Amata – tập đoàn Thái Lan muốn làm dự án 1.720 ha ở Quảng Ninh là ai?
Tập đoàn Amata gần đây xuất nghiên cứu đầu tư, xây dựng thành phố thông minh Amata Hạ Long, Quảng Ninh. Tập đoàn này là chủ KCN Amata Biên Hòa 700 ha, KCN Sông Khoai 714 ha và Amata City Long Thành 1.265 ha.
Mới đây, Tập đoàn Amata ( Thái Lan) có đề xuất nghiên cứu đầu tư, xây dựng thành phố thông minh Amata Hạ Long với tổng diện tích 1.720 ha thuộc TP Uông Bí và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ý tưởng quy hoạch sẽ dựa trên quan điểm xây dựng thành phố xanh, sử dụng địa hình hiện trạng, giữ lại hệ thống sông hiện hữu để phát triển hạ tầng.
Ông Vikrom Kromadit, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Amata (đeo kính ngồi giữa) trình bày ý tưởng đầu tư tại Quảng Ninh trong buổi gặp Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Đỗ Phương
Nếu thành hiện thực, đây không phải dự án đầu tiên mà Amata triển khai tại Quảng Ninh. Trước đó từ cuối năm 2018, tập đoàn này đã triển khai dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Sông Khoai, thị xã Quảng Yên trên diện tích 714 ha, tổng vốn hơn 155 triệu USD. Dự án được chia thành 5 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện trên diện tích 123 ha, khởi công cuối năm 2018 và dự kiến đưa vào khai thác trong quý III/2020.
Mặc dù mới đang ở bước nghiên cứu đầu tư nhưng trong năm 2018, Tập đoàn Amanta đã thông qua công ty con Amanta VN PCL thành lập CTCP Amata Hạ Long với vốn ban đầu 20 tỷ đồng và có thể tăng vốn đăng ký lên 567,5 tỷ đồng. Amanta sẽ sở hữu gián tiếp 72,84% vốn Amata Hạ Long.
“Tay chơi” bất động sản công nghiệp
Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và bất động sản khu công nghiệp (KCN) là một trong những ngành nghề đón đầu sự dịch chuyển của các doanh nghiệp nước ngoài từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đầu tư vào KCN tại Việt Nam đã là con đường mà Tập đoàn Amata chọn từ cuối năm 1994.
Website Amata Việt Nam dẫn lời Tổng giám đốc Somhatai Panichewa, khẳng định việc mở rộng sang Việt Nam khi thấy cơ hội phát triển khu công nghiệp (KCN) đẳng cấp quốc tế ở đây. Họ còn thấy rằng Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của KCN và chính sách đầu tư rõ ràng từ phía Amata. Khi đó, Amata đã đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai trên diện tích 700 ha. Ngoài khu công nghiệp, dự án này còn có khu thương mại diện tích 19,2 ha, khu dân cư và khu quảng trường Amata.
Giai đoạn 2016 – 2018, doanh thu Amata Biên Hòa đều đặn trên 400 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2018, con số đạt 416 tỷ đồng, giảm 5% so với năm trước.
Video đang HOT
Quy mô dự án Amata City Long Thành với 3 khu chính: công nghệ cao, dịch vụ và đại đô thị. Ảnh: Amata
Sau dự án này, Amata xin đầu tư dự án thứ hai là Amata City Long Thành với diện tích 1.265 ha gồm khu công nghệ cao, khu dịch vụ, đại đô thị. Dự án đã được nhận giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2015. Với giai đoạn 1, Amata sẽ xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao diện tích 410 ha bắt đầu từ năm 2017. Ngoài ra, Amata còn dự kiến xây dựng siêu đô thị 753 ha và dự án đô thị dịch vụ 123 ha trong Amata City Long Thành.
Amata đánh giá Amata City Long Thành có vị trí khá chiến lược, nằm kề sông Đồng Nai và ngay trên cao tốc mới nối liền sân bay Long Thành trong tương lai và TP HCM. Trong năm 2018, Tập đoàn Amata đã tăng vốn cho công ty sở hữu dự án này từ 1.213 tỷ đồng lên 1.416 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Amata là 68,11%.
Diện tích đất cho thuê tăng, biên lợi nhuận gặp thách thức
Tập đoàn Amata ban đầu có tên là Khu công nghiệp Bangpakong 2, được thành lập vào năm 1989, hoạt động kinh doanh bất động sản bằng cách phát triển và bán đất công nghiệp. Lúc đầu, vốn điều lệ chỉ là 120 triệu baht (gần 82 tỷ đồng). Đến nay, con số này đạt gần 1,1 tỷ baht (gần 728 tỷ đồng).
Theo báo cáo thường niên 2018, Tập đoàn Amata có 4 KCN cho thuê, trong đó 3 KCN tại Thái Lan và 1 ở Việt Nam (Amata City Biên Hòa). Tổng diện tích mà tập đoàn này đã cho thuê là 461 ha trong giai đoạn 2014 – 2018. Trong đó, Amata City Biên Hòa góp 17%.
