Amazon đối đầu Apple với hệ thống thanh toán di động dùng trong các cửa hàng bán lẻ
Amazon đang âm thầm trang bị cho các cửa hàng bán lẻ hệ thống thanh toán di động “chính chủ” để thực hiện các giao dịch ngay trong cửa hàng.
Amazon vừa tìm được một mục tiêu mới để đánh chiếm trong công cuộc theo đuổi vị trí thống trị thị trường bán lẻ: hệ thống thanh toán di động trong cửa hàng.
Theo đó, Amazon đang thảo luận với các cửa hàng bán lẻ để thuyết phục họ áp dụng Amazon Pay, hệ thống thanh toán trực tuyến do chính gã khổng lồ thương mại điện tử phát triển. Dịch vụ này được quảng cáo là một lựa chọn thanh toán tương tự PayPal dành cho mua sắm trực tuyến, nhưng tờ Wall Street Journal cho biết Amazon đang tìm cách để mở rộng hơn nữa khả năng của Amazon Pay.
Cụ thể, Amazon đã để mắt đến các nhà hàng, ga tàu, và các cửa hàng khác vốn không xem Amazon như một đối thủ trực tiếp.
Amazon thực ra có cung cấp một vài lựa chọn thanh toán di động tương tự dành cho các giao dịch trong cửa hàng tại các cửa hàng bán lẻ Amazon Go của hãng. Những cửa hàng Amazon Go này, vốn chỉ vừa mở cửa trong năm nay, không hề có nhân viên thu ngân mà sử dụng công nghệ “just walk out” (chọn mặt hàng rồi thoải mái đi ra) đối với các khách hàng chi trả thông qua ứng dụng Amazon Go.
Hiện Amazon đang điều hành 6 cửa hàng như vậy tại Mỹ, với dự định mở thêm 2 cửa hàng ở Chicago và 1 cửa hàng ở San Francisco. Bloomberg đưa tin hồi tháng 9 rằng Amazon đang xem xét mở đến 3.000 cửa hàng Amazon Go trên toàn nước Mỹ!
Video đang HOT
Ngày càng có nhiều người sử dụng các ví di động, mà theo các nhà nghiên cứu, số lượng người dùng ví di động sẽ đạt con số 450 triệu vào năm 2020. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thanh toán không chạm chủ yếu đang bị thống trị bởi Apple – theo dự báo hãng này sẽ sớm chiếm một nửa trong tổng số tất cả các giao dịch thanh toán không chạm.
Ngoài Apple, nhiều đối thủ và các hãng bán lẻ cạnh tranh với Amazon đã ứng dụng công nghệ ví di động, bao gồm Samsung, Google, Walmart, và WeChat của Trung Quốc. Nhưng trong khi Amazon nhắm vào Apple như đối thủ chính trong lĩnh vực thanh toán di động, Starbucks cũng khiến mọi người ấn tượng với việc tung ra ứng dụng thanh toán di động của chính họ: gã khổng lồ cà phê được cho là có số lượng người dùng ứng dụng thanh toán của mình nhiều hơn cả Apple, Google, hay Samsung.
Chưa rõ cụ thể Amazon Pay sẽ hoạt động ra sao trong các cửa hàng, liệu sẽ thông qua quét mã QR ở quầy checkout như Starbucks, hay chạm vào điện thoại (hay smartwatch) như Apple Pay? Tờ Wall Street Journal còn nhận định Amazon có lẽ sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi chưa biết liệu có công ty nào sẽ sẵn sàng hỗ trợ một công ty luôn được xem là một đối thủ trực tiếp trong lĩnh vực bán lẻ và bị cáo buộc là khơi mào cho “ngày tận thế của ngành bán lẻ”.
Theo GenK
Microsoft tự tin rằng sự phát triển mạnh mẽ của Amazon là cơ hội cho họ
Microsoft thấy một cơ hội để đánh chiếm lấy một mảng kinh doanh từ ông lớn ngành bán lẻ.
Khi Amazon bén mảng vào những lĩnh vực kinh doanh mới, Microsoft nhận thấy rằng đây là một cơ hội tốt để "cướp" khách hàng trong mảng đám mây.
