Âm vang vùng đất thiêng
Có đến Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Trường Sơn, “địa ngục trần gian” Côn Đảo…, chúng ta mới thấy hết, mới cảm nhận sâu sắc về một thời ác liệt đã đi qua, về những mất mát không sao kể xiết.
Đoàn hành trình “Âm vang Trường Sơn” do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM tổ chức đưa chúng tôi đến vùng đất thiêng Quảng Trị vào trung tuần tháng 8/2013. Vùng đất có đến 72 nghĩa trang liệt sĩ – nơi yên nghỉ của gần 60.000 chiến sĩ này giờ không còn là địa danh của một địa phương mà đã trở thành biểu tượng chung, niềm tự hào về một thời hào hùng của dân tộc.
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào…
Hễ có Việt Nam có Cổ thành/ Kết vòng hoa lửa nối Khe Sanh/ Huân chương khó đủ từng viên gạch/ Tấc đất từng giây mỗi lá cành (Trần Bạch Đằng). Giọng trầm bổng của diễn viên Bình Minh đọc diễn văn trước tượng đài Thành cổ Quảng Trị mở đầu cho hoạt động tri ân của gần 60 văn nghệ sĩ, cán bộ tuyên giáo TP HCM đến hàng vạn chiến sĩ hy sinh tại Thành cổ. Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/ Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ/ Trời cũng tự trong xanh và lộng gió…/ Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào (Phạm Đình Lân)…
Những vòng hoa tươi thắm, những nén hương nghi ngút được các thành viên trong đoàn dâng lên. Trong làn khói hương mờ ảo, nhiều người đã lặng lẽ khóc.
Các thành viên trong đoàn hành trình “Âm vang Trường Sơn” thắp hương tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn
Thành cổ Quảng Trị là nghĩa trang nhưng nơi đây không có nấm mồ nào mà chỉ có đài tưởng niệm chung dành cho các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến kéo dài suốt 81 ngày (từ 28/6 đến 16/9/1972). Trong vô vàn di vật của các chiến sĩ để lại, bức thư của anh Lê Văn Huỳnh, sinh viên năm thứ tư Khoa Xây dựng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (quê xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), được tìm thấy ngày 28/10/2002 gây xúc động cho nhiều người.
Chàng lính trẻ Lê Văn Huỳnh viết bức thư vào ngày thứ 77, khi cuộc chiến đã trở nên khốc liệt. Đó là bức tâm thư của anh dành cho mẹ già, cho người vợ mới cưới 7 ngày, cho anh trai, chị dâu, cha mẹ vợ, cháu đích tôn, cho người bạn thân và cả bà con hàng xóm: “Xin mẹ đừng buồn để sống đến ngàytin mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng ở bên mẹ, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau”.
Những dòng anh viết dặn dò người vợ thân yêu như biết trước sự ra đi của mình khiến ai đọc được cũng bồi hồi: “Nếu có điều kiện, em hãy bước thêm bước nữa”; “Ngày thống nhất, em hãy vào Nam tìm anh. Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh. Từ thị xã, qua cầu ngược trở lại hỏi thăm đường về thôn Nhan Biều 1. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng”.
Trước những di vật quen thuộc của các chiến sĩ để lại như áo quần, ba lô, súng đạn hoen gỉ…, ông Bùi Văn Ngư – trưởng đoàn đại biểu Hội Cựu Đảng ủy xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương – bùi ngùi: “Cũng một thời cùng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nhưng chúng tôi được trở về xây dựng quê hương, đất nước, còn các anh đã anh dũng hy sinh cho độc lập tự do dân tộc. Chúng tôi rất biết ơn và vô cùng tiếc thương các anh. Chúc các anh yên giấc ngủ ngàn thu cùng đất mẹ”.
Video đang HOT
Nhắc nhớ một thuở hào hùng
Khi màn đêm buông xuống, đoàn chúng tôi đến Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn nằm trên khu đồi Bến Tắt thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 10.000 chiến sĩ thuộc Binh đoàn Bộ đội Trường Sơn hy sinh khi giữ gìn con đường huyết mạch nối liền hai miền Bắc – Nam.
Trước tượng đài uy nghi, nhà văn Trần Minh Hợp xúc động: “Khi một lần đặt chân đến nơi này, chúng ta mới thấy hết, mới cảm nhận sâu sắc một thời ác liệt đã đi qua, về những mất mát không sao kể xiết. Các anh đã ngã xuống cho nơi đây thành mảnh đất thiêng liêng, cho Trường Sơn thành huyền thoại. Các anh đã mang vào lòng đất hình ảnh quê nhà có mẹ già ngày đêm mỏi mắt trông con, có người em gái khóc thầm chờ đợi. Có lẽ trước người thân, các anh đành lỗi hẹn bởi đã vẹn lời thề với Tổ quốc thân yêu”.