Đơn vị: ha
Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này, kết quả kinh doanh của Amata giảm cả về doanh thu và lợi nhuận. Biên lợi nhuận ròng năm 2018 là 22,2%, giảm 10% so với năm trước đó. Ngược lại, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, nếu 2014 là 0,9 lần thì 2018 là 1,35 lần.
Đơn vị: tỷ đồng
Theo Khổng Chiêm
NDH
Thị trường ít thông tin, thiếu chính xác: Điểm yếu của thị trường bất động sản Việt
Các kênh thu thập thông tin qua báo cáo với Nhà nước, với Hiệp hội mặc dù đã được quy định rất rõ nhưng trên thực tế còn triển khai rất kém...
"Thông tin rất ít và thiếu chính xác là một trong những điểm yếu của thị trường bất động sản Việt Nam. Các kênh thu thập thông tin qua báo cáo với Nhà nước, với Hiệp hội mặc dù đã được quy định rất rõ trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản nhưng trên thực tế còn triển khai rất kém".
Đây là nhận định của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam tại buổi gặp gỡ mới đây với đại diện Ngân hàng Thế giới.
Theo ông Nam, hiện nay vẫn có báo cáo thị trường của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài nhưng những báo cáo này mang tính cục bộ và hướng về lợi ích của doanh nghiệp, không khách quan, toàn diện. Do đó, việc điều hành, phản ứng của Chính phủ với thị trường, chiến lược của doanh nghiệp, quyết định mua bán của người dân rất cảm tính và đôi khi theo tin đồn.
Nguyên nhân của tình trạng sốt giá ảo
Đề cập đến vấn đề trên, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, đầu tư, đất đai, nhà ở... và đã đạt được một số kết quả nhất định. Thị trường bất động sản đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội của các địa phương.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Tình trạng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại một số địa phương; đặc biệt, cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ, thiếu minh bạch...
Thiếu thông tin minh bạch về dự án cũng là thủ phạm chính gây nên sốt ảo giá đất và những diễn biến phức tạp trên thị trường bất động sản thời gian vừa qua. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM nhận định: giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản bất lương đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu thông tin của khách hàng để đẩy giá lên cao.
Nhiều khu đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su, đất không được quy hoạch là đất ở, nhưng đã bị phân lô tách thửa trái pháp luật để bán đất nền, dẫn đến nhiều người bị lừa đảo, bị thiệt hại rất lớn, gây mất an ninh trật tự, phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị của địa phương và làm trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư dự án lớn.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành chức năng triển khai các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường bất động sản; kịp thời thông tin cho các cơ quan, tổ chức, người dân nắm rõ về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đầu tư phát triển hạ tầng; các dự án bất động sản đã được phê duyệt.
Các chủ đầu tư dự án đủ điều kiện huy động vốn theo quy định nhằm bảo đảm minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng lừa đảo, đầu cơ thổi giá bất động sản để thu lợi bất chính.
Sẽ cung cấp thông tin chính xác
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng đang tích cực phối hợp với Hiệp hội bất động sản Việt Nam thực hiện dự án thống kê số liệu nền đầu ra của thị trường bất động sản tại 6 tỉnh, thành phố thí điểm bao gồm Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Cần Thơ. Mặc dù số lượng chỉ có 6 tỉnh, thành phố nhưng đang chiếm đến 80 - 90% lượng giao dịch trên cả nước.
Theo đó, Nhà nước sẽ cung cấp thông tin về số dự án được cấp phép, quy hoạch để có thể dự báo về nguồn cung cầu trong ngắn hạn để công bố hàng quý.
Hai bên kỳ vọng kết quả thống kê đó sẽ trở thành kênh thông tin chính thức đáp ứng yêu cầu của chính quyền trong công tác quản lý, giúp ích cho doanh nghiệp trong việc định hình chiến lược cũng như hướng dẫn người dân có quyết định mua bán chính xác. Đặc biệt là cung cấp cho báo chí để truyền tải chính xác nhất thông tin tới người dân nhằm ổn định thị trường.
"Dự án này dự kiến thực hiện trong năm 2019, mục tiêu cuối cùng là xây dựng được một kênh thông tin chính thức cho thị trường bất động sản. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng giúp Bộ Xây dựng, có thể đưa ra một kênh thông tin chính thức cho thị trường.
Thông tin càng rõ ràng, minh bạch bao nhiêu thì càng làm cho thị trường phát triển ổn định và bền vững bấy nhiêu. Hiệp hội cũng xác định đây là một vấn đề khó bởi bản thân Nhà nước cũng đang còn loay hoay.
Do đó, việc này cần phải có sự phối hợp giữa đơn vị quản lý với các tổ chức phi chính phủ và Hiệp hội thì mới có thể thực hiện sớm và thành công", ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh.
Theo Phan Nam
Vneconomy
CTX Holdings (CTX): 6 tháng lãi 107 tỷ đồng cao gấp 36 lần cùng kỳ Kết quả kinh doanh ấn tượng trong nửa đầu năm của CTX Holdings (CTX) là đến từ thành tích của quý 2/2019. Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (mã CK: CTX) đã công bố BCTC quý 2/2019 với mức lãi ròng tăng mạnh so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 370 tỷ đồng...