Trong một cuộc họp tại Hội nghị Công nghệ Toàn cầu của Citi ở New York vào hôm thứ năm, phó chủ tịch điều hành của nhóm kinh doanh thương mại toàn cầu của Microsoft, ông Judson Althoff đã chỉ ra rằng có một lí do để tin vào điều này, đó là đám mây công cộng của Microsoft đang phát triển nhanh hơn của Amazon.
Althoff chia sẻ: "Amazon thực sự đang tấn công vào rất nhiều ngành công nghiệp vào lúc này, và họ rất là táo bạo và cởi mở về điều đó. Ý tôi là, Jeff [Bezos] sẽ nói rằng, "Hãy nhìn xem, lợi nhuận của bạn là cơ hội của chúng tôi," và có những bằng chứng rất lớn của điều đó trong mảng bán lẻ, đương nhiên rồi, nhưng còn cả trong các dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khoẻ."
Tham vọng của Amazon trong mảng bán lẻ trở nên rõ rệt hơn sau khi họ mua lại Whole Foods và giới thiệu hàng loạt các cửa hàng tiện lợi không thu ngân Amazon Go. Sự mở rộng đó đã bắt đầu đem lại lợi ích cho Microsoft. Trong tháng 7, Microsoft đã công bố một hợp đồng 5 năm về đám mây với Walmart. Các khách hàng đám mây khác của Microsoft còn có Costco và Kroger, hai chuỗi cửa hàng lớn của Mỹ.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Amazon Web Services cũng có những khách hàng riêng của mình trong mảng bán lẻ, bao gồm chuỗi cửa hàng Brooks Brothers và Under Armour.
Tham vọng của công ty trong mảng dịch vụ tài chính thì không được rõ ràng bằng. Amazon đã giới thiệu một số sản phẩm dịch vụ tài chính trong quá khứ, bao gồm Amazon Cash, Amazon Lending và Amazon Pay. Nhưng có vẻ như công ty sẽ không cho ra mắt một dịch vụ ngân hàng toàn diện, theo các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết hồi đầu năm nay.
Nếu Amazon thực sự tiến sâu hơn vào mảng kinh doanh tài chính, Microsoft cũng vẫn có thể thu hút khách hàng đám mây tại đó. JPMorgan Chase là khách hàng của Amazon Web Service, cũng như các tổ chức dịch vụ tài chính như Carlyle Group, Coinbase, Ellie Mae và Robinhood. Danh sách khách hàng của Microsoft bao gồm Bank of America, HSHC, MetLife và UBS. TD Bank sử dụng các tài nguyên đám mây của cả Amazon và Microsoft.
Trong mảng chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch của Amazon không được công bố công khai cho lắm, tuy nhiên cho đến nay, nhiều lĩnh vực đã được họ khám phá. Họ đang xây những trạm y tế riêng cho nhân viên và phát triển Alexa để phù hợp cho các cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Công ty cũng đã mua tiệm thuốc trực tuyến PillPack vào tháng 6 và đang hợp tác với Berkshire Hathaway và JPMorgan Chase cho một sáng kiến chăm sóc sức khoẻ.
Khách hàng của Amazon Web Services trong lĩnh vực y tế bao gồm các hệ thống sức khoẻ như Cleverland Clinic và các công ty dược phẩm như Bristol-Myers Squibb, Celgene và Merck.
Bán lẻ, dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khoẻ là 3 trong số 6 ngành công nghiệp mà nhân viên sale của Microsoft đặc biệt chú trọng vào sau khi công ty có một cuộc tổ chức lại vào giữ năm 2017.
Althoff tin rằng khách hàng đám mây sẽ không muốn sử dụng sản phẩm của một công ty mà đang nhăm nhe đánh chiếm mảng kinh doanh của họ, trong trường hợp này là Amazon. Ở đây, theo ông, có đòi hỏi yếu tố tin cậy của doanh nghiệp.
Theo CNBC
Giá trị thị trường Microsoft vượt qua Apple, trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới Thành quả này là nhờ định hướng đúng đắn của Microsoft khi chuyển dịch sang đám mây và các dịch vụ thuê bao bên vững hơn cho doanh nghiệp. Theo số liệu từ Google, giá trị thị trường hiện tại của Microsoft đã vượt qua Apple, sau gần một thập niên sống dưới cái bóng của gã khổng lồ xứ Cupertino. Tại thời...