Ấm ức vì bị mẹ vợ “bêu” chuyện phòng the bên hàng xóm, chàng rể đáp trả không ngờ
Ban đầu, Tuấn cũng chỉ nghĩ đơn giản rằng mẹ vợ có ý tốt, quan tâm đến cháu ngoại mỗi đêm. Thế nhưng, một lần vô tình nghe cuộc trò chuyện của bà bên nhà hàng xóm, anh mới nhìn thấu được con người của bà…
Con rể ấm ức vì bị mẹ bêu chuyện phòng the bên hàng xóm. Ảnh minh họa
Tuấn là dân tỉnh lẻ, lên Hà Nội lập nghiệp rồi xây dựng gia đình. Nhung, vợ Tuấn là người gốc Hà Thành, gia đình thuộc diện có “của ăn của để”.
GiadinhNet – Ngày con gái dẫn bạn trai về ra mắt, trời đất như sụp đổ dưới chân bà. Bà không thể ngờ rằng, số phận khéo sắp đặt, cho bà gặp lại ông trong tình huống éo le đến vậy…
Từ khi Nhung có ý định kết hôn với Tuấn, bố mẹ Nhung đã kịch liệt phản đối vì nhà Tuấn không “môn đăng hộ đối”. Nhưng vì Nhung cương quyết yêu và đến với Tuấn nên cuối cùng ông bà cũng phải đành xuống nước nhường con gái.
Sau khi kết hôn, vợ chồng Tuấn thuê một căn nhà nhỏ ở trung tâm thành phố để tiện đi làm. Nhiều lần, bố mẹ vợ đề cập đến chuyện muốn vợ chồng Tuấn dọn về sống chung với ông bà nhưng Tuấn kiên quyết không đồng ý. Anh không muốn mang tiếng phải sống nhờ nhà vợ.
Từ ngày Nhung có bầu, Tuấn cố gắng chăm chỉ làm việc nhiều hơn, dành dụm tiền để sớm có thể mua được một căn nhà riêng cho hai vợ chồng. Thế nhưng, dự định của Tuấn chưa kịp thực hiện thì gia đình anh lại gặp biến cố. Mẹ anh phát hiện bị ung thư phổi, bệnh đang trong giai đoạn tiến triển nhanh.
Vì nhà nghèo, các em còn đang đi học nên hầu như toàn bộ chi phí nằm viện và điều trị bệnh của mẹ đều do vợ chồng Tuấn lo liệu.
Mẹ vợ Tuấn vốn là người coi trọng đồng tiền, biết chuyện, nhiều lần, bà nói bóng gió trước mặt Tuấn rằng: “ Ung thư giai đoạn cuối thì tiền…núi cũng không cứu được“; “ để bà ấy ra đi thanh thản, đừng tốn tiền điều trị hóa chất làm gì, tốn công vô ích“… Nghe xong, Tuấn rất giận nhưng cũng đành nén ấm ức vì không muốn xảy ra bất cứ rắc rối nào vào thời điểm ấy.
Video đang HOT
Thế nhưng, bao cố gắng của gia đình Tuấn cuối cùng lại không được đền đáp. Mẹ Tuấn mất trước ngày Nhung sinh con vỏn vẹn đúng hai ngày. Bà “ra đi” khi chưa kịp nhìn mặt cháu nội.
Mẹ mất, vợ sinh con, Tuấn cứ đi đi về về mấy trăm cây số từ quê ra bệnh viện thăm vợ rồi lại từ bệnh viện về quê lo việc gia đình. Nhung sinh mổ, phải nằm viện vài ngày, mọi việc đều do mẹ vợ Tuấn lo. Sau khi được xuất viện, bà đã thuê taxi đưa Nhung về thẳng nhà ngoại mà không cần hỏi ý kiến của Tuấn.
Ban đầu, ngày Tuấn đi làm, trưa và tối tranh thủ về thăm vợ con, đêm lại trở về nhà trọ ngủ. Về sau, vì muốn chồng không phải đi lại vất vả hai nơi và có nhiều thời gian bên vợ con, Nhung khuyên Tuấn dọn về sống chung với bố mẹ vợ trong thời gian Nhung ở cữ. Dù không muốn nhưng vì vợ con nên Tuấn đành chiều theo ý vợ.
Biết mẹ vợ trọng đồng tiền, mỗi tháng, Tuấn đều đưa bà 4 triệu tiền sinh hoạt nhưng nhiều lần, trước mặt bà con họ hàng, mẹ vợ Tuấn đều tự hào nói, bà “bao” vợ chồng Tuấn toàn bộ từ A đến Z. Điều đó làm Tuấn cảm thấy khó chịu nhưng anh vẫn cố nhẫn nhịn cho yên cửa yên nhà.