Trong màn đêm tĩnh mịch giữa nghĩa trang, những văn nghệ sĩ, cán bộ tuyên giáo TP HCM chia nhau từng nén hương, thắp từng ngọn nến trước các phần mộ. NSƯT Mỹ Uyên xúc động: “Lần đầu tiên đến Trường Sơn, biết được sự hy sinh của các chiến sĩ, tôi thấy mình quá nhỏ bé. Các anh đã hy sinh mà không hề có sự tính toán cho cá nhân mình. Nếu có dịp, mỗi năm tôi sẽ trở lại Trường Sơn, thắp nén nhang cho các anh ấm lòng”.
Ngay trong đêm Trường Sơn, một chương trình văn nghệ “dã chiến” đã làm bừng dậy sức sống của những ngày tháng hào hùng năm nào qua giọng ca NSƯT Quỳnh Liên, ca sĩ Hoài Phương, ca sĩ Huỳnh Lợi, các nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Thế Hiển, Phạm Hoàng Long, Thập Nhất, Nguyễn Văn Hiên… Nhạc sĩ Trần Long Ẩn – Chủ tịch Hội Âm nhạc TP HCM, thành viên lớn tuổi nhất đoàn – tâm sự: “Đã 4 lần tôi đến Trường Sơn và lần nào cũng đều cho tôi cảm xúc rất lạ. Đó là tình cảm thiêng liêng dành cho những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Những chuyến đi như thế như nhắc tôi về một thời hào hùng và các chiến sĩ xứng đáng là những ngôi sao sáng trên bầu trời Tổ quốc”.
Kỳ tới: Xanh cùng năm tháng
Nhận lại những bài học lịch sử Bà Thân Thị Thư – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM – thổ lộ: “Hành trình “Âm vang Trường Sơn” như một nhịp cầu để mỗi chúng ta hồi ức về quá khứ hào hùng, về một thời bom đạn, đau thương mà oanh liệt. Cuộc hành trình đã đưa chúng ta về thăm lại chiến trường xưa, nơi hằn in bao khốc liệt của chiến tranh, nơi ghi dấu sự hy sinh không gì bù đắp được. Chúng ta về đây để nhận lại những bài học lịch sử trong từng thớ đất, con người, trong mỗi cành cây, ngọn cỏ… Nồng nàn hơn, trong lòng mỗi chúng ta đang trào dâng một tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước, quê hương”.
Theo Huỳnh Nga
Mối tình oan trái của người đàn bà bị chồng 'thiêu sống'
Xuất hiện trong phiên tòa xử chồng tội "Giết người" và "Hủy hoại tài sản", người đàn bà ấy nước mắt lưng tròng dắt theo đứa con gái 5 tuổi tới dự phiên.
Phút nóng giận, Tuấn dùng xăng 'thiêu sống' vợ (Chị H. mặc áo kẻ tới dự phiên xử chồng)
Khi tòa hỏi có mong muốn gì thì chị ngập ngừng và nói trong đau đớn " Giờ cháu chỉ mong được ly hôn luôn, xin tòa cứ xử đúng người, đúng tội theo pháp luật".
Mối tình chưa đủ &'chín' của cô gái quê lúa
Tập tễnh tới dự phiên tòa xử chồng tội " Giết người" vào một ngày mưa, chị Trần Thị H. (24 tuổi, quê Kiến Xương, Thái Bình) được người bố đẻ dìu đi bởi những vết thương trên cơ thể chị vẫn còn đau nhức. Không chỉ những vết bỏng phồng rộp bên trong cơ thể khiến chị đau âm ỉ mà nỗi đau của người vợ bị chồng tạt xăng &'thiêu sống' còn đau hơn gấp nhiều lần.
Là đứa con gái duy nhất trong gia đình nên bố mẹ H. mong muốn cô sẽ lấy một người chồng gần nhà để yên tâm. Ở quê, H. thuộc diện ưa nhìn, ngoan ngoãn nên có nhiều trai trong làng &'ngấp nghé'. Thế nhưng cô gái ấy lại chọn con đường &'tha hương cầu thực' một mình lên Thủ đô làm công nhân may.
