Âm vốn lưu động và lỗ lũy kế, BSR nói gì khi kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của 1 công ty con?
BSR là một trong những doanh nghiệp lỗ nặng nhất trên sàn trong nửa đầu năm 2020 với khoản lỗ ròng lên đến 4.255 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh khoản lỗ nặng nửa đầu năm 2020, báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán hợp nhất giữa niên độ của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) còn tồn tại ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán về những vấn đề dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của CTCP Nhiên liệu sinh học dầu khi miền Trung (BSR-BF, công ty con của BSR).
Theo giải trình, tại thời điểm BSR lập BCTC kiểm toán hợp nhất giữa niên độ, BCTC giữa niên độ của BSR-BF, đơn vị vận hành Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất (Bio Ethanol Dung Quất) được lập trong giả định hoạt động liên tục.
Cụ thể, tại ngày 30/6, BSR-BF có nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tại sản ngắn hạn với số tiền khoảng 997 tỷ đồng, lỗ lũy kế khoảng 1.085 tỷ đồng. Khả năng hoạt động liên tục của BSR-BF phụ thuộc vào khả năng tái hoạt động sản xuất của Nhà máy, các hoạt động tài chính từ cổ đông cũng như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Do đó, HĐQT và Ban Giám đốc BSR đánh giá các kế hoạch hoạt động và tài chính của BSR-BF bao gồm hợp đồng hợp tác với một số đối tác để khởi động lại hoạt động Nhà máy và cho rằng BCTC của BSR-BF theo nguyên tắc hoạt động liên tục là phù hợp.
Trở lại với BSR, đơn vị này là một trong những doanh nghiệp lỗ nặng nhất trên sàn trong nửa đầu năm 2020 với khoản lỗ ròng lên đến hơn 4.255 tỷ đồng, trong khi nửa đầu năm 2019 lãi hơn 704 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo giải trình từ phía công ty, ngoài việc chịu tác động xấu bởi giá dầu thô và sản phẩm, BSR còn chịu tác động bởi dịch Covid-19, giãn cách xã hội đã làm nhu cầu các sản phẩm lọc hóa dầu giảm rất mạnh, đồng thời khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính cũng thu hẹp rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Về kế hoạch cho năm 2020, BSR dự kiến sản lượng đạt 5,56 triệu tấn, tương ứng doanh thu dự kiến 80.685 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.185 tỷ đồng, giảm gần 60% so với thực hiện năm 2019. Với kết quả kém sắc nửa đầu năm, khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của BSR vẫn còn bỏ ngỏ.
Dù vậy, đây là kịch bản kinh doanh với giả định giá dầu ở mức 60 USD/thùng. HĐQT đã trình và được cổ đông thông qua ủy quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch khi có đủ thông tin về ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm.
Trong một diễn biến khác, ĐHĐCĐ thường niên 2020 BSR đã thông qua kế hoạch sẽ niêm yết cổ phiếu lên HNX trong năm 2020 khi đủ điều kiện. Thời gian cụ thể sẽ do HĐQT quyết định. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng đặt trọng tâm thực hiện thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại BSR trong năm 2020. Hiện cổ đông nhà nước sở hữu 92,12% cổ phần tại BSR.
Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) lỗ ròng bán niên hơn 4.257 tỷ đồng
Công ty cổ phần lọc hoá dầu Bình Sơn (mã: BSR) lỗ sau thuế nửa đầu năm hơn 4.257 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 700 tỷ đồng.
Lý giải về khoản lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng nói trên, ban lãnh đạo lọc hoá dầu Bình Sơn nhắc đến tác động từ giá dầu giảm kỷ lục.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, giá dầu thô ở mức cao nhất của cả năm với mức tăng bình quân từ 59,5 USD/thùng (tháng 01) lên 71,3 USD/thùng (tháng 04) và sau đó giá giảm còn 64,1 USD (tháng 06).
Nhưng, trong nửa đầu năm 2020 từ mức 63,5 USD (bình quân trong tháng 1) xuống 18,5 USD một thùng (vào tháng 4).
Chênh lệch giữa giá dầu thô và các sản phẩm chính như A92, A95, Jet A1, DO thu hẹp nhiều so với cùng kỳ năm trước, một số thời điểm giá bán còn thấp hơn giá dầu thô nên kết quả kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng.
Vì đặc thù sản xuất liên tục nên nhà máy phải duy trì một lượng dầu thô và cần thời gian chế biến từ dầu thô ra thành phẩm. Điều này dẫn đến giá vốn bị ảnh hưởng khi giá nguyên liệu tồn kho cao hơn thị trường.
Ngoài ảnh hưởng bởi giá dầu thô và sản phẩm thì dịch bệnh, lệnh giãn cách xã hội cũng khiến nhu cầu sản phẩm lọc hoá dầu giảm mạnh.
Doanh nghiệp này phải áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp như hỗ trợ khách giải phóng hàng tồn kho, điều chỉnh công suất và chế độ vận hành theo nhu cầu thị trường, cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,...Từ đó, tình hình kinh doanh nhờ đó khởi sắc dần từ tháng 6 với khoản lãi trong tháng này hơn 1.400 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2020, doanh thu của lọc hoá dầu Bình Sơn giảm gần 39% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 31.720 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu từ các sản phẩm lọc hoá dầu chiếm phần lớn trong số này và phần còn lại, chưa đến 1% từ nhiên liệu, sản xuất bao bì cùng thương mại dịch vụ.
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của lọc hoá dầu Bình Sơn giữa nửa đầu năm 2020 và so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến cuối kỳ, nguồn vốn của công ty giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, (còn hơn 48.000 tỷ đồng). Trong đó, hơn 18.400 tỷ đồng hình thành từ các khoản nợ.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất của lọc hoá dầu Bình Sơn là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khi miền Trung (BSR BF) do doanh nghiệp này nắm 65,54% vốn góp. BSR BF lỗ luỹ kế khoảng 1.085 tỷ đồng (tính đến 30/06/2020) và thiếu hụt vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Cùng với đó, nhà máy nhiên liêu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất do BSR BF vận hành từ 2014 đang tạm dừng sản xuất, trong khi khả năng hoạt động tiếp phục vụ vào việc tái khởi động nhà máy cũng như hỗ trợ tài chính từ các cổ đông.
Lọc hoá dầu Bình Sơn trước đây là công ty TNHH MTV lọc hoá dầu Bình Sơn- công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, được thành lập vào tháng 06/2008.
Doanh nghiệp này chuyển mô hình thành công ty cổ phần từ cuối năm 2017 và bán cổ phần lần đầu ra công chúng ngay đầu năm 2018, sau đó niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã BSR cùng ngày giao dịch đầu tiên là 01/03/2018.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam sở hữu 92,1% vốn tại lọc hoá dầu Bình Sơn với giá trị tương đương 28.563 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 06/2020.
Vinafood 2 báo lỗ 6 tháng 160 tỷ, nâng lỗ luỹ kế lên tới 2.188 tỷ đồng 6 tháng 2020, Vinafood 2 tiếp tục báo lỗ hơn 160 tỷ, nâng lỗ luỹ kế lên 2.188 tỷ đồng; trích lập dự phòng hàng nghìn tỷ đồng cho các khoản đầu tư cũng như nợ xấu. Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2, VSF) công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý 2/2020 với mức lỗ gần 44...