Amazon đánh bại ‘vua bán lẻ’ Walmart
Amazon chính thức vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới (không tính Trung Quốc).
Amazon đánh bại đế chế Walmart.
Theo hãng nghiên cứu tài chính FactSet, do nhu cầu tăng vọt trong dịch Covid-19, mọi người đã chi hơn 610 tỷ USD trên Amazon trong 12 tháng qua (tính đến tháng 6). Trong khi đó, trong 12 tháng (tính đến tháng 7), doanh số của Walmart là 566 tỷ USD.
Trên phạm vi toàn cầu, Alibaba của Trung Quốc là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Amazon và Walmart đều không phải người chơi lớn tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Với thành tích này, Amazon đã soán ngôi một trong những công ty thành công nhất và quyền lực nhất lịch sử. Mô hình bán lẻ của Walmart hạn chế tối đa chi phí, dẫn đến giá giảm và triệt tiêu mọi đối thủ cạnh tranh. Dù vậy, với tất cả sức mạnh và tính hiệu quả của mình, Walmart vẫn để thua trước Amazon, công ty tận dụng lợi thế Internet tốt hơn bất kỳ ai. Thực tế, dịch vụ giao hàng nhanh và mặt hàng phong phú đã thu hút khách hàng và khiến họ mua sắm nhiều chưa từng có. Amazon cũng đưa nhà sáng lập Jeff Bezos thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Juozas Kaziukenas, nhà sáng lập hãng nghiên cứu Marketplace Pulse, nhận xét đây là khoảnh khắc lịch sử. “Walmart đã tồn tại rất lâu và Amazon xuất hiện với mô hình hoàn toàn khác, thay thế họ ở hạng nhất”.
Phố Wall đã dự đoán “cây đũa chỉ huy” của thị trường bán lẻ sẽ đổi chủ trong vài năm tới. Song dịch bệnh tăng tốc quá trình này khi mọi người ở nhà và phụ thuộc vào mua sắm trực tuyến. Doanh số Walmart cũng tăng nhanh trong thời kỳ Covid-19 nhưng không theo kịp Amazon. Từ đầu năm 2020, Amazon bổ sung hàng trăm nhà kho và tuyển thêm khoảng nửa triệu lao động.
Theo Walmart, doanh số năm 2020 của họ tăng 24 tỷ USD. Trong cùng kỳ, tổng giá trị hàng hóa mọi người mua trên Amazon ước tính tăng gần 200 tỷ USD.
Amazon tiếp tục đóng cửa 340 cửa hàng của nhà bán lẻ Trung Quốc
Quyết định của hãng thương mại điện tử Mỹ là đòn giáng mới nhất vào cộng đồng "sản xuất tại Trung Quốc, bán trên Amazon" trong nỗ lực tiếp cận khách hàng quốc tế.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ liên tục đàn áp mạnh tay với các nhà bán lẻ Trung Quốc
Amazon mới đây đã đóng cửa 340 cửa hàng trực tuyến của Shenzhen Youkeshu Technology, một trong những nhà bán lẻ Trung Quốc lớn nhất trên nền tảng, vì đã vi phạm các quy tắc của công ty, South China Morning Post dẫn tin từ hồ sơ của công ty mẹ Tiza Information Industry Corp cho biết. Ngoài ra, khoảng 20,08 triệu USD trong quỹ của Youkeshu trên sàn thương mại điện tử Mỹ cũng bị phong tỏa.
Theo Tiza, số cửa hàng bị cấm chiếm 30% tổng hiện diện bán lẻ của Youkeshu trên Amazon. Ước tính doanh thu nửa đầu năm nay sẽ giảm từ 40% đến 60%. "Amazon có thể tạm ngừng bán hàng hoặc đóng băng quỹ của các cửa hàng vì đã bán các sản phẩm rủi ro về sở hữu trí tuệ và bị quá nhiều khiếu nại của khách hàng", Tiza viết trong hồ sơ.
Mặc dù Youkeshu cũng có cửa hàng trên nhiều nền tảng khác nhau như eBay, Wish và AliExpress, nhưng công ty lại tập trung đặc biệt vào Amazon với "đợt dự trữ chiến lược" cho sàn thương mại điện tử này. Theo một hồ sơ riêng biệt của Tiza gửi cho Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến hồi tháng trước, Youkeshu có tổng cộng 1.135 cửa hàng trực tuyến trên Amazon trong năm 2020, đạt doanh thu 1,5 tỉ nhân dân tệ. Được biết, Youkeshu đã tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới từ năm 2008, bán nhiều loại sản phẩm bao gồm thiết bị điện tử, đồ chơi và thiết bị ngoài trời.
Hành động chống lại Youkeshu của Amazon diễn ra cùng tuần khi nhà cung cấp tiện ích công nghệ Choetech, do Shenzhen DAK Technology Co điều hành, biến mất khỏi nền tảng của Mỹ, với các liên kết đến danh sách sản phẩm hiện không thể truy cập được.
Trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều thương gia Trung Quốc bắt đầu đổ xô đến Amazon. Tuy nhiên, họ không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn mang theo các phương pháp "gian lận" vốn khá phổ biến trong thị trường thương mại điện tử ở đại lục, bao gồm việc tạo ra đánh giá giả mạo và thổi phồng số lượng bán hàng. Tháng 6.2021, Amazon đã cấm thêm ba thương hiệu thuộc công ty điện tử Sunvalley Group có trụ sở tại Thâm Quyến vì đã cung cấp thẻ quà tặng cho những khách hàng sẵn sàng viết đánh giá tích cực. Vài tuần trước đó, Amazon cũng chặn việc đăng sản phẩm từ hai nhà cung cấp thiết bị điện tử Aukey và Mpow.
Một phát ngôn viên của Amazon cho biết công ty không bình luận về các trường hợp cá nhân, nhưng có hệ thống để phát hiện "hành vi đáng ngờ". "Trong nhiều năm, chúng tôi đã phát minh, triển khai và liên tục cải tiến công nghệ tinh vi được hỗ trợ bởi học máy và kết hợp với các nhà điều tra chuyên nghiệp về con người để chủ động ngăn chặn các đánh giá giả mạo".
Theo báo cáo của công ty tư vấn Marketplace Pulse, thị phần của người bán Trung Quốc trên Amazon đã tăng từ 28% hồi năm 2019 lên 63% trong năm nay. Bắc Kinh đã và đang thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới như một mô hình mới để tăng cường hoạt động ngoại thương, với nhiều chính sách hỗ trợ bao gồm cải thiện hệ thống thông quan nhanh hơn cho người bán.
Amazon muốn kéo nhà bán hàng Việt Nam từ tay Alibaba Công ty này cho rằng đại dịch Covid-19 đang mở ra cơ hội cho những nhà bán lẻ tại Đông Nam Á. Amazon đang đẩy mạnh những chương trình hỗ trợ để thu hút người bán hàng từ Việt Nam. Theo Nikkei , gã khổng lồ thương mại điện tử của Mỹ muốn giành giật những nhà bán lẻ Việt từ tay Alibaba...