Amazon quan tâm dịch vụ Boost của T-Mobile và Sprint
Amazon đang quan tâm đến việc mua lại dịch vụ không dây trả trước Boost Mobile từ T-Mobile và Sprint nếu hai nhà mạng này quyết định thoái vốn để đẩy nhanh thương vụ sáp nhập 26,5 tỉ USD của họ.
Hiện chưa rõ chiến lược thực sự của Amazon dành cho Boost nếu thương vụ thành công
Theo Reuters, Boost hiện là một trong những thương hiệu về dịch vụ mạng không dây trả trước của Sprint và đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận sáp nhập với T-Mobile. Các nhà phân tích tại Cowen ước tính Boost có 7 đến 8 triệu khách hàng và thương vụ có thể được định giá đến 4,5 tỉ USD nếu thỏa thuận với Amazon bao gồm phổ không dây, sóng dữ liệu và các trang thiết bị được thực hiện.
Mối quan tâm của Amazon dành cho thương vụ này phần lớn đến từ việc thỏa thuận sẽ cho phép hãng bán lẻ lớn nhất thế giới có thể sử dụng mạng không dây T-Mobile trong ít nhất sáu năm tới. Nguồn tin cho biết Amazon cũng sẽ quan tâm đến bất kỳ dịch vụ không dây nào có thể được thoái vốn.
Ajit Pai, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC), hồi đầu tháng này đã “bật đèn xanh” cho thương vụ sáp nhập giữa Sprint và T-Mobile với điều kiện hai nhà mạng này thoái vốn khỏi Boost Mobileas cũng như yêu cầu họ xây dựng 5G ở khu vực nông thôn và cung cấp băng thông rộng không dây đủ tốt để thay thế đường truyền cố định.
Video đang HOT
T-Mobile và Sprint đã cam kết bán Boost như một phần của các biện pháp nhằm giảm thị phần của họ trong mảng kinh doanh không dây trả trước và nhận được sự chấp thuận theo quy định cho kế hoạch sáp nhập 26 tỉ USD của họ.
Việc sáp nhập, nếu được hoàn tất, sẽ giảm số lượng nhà mạng ở Mỹ chỉ còn ba nhà mạng không dây thay vì bốn như hiện nay. T-Mobile và Sprint là các nhà mạng lớn thứ ba và thứ tư sau Verizon và AT&T.
Amazon đã và đang xây dựng trải nghiệm các cuộc gọi điện thoại thông qua sản phẩm Echo Connect của họ, sử dụng dịch vụ điện thoại cá nhân tại nhà và cho phép loa kích hoạt bằng Alexa để gọi điện thoại. Amazon cũng có lịch sử lâu đời trong việc khám phá các dự án mới, chẳng hạn như thực hiện các chương trình truyền hình gốc cho thành viên đăng ký thuê bao gói Amazon Prime.
Hiện cả ba phía đều không đưa ra bình luận chính thức về vấn đề này.
Theo Thanh Niên
Khi nhân viên không còn muốn cống hiến, Amazon cũng không giữ, thậm chí còn tặng 10.000 USD và 3 tháng lương để họ nghỉ việc, tự mở công ty
Có lẽ hiếm công ty nào trên thế giới lại có chính sách như gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon: Muốn nhân viên bỏ việc để tự thành lập công ty giao nhận!
Tháng 6 năm ngoái, Amazon tuyên bố rằng nhân viên tại Mỹ của tập đoàn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ của riêng mình để giao hàng hóa thuộc các gói Prime trên xe tải và đồng phục mang nhãn hiệu Amazon.
Amazon Prime là một chiến lược kinh doanh quan trọng giúp tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos tăng tính cạnh tranh đồng thời mở rộng thành viên trên toàn thế giới. Prime có thể tạm coi là gói nâng cấp dành cho thành viên đăng ký dịch vụ VIP khi mua sắm trên Amazon. Số liệu thống kê cho thấy có tới 10,7% dân số Mỹ là thành viên của dịch vụ này, hay nói cách khác, cứ 10 người thì sẽ có 1 người dùng Prime.