Duyên phận đưa đẩy khiến H. gặp Trương Ngọc Tuấn (30 tuổi), ĐKHKTT tại tập thể Kiến trúc, xóm 6 xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Tuấn là đứa con út trong gia đình có 6 anh chị em, bố mẹ Tuấn đã ly hôn và từ năm 17 tuổi Tuấn sống cùng với người cha của mình.
Cha của Tuấn là một người cục tính nát rượu, cũng vì hay chửi bới đánh đập vợ con nên mẹ Tuấn mới làm đơn ly hôn. Đó là một quyết định vô cùng khó khăn bởi lúc đó con cái đều đã trưởng thành. Ở với cha nhưng Tuấn không lấy đó làm gương để tu trí, không rượu chè nhưng Tuấn lại sa chân vào niềm đam mê cờ bạc. Chỉ học hết lớp 5, không có bằng cấp nên Tuấn không thể xin được việc. Quãng thời gian quen biết với H. Tuấn lái xe thuê cho một hang taxi trên địa bàn.
Thấy Tuấn là một chàng trai tốt bụng, tháo vát, H. bỏ qua mọi rào cản từ phía gia đình để yêu và kết duyên cùng Tuấn mặc cho bố mẹ can ngăn. Trong ngày cưới, H. là cô dâu hạnh phúc nhất và được hàng xóm ở quê ngưỡng mộ bởi cô là gái tỉnh lẻ mà lấy được chồng Hà Nội, có nhà cửa ổn định...
Chắc đó cũng chính là lý do khiến cho H. không dám than vãn hay kêu ca với bố mẹ về những cực khổ mà mình phải chịu đựng.
Phút nóng giận, chồng tưới 5 lít xăng &'thiêu sống' vợ
Lấy nhau về hai vợ chồng chung sống cùng bố đẻ Tuấn trong khu tập thể Kiến trúc, xóm 6 xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Ngày ngày H. phải chịu đựng những trận chửi rủa của bố chồng mỗi khi ông say rượu khiến cô khổ sở, H. nói rằng: "Bố chồng thường uống rượu và say, cứ mỗi lần như vậy ông không tiếc lời mắng chửi con cháu, nhiều hôm mẹ con em phải đi ra ngoài đợi ông ngủ mới dám về nhà".
Không những không thông cảm với vợ, Tuấn còn nổi thói cờ bạc H. phân trần: " Ngày yêu nhau em đâu biết anh ấy chơi cờ bạc đâu, mãi khi lấy nhau về một thời gian, do không có công việc nên anh mới sa chân vào cái tệ nạn đó. Làm được bao nhiêu tiền anh ấy &'nướng' hết vào cờ bạc, thi thoảng mới đưa cho vợ được vài trăm nghìn để mua sữa cho con...". H. làm công nhân may với mức lương 5 triệu/tháng, cả gia đình nhỏ sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập của H.
Mỗi lần &'nướng' tiền vào những trận sát phạt thâu đêm là Tuấn lại &'mất tích' một thời gian vì sợ xã hộiđen tìm đòi tiền và đánh. Mọi tủi nhục, khổ cực thường ngày H. giấu bặt gia đình bên ngoại, một mình chịu đựng. Cho đến một hôm Tuấn thua bạc tìm về nhà lấy sổ đỏ đi cầm cố, H. mới &'muối mặt' gọi điện cho bố mẹ nhờ vay tiền để cứu chồng.
H. như sống trong &'địa ngục trần gian', một bên là chồng cờ bạc không chăm sóc gia đình, một bên là bố chồng nát rượu, suốt ngày mắng chửi. Không chịu đựng được cảnh mắng nhiếc của bố chồng, hai vợ chồng H. xin ra ngoài thuê trọ và ở riêng tại khu Cổ Nhuế, Hà Nội. Cảnh thuê nhà, nuôi con nhỏ khiến đời sống của hai vợ chồng càng chật vật hơn. Tiền thuê nhà, nuôi con cứ đè nặng lên vai người phụ nữ, đã từ lâu H. cố gắng chịu đựng sống là vì đứa con "Nhiều lần em muốn ly hôn lắm nhưng vì thương con nhỏ, sợ con thiếu thốn tình cảm cha mẹ nên em lại cố gắng chịu đựng. Chồng em cũng hứa là bỏ cờ bạc nhiều lần nhưng vẫn không thể bỏ được...", H. xót xa.
