ mang chipset tầm trung như B550 sẽ sở hữu 1 thiết kế "kém sang" hơn những bo mạch chủ cao cấp khác. Tuy nhiên B550 Vision D của Gigabyte lại là một ngoại lệ hiếm có.
Ryzen 3000 series vẫn đang là CPU được nhiều game thủ chọn mặt gửi vàng. Đặc biệt là khi AMD cho ra mắt chipset B550, những setup tầm trung sử dụng CPU Ryzen lại có mức trở nên thân thiên hơn rất nhiều. Như anh em cũng rõ thì dòng bo mạch chủ tầm trung thường không được đầu tư nhiều về mặt thiết kế như những bo mạch chủ cao cấp. Tuy nhiên, nếu phải bàn luận về vẻ đẹp của một bo mạch chủ tầm trung thì B550 là cái trên vô cùng xứng đáng.
B550 Vision D nằm trong dải sản phẩm bo mạch chủ mới của Gigabyte dành cho các nhà sáng tạo nội dung. Mang trong mình một ngôn ngữ thiết kế sang chảnh với phối màu trắng đen nổi bật kết hợp với những đường vát cạnh kim cương sáng bóng. B550 Vision D không hề ngầu và nhiều đường nét như những bo mạch chủ gaming. Đây chỉ là sự kết hợp của những hình khối đơn giản nhưng lại vô cùng tinh tế và không kém phần sang trọng.
Nhìn thì có vẻ mong manh, tuy nhiên để có thể trở thành bo mạch chủ dành cho các nhà sáng tạo nội dung thì phía sau bộ khung ấy lại là những nền tảng đầy "cơ bắp". Dàn VRM 14 phase nguồn cân được nhiều CPU mạnh mẽ như Ryzen 5 hay thậm chí là Ryzen 7 hoạt động liên tục trong thời gian dài. Hỗ trợ tối đa 128GB RAM ECC có chức năng tự động sửa lỗi dữ liệu.
2 khe cắm hỗ trợ đến PCIe 4.0 cho băng thông ở mức cao nhất thời điểm hiện tại. Nếu như trước đây PCIe 4.0 chỉ có ý nghĩa với những người dùng sở hữu card đồ hoạ RX 5000 series của AMD thì sau màn ra mắt RTX 3000 series đầy ấn tượng của Nvidia, những khe PCIe 4.0 này càng mở ra nhiều hứa hẹn về những trải nghiệm hiệu năng cao. 2 khe cắm M.2 PCie 4.0 cũng hỗ trợ những chiếc SSD NVMe PCIe 4.0 kiểu mới với tốc độ đọc/ghi siêu nhanh.
B550 Vision D tuy chỉ là một bo mạch chủ tầm trung, tuy nhiên, nó vẫn sở hữu những kết nối từ cơ bản đến xịn xò nhất. 8 cổng USB type A trong đó có 4 cổng USB 3.2 gen 1, 2 cổng USB 3.2 gen 2, và đặc biệt là 2 cổng Thunderbolt 3 siêu tốc vừa sạc được nhiều thiết bị, vừa truyền được tín hiệu với băng thông lên đến 40Gbps (gấp 4 lần so với cổng USB 3.2 Gen 2), lại vừa xuất được tín hiệu ra màn hình. Chưa hết, B550 Vision D còn trang bị tới 2 cổng LAN. Đấy là còn chưa kể đến các kết nối không dây như Wifi 6 và bluetooth 5.0. Thế này thì là bo mạch chủ cao cấp chứ tầm trung gì nữa?
Năm nay Gigabyte đã làm rất tốt phần thiết kế bo mạch chủ, trong những cái tốt không thể không nhắc đến cực phẩm antenna wifi bluetooth. Một chiếc antenna đẹp xuất sắc không thể chê vào đâu được. Tuy chỉ là một món phụ kiện nhỏ, nhưng sự sang trong mà nó mang lại cho một hệ thống máy tính thì quả là không thể xem nhẹ.
Với những hệ thống chơi game có giá tầm 30 triệu đổ lại mang concept sang chảnh thì B550 Vision D là bo mạch chủ đáng để chọn mặt gửi vàng nhất. Với sức mạnh không thể xem thường cùng thiết kế đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Good job, Gigabyte!
AMD ra mắt vi xử lý Ryzen Zen 3 và đồ họa RDNA 2 trong tháng 10 Sau khi Nvidia ra mắt GeForce RTX 30 series, AMD cũng đã công bố ngày giới thiệu đến người dùng các sản phẩm chủ lực thế hệ kế tiếp. Khởi đầu sẽ là AMD Ryzen Zen 3 trong tháng 10, trước khi tiến đến các VGA Radeon thế hệ mới trong tháng 11. AMD bắt đầu gửi đi các thư mời cho 2...