Khách hàng sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi khi là thành viên của Amazon Prime. Hầu hết các mặt hàng mà họ mua sẽ được vận chuyển miễn phí trong 2 ngày. Ngoài ra, họ còn được lưu trữ ảnh, xem video, nghe nhạc hay đọc sách điện tử Kindle... không giới hạn. Bên cạnh đó là nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn khác như giảm giá 15% khi mua mặt hàng dành cho trẻ em hay mua sản phẩm giới hạn chỉ dành riêng cho thành viên Prime.
Amazon Prime là một dịch vụ khá phổ biến tại Mỹ.
Amazon hy vọng việc khuyến khích nhân viên đăng ký thành lập doanh nghiệp giao hàng có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển sản phẩm từ các trung tâm phân loại địa phương đến người tiêu dùng ngày càng tăng.
Mặc dù hàng chục nghìn nhân viên của Amazon bày tỏ sự quan tâm đến chương trình này nhưng ngày 13/5 vừa qua, công ty của Jeff Bezos thừa nhận rằng nhiều người trong số đó không đủ khả năng chi trả số tiền khởi nghiệp mà họ cần để thành lập doanh nghiệp.
Chính vì lý do đó, Amazon tuyên bố sẽ cung cấp cho nhân viên khoản tiền lên đến 10.000 USD cộng thêm ba tháng lương để hỗ trợ họ startup. Đề nghị trên nằm trong những nỗ lực của công ty nhằm khuyến khích nhân viên rời đi khi họ không còn muốn tiếp tục ở lại. Giám đốc điều hành Jeff Bezos từng đề cập đến chương trình "Pay to Quit" (Tạm dịch: Trả tiền để nhân viên nghỉ việc) trong một lá thư gửi cổ đông cách đây 5 năm và giờ đây Amazon đang tiến xa hơn trong việc đó.
Dave Clark, phó Chủ tịch cấp cao về các hoạt động trên toàn thế giới của Amazon cho biết: "Chúng tôi đã nhận được sự quan tâm lớn từ hàng chục nghìn cá nhân và nhiều trong số đó là nhân viên của công ty. Chúng tôi biết rằng họ muốn trở thành một phần của chương trình nhưng lại gặp phải vấn đề về vốn kinh doanh".
Trong những năm qua, Amazon đã rất nỗ lực trong việc xây dựng dịch vụ giao hàng độc lập để xử lý các đơn hàng. Tháng 6 năm ngoái, hãng thành lập chương trình "Đối tác giao hàng" (Amazon Delivery Service Partners) khuyến khích thành viên tham gia kinh doanh theo mô hình giao hàng của công ty. Đây cũng là giải pháp để giảm sự phụ thuộc của gã khổng lồ vào các trung gian giao hàng như FedEx, UPS và DHL.
Kể từ khi ra mắt chương trình này, Amazon giúp tạo ra thêm 200 doanh nghiệp nhỏ, những đơn vị đã thuê hàng ngàn tài xế địa phương để giao hàng cho họ. Năm nay, công ty có kế hoạch bổ sung thêm hàng trăm nhà thầu giao hàng như vậy, bao gồm cả những nhân viên cũ chấp nhận đề nghị thành lập doanh nghiệp giao nhận của họ. Gần đây, chương trình đã được mở rộng cho nhân viên công ty ở Anh và Tây Ban Nha.
Theo GenK
Amazon trả 10.000 USD để nhân viên nghỉ việc, với một điều kiện Nhân viên Amazon có thể nhận được tối đa 10.000 USD nếu nghỉ việc tại công ty, kèm theo một điều kiện. Amazon mới đây cho biết họ sẽ trao tối đa 10.000 USD cho nhân viên nếu họ muốn nghỉ việc và thành lập startup mới, tập trung vào chuyển phát bưu kiện. Ngoài ra, Amazon cũng trả cho họ số tiền...