Amazon là ‘nạn nhân’ của Google Play Store?
Google sắp đối mặt với vụ kiện chống độc quyền từ hơn 30 tiểu bang ở Mỹ. Trong đơn kiện chỉ ra một nạn nhân không ai ngờ đến đang phải chịu áp lực từ Google Play Store, đó chính là “ông lớn” Amazon.
Amazon không thể phát triển cửa hàng app riêng vì bị Google cản đường
Theo Bloomberg, cách nay 10 năm, Amazon đã xây dựng cửa hàng ứng dụng Android riêng nhưng không đạt được thành công như mong đợi.
Amazon được nhắc tên hơn hai chục lần trong đơn khiếu nại của các tiểu bang. Họ lập luận rằng ngay cả một “gã khổng lồ” công nghệ giàu có, quyền lực như Amazon cũng không thể làm suy yếu vị thế độc quyền của Google trong thị trường hệ điều hành smartphone.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Amazon có hợp tác với các tiểu bang Mỹ để kiện Google hay không. Đơn kiện mô tả những khó khăn mà công ty phải trải qua nhằm đưa cửa hàng ứng dụng của mình lên thiết bị Android. Các nguyên đơn trình bày: “Dù người dùng biết rằng có những cửa hàng ứng dụng thay thế Play Store, Google đã khiến Android chặn việc cài đặt những cửa hàng này”.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, Amazon đã trở thành mối đe dọa đối với Google. Số lượng tìm kiếm trên Amazon ngày càng tăng, hoạt động quảng cáo của công ty đang cạnh tranh mạnh mẽ với Google. Google đang duy trì mảng kinh doanh quảng cáo một phần nhờ vào hệ điều hành Android trên di động.
Cả Google và Apple đều đang vướng kiện tụng vì độc quyền trên cửa hàng ứng dụng. Lý lẽ của Google là Android vẫn cho phép tải các ứng dụng nằm ngoài Play Store, không giống như iOS của Apple.
Wilson White – giám đốc chính sách của Google từng đăng bài ám chỉ trên blog: “Chúng tôi không áp đặt hạn chế như những hệ điều hành di động khác”.
Tuy nhiên, các nguyên đơn cho rằng Google gây khó khăn cho đối thủ bằng nhiều cách khác. Chẳng hạn, Google thường thêm “các cảnh báo bảo mật thừa thãi, gây hiểu lầm” khi người dùng tải các cửa hàng app thay thế cho Play Store. Ngoài ra, đơn kiện còn nhắc đến việc Google trả tiền cho đối tác Samsung để hãng này không tung ra cửa hàng app của riêng họ.
Ra mắt năm 2011, dòng máy tính bảng của Amazon dùng hệ điều hành Android. Cũng cùng thời điểm đó, Amazon bắt đầu triển khai cửa hàng app riêng, được cài sẵn trong máy tính bảng và điện thoại Amazon Fire.
Một năm sau đó, Google đe dọa sẽ gỡ ứng dụng Amazon khỏi Play Store vài ngày trước khi sự kiện mua sắm Black Friday diễn ra. Đồng thời, Google cũng âm thầm chỉnh sửa Thỏa thuận phân phối dành cho nhà phát triển. Người dùng muốn tải cửa hàng app của Amazon sẽ phải thay đổi cài đặt trên thiết bị, khiến mọi thứ khó khăn hơn nhiều.
Hiện nay, nếu muốn truy cập cửa hàng app của Amazon trên điện thoại Android, người dùng sẽ nhận được cảnh báo “bạn đang tải ứng dụng từ những nguồn không rõ ràng”. Đơn khiếu nại cho rằng chính những cảnh báo mập mờ như vậy đang đe dọa sự tồn tại của cửa hàng app Amazon.
36 bang của Mỹ kiện Google vì 'ăn dày' trên Play Store
Tổng chưởng lý ở 36 bang của Mỹ đã cùng nhau đệ đơn kiện Google với cáo buộc phạm luật chống độc quyền khi thu phí 30% hoa hồng của các nhà phát triển trên chợ ứng dụng di động trực tuyến Play Store.
Hôm thứ tư, một liên minh các tổng chưởng lý (người giữ vai trò tư pháp đứng đầu một bang) đã cùng nhau đệ đơn kiện chống lại Google, cáo buộc gã khổng lồ tìm kiếm kiểm soát cửa hàng ứng dụng di động trực tuyến Play Store.
Vụ kiện được nộp bởi 36 bang và thủ đô Washington D.C lên tòa án tối cao ở California vào hôm 7/7. Đơn kiện dài 144 trang này nhắm vào chính sách lấy 30% hoa hồng của Google với các nhà phát triển ứng dụng trên Play Store.
Google từng giải thích rằng, mức phí này để hỗ trợ nhiều giao dịch hơn nữa với các ứng dụng tiềm năng nhưng kém nổi tiếng.
Play Store thu phí 30% trên mọi giao dịch và buộc các ứng dụng không được sử dụng kênh thanh toán ngoài.
Hồi tháng 8 năm ngoái, nhà phát triển Epic Games cũng nộp đơn kiện chống lại Google trong một sự việc tương tự, cáo buộc hoa hồng đắt đỏ. Epic khi đó cũng đồng thời nộp đơn kiện chống lại App Store của Apple.
Vụ kiện mới nhất này đã gây áp lực lớn lên Google khi gã khổng lồ tìm kiếm đang phải đối mặt với ba vụ kiện chống độc quyền ở cấp độ liên bang, bao gồm một vụ Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Google thao túng độc quyền quảng cáo tìm kiếm.
Thực tế, Android có ít mối đe dọa độc quyền hơn so với iOS của Apple khi hệ điều hành này khá mở và không bắt buộc phải cài Google Play Store. Tuy nhiên, áp lực vào Apple đã khiến Google bị vạ lây.
Trong buổi điều trần gần đây, các nhà lập pháp đã truy vấn về khả năng Apple và Google có thể thiết lập mặc định chợ ứng dụng cài sẵn trên điện thoại và mở rộng ra các ứng dụng nhất định khác. Trước các áp lực, Google cùng với Apple đã phải giảm phí xuống 15% đối với các nhà phát triển nhỏ, nhưng giữ mốc 30% với phần lớn nhà phát triển còn lại.
Google hiện chưa có bình luận gì về vụ kiện lần này.
Thất bại liên tiếp, vì sao Microsoft không sụp đổ? Không tạo ra các sản phẩm tốt nhất, song Microsoft vẫn là một trong những hãng công nghệ lớn trên thế giới. Nhiều năm qua, Microsoft đã thất bại khi theo đuổi các xu hướng công nghệ quan trọng. Tuy nhiên, hiện tại, họ vẫn là một trong những công ty công nghệ nổi bật trên thế giới. Khả năng tồn tại của...