Amazon bị tố đổi thuật toán tìm kiếm, ưu tiên sản phẩm của riêng mình
Nhật báo Phố Wall cho biết Amazon đã thay đổi các thuật toán trong hệ thống tìm kiếm sản phẩm để ưu tiên hiển thị các hàng hóa do hãng này tự sản xuất cũng như các sản phẩm có lợi nhuận cao hơn.
Nhật báo Phố Wall dẫn các nguồn thạo tin cho biết Amazon đã thay đổi các thuật toán trong hệ thống tìm kiếm sản phẩm của mình để ưu tiên các sản phẩm có “ nhãn hiệu riêng” và các sản phẩm có lợi nhuận cao hơn của họ thay vì hiển thị kết quả tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhất với người tiêu dùng.
Theo bài báo trên Nhật báo Phố Wall, gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến đã điều chỉnh hệ thống tìm kiếm sản phẩm vào cuối năm ngoái để thay vì xuất hiện các sản phẩm bán chạy nhất hoặc phù hợp nhất với người tiêu dùng, công ty đã kết hợp các biến số tìm kiếm mới nhằm tăng sự nổi bật của các sản phẩm mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Một số bộ phận trong công ty cũng được cho là đã gây áp lực cho các kỹ sư tìm kiếm ủng hộ các sản phẩm nhãn hiệu riêng của họ.
Trong nội bộ, các giám đốc điều hành cấp cao trong doanh nghiệp bán lẻ Amazon và A9 – nhóm tìm kiếm của công ty – đã có những tranh cãi với nhau. Các giám đốc điều hành bán lẻ tin rằng Amazon nên giới thiệu các thương hiệu nội địa, tương tự như cách các cửa hàng tạp hóa quảng bá thương hiệu của họ, trong khi các nhân viên A9 cho rằng điều đó đi ngược lại tiêu chí ưu tiên mang đến lợi ích tốt nhất cho khách hàng của Amazon.
Video đang HOT
Amazon đang bị chịu sự giám sát chặt chẽ với các cáo buộc thao túng thị trường bán lẻ trực tuyến.
Ngoài ra, các luật sư của Amazon cũng phản đối sự thay đổi này và cho rằng nó có thể thu hút sự giám sát thêm từ các cơ quan quản lý chống độc quyền.
Tuy nhiên, bất chấp những phản đối dữ dội từ nội bộ, giới lãnh đạo Amazon vẫn đồng ý cho thay đổi thuật toán tìm kiếm và theo các nguồn tin của Nhật báo Phố Wall, việc thay đổi đã diễn ra vào năm ngoái.
Người phát ngôn của Amazon nói với CNBC rằng họ không thay đổi kết quả tìm kiếm để ưu tiên lợi nhuận, nhưng thừa nhận rằng lợi nhuận dài hạn là một yếu tố được sử dụng khi đánh giá các tính năng tìm kiếm mới.
Người phát ngôn cũng lưu ý rằng doanh số bán hàng trực tuyến của Amazon, chiếm chưa đến 1% doanh số bán lẻ toàn cầu và 4% doanh số bán lẻ của Mỹ và doanh số nhãn hiệu riêng chỉ chiếm 1% tổng số sản phẩm được bán trên trang web của gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến.
Thông tin trên xuất hiện giữa lúc Amazon phải đối mặt với các cuộc điều tra chống độc quyền từ cơ quan giám sát cạnh tranh của Liên minh châu Âu, cũng như tại Mỹ.
Tuần trước, như một phần của cuộc điều tra chống độc quyền rộng lớn hơn đối với các công ty công nghệ lớn, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã yêu cầu các tài liệu từ Amazon về cách các sản phẩm riêng của hãng ảnh hướng đến thuật toán tìm kiếm, cũng như dữ liệu nào được cung cấp cho người bán trên nền tảng bán lẻ trực tuyến này.
Theo VietNamPlus
Nhóm 'ông lớn' GAFA đối mặt với loạt điều tra chống độc quyền
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ ngày 13/9 đã gửi thư yêu cầu các 'gã khổng lồ' công nghệ Google, Amazon, Facebook và Apple (GAFA) cung cấp thông tin chi tiết về nhiều mảng kinh doanh của các công ty này.
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ ngày 13/9 đã gửi thư yêu cầu các "gã khổng lồ" công nghệ Google, Amazon, Facebook và Apple (GAFA) cung cấp thông tin chi tiết về nhiều mảng kinh doanh của các công ty này và các trao đổi thông tin của giới lãnh đạo về các hành vi chống lại cạnh tranh. Động thái này cho thấy Chính phủ Mỹ đang mở rộng cuộc điều tra chống độc quyền đối với các tập đoàn công nghệ lớn.
Cụ thể, Giám đốc điều hành của bốn "ông lớn" nói trên và nhiều người khác được đề nghị chậm nhất vào ngày 14/10 tới phải cung cấp tài liệu, như các trao đổi thông tin của giới lãnh đạo, các báo cáo tài chính và thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thị phần, các hoạt động sáp nhập và các quyết định kinh doanh quan trọng.
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi Google đã nhận một yêu cầu điều tra khác của Bộ Tư pháp Mỹ hồi tuần trước. Trong khi đó, ngày 6/9 vừa qua, Tổng công tố New York Letitia James đã khởi động một cuộc điều tra chống độc quyền ở nhiều bang nhằm vào hãng Facebook.
Các giám đốc điều hành của Amazon, Apple, Facebook và Google đã ra điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tháng Bảy vừa qua, song người đứng đầu tiểu ban chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện David Cicilline cho rằng họ "trả lời chưa đầy đủ, thoái thác hoặc lạc đề". Trong tuần qua, một liên minh gồm 50 tổng công tố trên cả nước Mỹ đã bắt đầu một cuộc điều tra chống độc quyền đối với "đại gia" Internet này.
Mới đây, Google còn "dính" án phạt 700.000 ruble (khoảng 10.900 USD) của Cơ quan giám sát viễn thông Roskomnadzor của Nga do không xóa bỏ những kết quả tìm kiếm kết nối tới các thông tin bị cấm.
Trong một tuyên bố, Roskomnadzor cho biết đã nhiều lần thông báo với Google về những yêu cầu pháp lý của Nga, theo đó các nhà điều hành bộ máy tìm kiếm được yêu cầu phải dỡ bỏ các đường link dẫn đến những trang mạng nằm trong "danh sách đen" của Hệ thống Thông tin Nhà nước Liên bang Nga.
Tuy nhiên, đến tháng Bảy, Roskomnadzor khẳng định Google đã lọc kết quả tìm kiếm một cách có lựa chọn, trong đó giữ lại hơn 1/3 các kết nối tới những nguồn thông tin bị cấm, vì vậy Roskomnadzor đã áp đặt mức phạt nói trên đối với Google.
Trước đó, tháng 12/2018, Roskomnadzor từng xử phạt Google 500.000 ruble (khoảng 7.775 USD) vì hành vi vi phạm tương tự./.
Theo bnews
Empath AI có thể nhận diện cảm xúc qua giọng nói theo thời gian thực Một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Tokyo có tên là Empath đã tuyên bố rằng AI của họ có thể phát hiện cảm xúc qua giọng nói của bạn. Một trong những thách thức lớn nhất mà AI đang gặp phải là không có khả năng phát hiện và phản ứng hiệu quả với cảm xúc của con người. Rất...