Rồi cái đêm định mệnh đó cũng đến, Tuấn lấy xe đi ra ngoài đến đêm chưa về, nghĩ chồng lại mang xe đi cầm cố nên H. gọi điện chửi chồng. Một lúc sau Tuấn mang xe máy về nhà rồi hai vợ chồng lại tiếp tục cãi vã. Sau đó Tuấn vào nhà bế con gái sang gửi bên nội. Khi quay về gọi cổng thì H. không mở, Tuấn đi ra ngoài xách 2 can xăng (khoảng 5 lít) về và định trèo tường vào nhà. Sợ hàng xóm mất ngủ, H. ra mở cửa thì bất ngờ Tuấn cầm can xăng đổ vào chăn nệm và vướng vào chân H., hai vợ chồng giành giật bật lửa rồi Tuấn châm lửa biến vợ thành &'đuốc sống'. H. quằn quại đau đớn chạy ra ngoài và may mắn được hàng xóm dập lửa. Lúc này Tuấn cũng bị lửa bén vào người, hai vợ chồng cùng được hàng xóm đưa vào bệnh viện cấp cứu. Toàn bộ đồ đạc trong nhà bị hư hỏng nặng, chiếc xe máy của hàng xóm cũng bị ngọn lửa thiêu trụi. Hậu quả H. bỏng nặng, diện tích bỏng 50% cơ thể, 30% độ sâu. Phải cắt bỏ những phần hoại tử do bị nhiễm trùng. H. nói "Bác sĩ hẹn em 1 năm nữa quay lại bệnh viện để phẫu thuật tiếp, giờ những phần bỏng, da dính vào nhau nên em không thể ngồi xổm và đứng lâu được...".
Giọt nước mắt tiếc nuối của gã chồng cờ bạc
Tuấn quay lại nhìn con và khóc trong giờ nghị án
Trong suốt phiên xử Trương Ngọc Tuấn tội "Giết người" và "Hủy hoại tài sản", người chồng tội lỗi ấy cứ cúi gằm mặt, chốc chốc lại lấy tay gạt nước mắt. Những giọt nước mắt muộn màng của Tuấn không thể làm lành mọi vết thương trên cơ thể người vợ, và càng không thể làm giảm bớt đi tội lỗi mà mình đã gây ra. Trong suốt phiên tòa, Tuấn chỉ dám ngoái đầu lại nhìn trộm vợ và con. Bên phía gia đình bị hại bố đẻ H. chia sẻ với PV rằng " Đau sót lắm, gia đình tôi chỉ có một đứa con gái, tuổi đời của nó còn trẻ, lỡ dở 1 đời chồng còn có thể làm lại cuộc đời, nhưng giờ thương tật đầy mình thì còn ai dám yêu thương nó nữa..." .
Trong giờ nghị án, H. bảo con gái " lên với cha đi con, cha nhớ con lắm đấy...", nhưng đứa trẻ tỏ vẻ sợ hãi, cứ &'giãy nảy' không nhận bố. Tuấn chỉ biết đưa đôi tay bị còng ra gọi con trong vô vọng, Tuấn khóc nấc như một đứa trẻ vừa đánh mất đi một thứ vô cùng quý giá. Hẳn Tuấn vẫn còn yêu vợ, thương con lắm, chỉ vì "cả giận mất khôn" mà Tuấn đã phá vỡ hạnh phúc gia đình, biến vợ mình thành người thương tật...
Khi HĐXX hỏi chị H. có mong muốn gì, H. ngập ngừng một lúc lâu và trả lời: "Giờ đây tôi chỉ mong tòa xử cho ly hôn luôn, nếu gia đình chồng tôi chịu bồi thường những khoản viện phí thì xin HĐXX giảm án, còn không thì mong HĐXX cứ xử theo đúng pháp luật...".
Với việc làm tội lỗi của mình, khép lại phiên xử HĐXX TAND TP. Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo 17 năm tù về tội "Giết người", 4 năm tù về tội "Hủy hoại tài sản", tổng chung của khung hình phạt 22 năm tù giam. Khi vị chủ tọa phiên tòa vừa đọc xong bản án, bị cáo ngã quỵ khóc nấc lên thành tiếng khiến bị hại và những người dự phiên không khỏi xót xa. Thiết nghĩ, trong cuộc sống đôi khi vị tha thật khó khăn, nhưng những người cố chấp vì một phút cả giận mà làm hại người khác cũng sẽ không tránh khỏi những thương tổn.
Theo Xahoi
VietinBank bàn giao công trình cải tạo nghĩa trang liệt sỹ tại Hưng Yên Ngày 27-7 tại xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) đã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao Công trình cải tạo và nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ do VietinBank tài trợ với tổng trị giá 2 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT Phạm Huy Hùng và cán bộ VietinBank thắp hương tưởng nhớ...