Amazon “cấm cửa” 600 thương hiệu Trung Quốc vì review sản phẩm gian dối: Trong danh sách có nhiều cái tên nổi tiếng
Những thương hiệu này đều có hành vi gian lận trong review sản phẩm.
Amazon mới đây đã vô hiệu hoá khoảng 3000 tài khoản bán hàng của hơn 600 thương hiệu đến từ Trung Quốc sau khi phát hiện những thương hiệu này đã vi phạm chính sách người bán, cụ thể là trong quá trình đánh giá sản phẩm.
Một số thương hiệu trong danh sách bị Amazon cấm cửa là những cái tên tương đối quen thuộc với người dùng, ví dụ như Aukey, Mpow, RavPower, Vava, TaoTronics hay Choetech.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV), Cindy Tai, Phó chủ tịch phụ trách bán hàng Toàn cầu Châu Á của Amazon khẳng định công ty của mình không chủ đích nhắm vào Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác. Bà cũng nói rằng vụ việc này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng chung của các gian hàng đến từ Trung Quốc trên Amazon.
Vụ việc bắt đầu thu hút được sự chú ý hồi giữa tháng 6, khi Nicole Nguyen, một cây bút của Wall Street Journal, mua một bộ sạc mang thương hiệu RAVPower trên Amazon. Bộ sạc đó được người dùng đánh giá 5 sao với hơn 9800 lượt bình chọn.
Khi nhận được bộ sạc, Nicole đã phát hiện rằng bên trong đó là một phiếu quà tặng trị giá 35 USD. Người dùng sẽ có thể sử dụng nó nếu đánh giá 5 sao cho sản phẩm, sau đó gửi hình ảnh chụp màn hình hoặc đường link đánh giá cho RAVPower.
Video đang HOT
Phiếu quà tặng đi kèm bộ sạc RAVPower được cây bút của Wall Street Journal phát hiện
Trả lời Wall Street Journal , đại diện của Amazon cho biết hành vi này của RAVPower vi phạm chính sách bán hàng của công ty. Trung bình một tuần, Amazon phải xử lý khoảng 10 triệu đánh giá sản phẩm khác nhau, và công ty đang sử dụng cả trí tuệ nhân tạo lẫn con người để phân biệt những bài đánh giá giả. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới để đảm bảo khách hàng có thể tin tưởng rằng mọi đánh giá trên Amazon đều đáng tin cậy và có liên quan”, đại diện Amazon nói.
Bốn ngày sau đó, Sunvalley Group, công ty mẹ của RAVPower và một số thương hiệu Trung Quốc khác như TaoTronics hay Vava, đã bị Amazon khoá tài khoản bán hàng. Theo Sunvalley Group, doanh thu của công ty có thể bị ảnh hưởng tới 31% sau quyết định này.
Hồi đầu tháng 7, một công ty khác là Shenzhen Youkeshu Technology, hay thường được biết đến với tên gọi YKS, cũng đã bị Amazon đóng cửa 340 gian hàng và “đóng băng” số tài sản trị giá 20 triệu USD.
Trong thông cáo mới nhất, Amazon tiếp tục khẳng định có chế tài nghiêm cấm những người bán và reviewer sản phẩm lợi dụng các tính năng cộng đồng, và “sẽ đình chỉ hoặc vô hiệu hoá những người bán vi phạm chính sách, cho dù họ ở đâu trên thế giới” .
Apple hoãn kế hoạch rời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc
Làn sóng dịch bệnh do biến thể mới của Covid-19 khiến các ông lớn như Apple, Google đã phải hoãn kế hoạch sản xuất và tạm thời vẫn duy trì chuỗi cung ứng phụ thuộc Trung Quốc.
Do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-Trung và mong muốn giảm sự phụ thuộc vào một nguồn cung, Apple đã có kế hoạch di dời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này đang bị trì hoãn bởi tác động của biến thể mới Covid-19 đến thương mại quốc tế.
Tờ Nikkei Asia đưa tin, kiểm soát biên giới và hạn chế du lịch được siết chặt đang ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch của Apple, Google, Amazon và các nhà cung ứng khác.
Theo báo cáo, kế hoạch của Apple trong việc sản xuất AirPods và AirPods Pro ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Táo khuyết tiếp tục sản xuất tai nghe này ở Trung Quốc, mặc dù một nguồn tin giấu tên nói với Nikkei rằng Apple vẫn đặt mục tiêu chuyển 20% sản lượng AirPods đến Việt Nam vào một thời điểm nào đó.
Apple sẽ vẫn phải phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc trong thời gian tới.
"Lực lượng lao động ở Việt Nam chưa thể đáp ứng. Với hạn chế di chuyển, chỉ khả thi để sản xuất ở Việt Nam những sản phẩm hàng loạt hơn là xây dựng dây chuyền sản phẩm mới từ đầu", một nhà cung ứng thân cận với kế hoạch của Apple và Google cho biết.
"Chúng tôi không thể dễ dàng cử các kỹ sư Trung Quốc sang hỗ trợ những dự án sản xuất của Amazon ở Việt Nam, vì thế công ty phải cử các kỹ sư Đài Loan đã được tiêm vắc xin đầy đủ sang", một nhà quản lý cung ứng độc lập của Amazon tiết lộ.
Các nguồn tin tương tự của Nikkei cho biết Apple phải hoãn ý định đưa một tỷ lệ nhất định sản lượng MacBook Pro và iPad sang Việt Nam. Nguyên do là các nhà cung ứng của Apple như Foxconn và Luxshare đã tạm ngừng dây chuyền sản xuất trong một khoảng thời gian vì Covid-19.
Hiện cả Apple, Amazon và Google đều từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Đại dịch khiến MacBook, Pixel 6 chưa được sản xuất ở Việt Nam Dịch Covid-19 khiến nhiều ông lớn công nghệ chưa thể chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác. Đại dịch Covid-19 đang khiến cho kế hoạch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam của Apple, Google hay Amazon gặp nhiều vấn đề. Theo Nikkei, dòng sản phẩm Google Pixel 6 vẫn được đối...