Amazon sắp đạt thỏa thuận mua lại hãng Palm
Trang tin VentureBeat vừa tiết lộ rằng, tập đoàn Amazon đang có ý định mua lại hãng Palm và hệ điều hành di động webOS mà HP vừa bỏ.
Nguồn tin trên nói rằng, dù nhiều bên bày tỏ sự quan tâm, song Amazon là hãng đang tiến gần tới thỏa thuận cuối cùng của thương vụ trên.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trước đó, nhiều tập đoàn công nghệ lớn được cho là đã liên hệ với HP để thỏa thuận về webOS.
Video đang HOT
Có thể kể đến như hãng Samsung hay HTC, dù sau đó CEO Choi Gee Sung của Samsung đã lên tiếng phủ nhận, còn CEO Cher Wang của HTC thì chỉ nói nước đôi và không đi sâu vào chi tiết để tránh làm mếch lòng đối tác Google đang cung cấp nền tảng Android.
Mới đây, Amazon đã tung ra mẫu máy tính bảng siêu rẻ Kindle Fire thu hút được sự chú ý của cả thế giới công nghệ, và sản phẩm này cũng giống như nhiều mẫu tablet phổ biến khác với hệ điều hành là Android của Google.
Trong bối cảnh Google thâu tóm Motorola, các đối tác sử dụng Android đều bày tỏ sự âu lo vì e ngại “gã khổng lồ tìm kiếm” sẽ giành sự thiên vị cho công ty con này, thì Amazon lại càng có lý do để lo lắng hơn, bởi họ được kỳ vọng sẽ làm nên chiến tích thần kỳ là cạnh tranh sòng phẳng với iPad.
Nếu có bất trắc xảy ra, hẳn Amazon sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất gây ảnh hưởng nặng nề tới chiến lược tablet của họ.
Do vậy, nếu như sắp tới, hãng kinh doanh trực tuyến lớn nhất thế giới này thông báo về việc họ thâu tóm Palm và webOS như thông tin mà VentureBeat đưa ra thì cũng không có gì quá ngạc nhiên, bởi lúc này, webOS quả là một “miếng mồi ngon” khó cưỡng đối với Amazon./.
Theo TTXVN
Giới phân tích khuyên Facebook nên mua WebOS
Có vẻ hơi kỳ quặc nhưng một nhà phân tích của công ty tài chính Jeffries cho rằng mạng xã hội Facebook nên mua lại nền tảng WebOS đang bị HP bỏ rơi.
"Facebook nên mua lại WebOS để bước chân vào thị trường di động".
Ông Peter Misek, chuyên gia phân tích của Jeffries, tin rằng không còn "nhà thầu" nào tiềm năng hơn Facebook khi mua lại WebOS. Nền tảng này sẽ giúp Facebook "bành trướng" trong lĩnh vực giải trí đa phương tiện và viễn thông di động.
Misek điểm danh nhiều "nhà thầu" tiềm năng có thể thâu tóm WebOS, như Sony Ericsson, ZTE, and Huawei, nhưng những hãng này đang tự hài lòng với 2 nền tảng Android và Windows, thay vì tự mình phát triển hay mua lại hệ điều hành riêng cho mình.
Một số ông lớn khác, như Samsung, Baidu mà Amazon đã sẵn sàng chi tiền đầu tư để phát triển phần mềm riêng, trong khi đó, Nokia cam kết với Microsoft; còn HTC cũng tính đến chuyện sở hữu nền tảng của mình nhưng chưa vội vàng xúc tiến.
Trong khi đó, Facebook được biết đến với tham vọng "dấn thân" vào lĩnh vực giải trí đa phương tiện với dịch vụ âm nhạc vừa bị rò rỉ. Mạng xã hội này cũng gây xôn xao giới công nghệ bằng dịch vụ Messenger. Ngoài ra, Facebook còn có một cộng đồng các nhà phát triển mạnh mẽ, và trước đó, mạng xã hội này cũng tỏ ra quan tâm đến hệ điều hành di động.
Còn nhớ nhiều tin đồn cách đây không lâu về sự tồn tại của điện thoại Facebook. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới chỉ là những mẫu điện thoại tích hợp Facebook, điển hình như HTC ChaCha.
Hơn nữa, theo Misek, các nhà mạng vẫn muốn có một "đối trọng" thứ 3 trong hệ sinh thái smartphone vốn đang thuộc tầm kiểm soát của iOS của Apple và Google Android. Mặc dù, về logic, Windows vẫn là một "kẻ thứ 3" trong cuộc chạy đua trên thị trường di động, nhưng Microsoft đã từng thất bại với chiến lược nghèo nàn. Cuộc đua càng trở nên căng thẳng hơn khi Google mua lại Motorola khiến các nhà sản xuất khác buộc phải có sự lựa chọn cho hướng đi trong tương lai của mình.
Theo Dân Trí
Chủ nhân phù hợp nhất với webOS là...Facebook? Sau khi hãng HP bày tỏ ý định có thể bán nền tảng webOS "non trẻ" của họ, nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đã tỏ thái độ quan tâm theo các cấp độ khác nhau. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Trong khi Samsung được cho là đã tiến hành một số thỏa thuận sơ bộ (nhưng sau đó hãng...