Mẹ vợ Tuấn vốn không ưa anh từ trước, nay lại càng soi mói, bắt bẻ con rể. Bà can thiệp vào cuộc sống riêng tư của Tuấn một cách thái quá. Chỉ cần anh đi làm về muộn hơn bình thường, bà đã lao vào tra khảo rồi mắng Tuấn không có trách nhiệm với gia đình.
Hầu như ngày nào bà cũng nhắc Tuấn phải tiêu xài hạn chế để dành tiền nuôi con; không nhậu nhẹt chơi bời, dành thời gian chăm vợ ở cữ. Thậm chí ngay cả việc kiêng cữ “chuyện vợ chồng” để giữ sức khỏe cho sản phụ sau sinh cũng bị bà lôi vào nói trong bữa ăn tối khiến Tuấn vô cùng ái ngại.
Có lần, nửa đêm, lúc vợ chồng Tuấn đang “ gần gũi” thì bị mẹ vợ xông vào với lý do “xem cháu ngoại đã ngủ chưa”. Lần khác, Tuấn chốt cửa phòng để tiện “hành sự” nhưng khi đang “dở trận” thì nghe tiếng gõ cửa của mẹ vợ, vẫn với lý do “xem cháu ngoại thế nào”…
Liên tục bị mẹ vợ “phá đám” cũng khiến Tuấn sinh ra nản mỗi khi gần vợ. Ban đầu, Tuấn cũng chỉ nghĩ đơn giản rằng bà có ý tốt, quan tâm đến cháu ngoại mỗi đêm. Thế nhưng, một lần vô tình nghe cuộc trò chuyện của mẹ vợ bên nhà hàng xóm, anh mới nhìn thấu được con người của bà.
Lần ấy, Tuấn mới lĩnh lương nên mua quà về cho vợ và con gái. Nghe vợ nói bà bế con sang hàng xóm chơi, Tuấn hăm hở định sang đón con về để thử đồ mới. Nào ngờ, vừa bước chân vào tới cổng, Tuấn đã sững người khi nghe tên mình được nhắc trong câu chuyện.
“ Thằng Tuấn nhà bà trông to cao phong độ thế, vợ chồng nó không kiêng cữ cẩn thận chả mấy mà bà lại có đứa cháu nữa”, lời bà hàng xóm nói vọng ra cửa.
“ T ôi cũng tính rồi, con Nhung mới sinh con, giờ mà chửa đẻ tiếp, chỉ khổ con gái mình thôi. Rồi thằng con rể lại bồ bịch bên ngoài. Nói cho bà biết, đêm nào tôi cũng rình trước cửa phòng của chúng nó, thấy “động” phát là tôi lao vào cản ngay. Vợ chồng nó đang ở trong nhà tôi, đời nào tôi lại cho thằng con rể thích làm gì thì làm như thế”, lời mẹ vợ như gáo nước lạnh dội vào đầu Tuấn.
Quay trở về nhà với nỗi ấm ức dâng trào, Tuấn yêu cầu Nhung thu dọn hết đồ đạc để trở về nhà trọ sống. Mẹ vợ Tuấn về thấy sự tình bèn lớn tiếng yêu cầu vợ chồng Tuấn ở lại thì bị anh đáp trả thẳng thừng: “ Con tự biết cách lo cho cuộc sống của vợ và con con. Không cần mẹ phải can thiệp nữa. Từ nay, mẹ không cần phải rình rập mỗi đêm rồi đi “bêu” chuyện bên nhà hàng xóm nữa“.
Nói xong, Tuấn kéo vali ra khỏi nhà trước sự ngỡ ngàng tột độ của bà mẹ vợ.
Theo Giadinh
Tìm người biết thức cùng ta
Có một người "ngủ cùng nhau" trong đời này không khó. Tìm được người "thức cùng nhau" mới là quan trọng.
Tối, giữa câu chuyện phiếm về hàng xóm, bạn bè, chồng chợt bảo: "Ở đời, thức cùng nhau mới khó, chứ ngủ cùng nhau rất dễ". Tôi lập tức xù lông: "Khai mau, anh từng ngủ với bao nhiêu người rồi?". "Em sao cứ nói linh tinh hoài. Em nghĩ chồng em là người như vậy sao?".
Cái gãi đầu khó xử, không biết phải giải thích sao của chồng khiến tôi cười xòa, bởi tôi thừa biết tính chồng mình - có... cho kẹo anh cũng chẳng dám léng phéng. Nhưng tôi phải "hù" anh một chút, cho chừa kiểu triết lý nọ kia, cũng là để nhắc chừng chồng. Đời mà, ai biết được.
Thật ra, cái sự "thức cùng nhau" mà người ta hay nói hàm chứa rất nhiều điều. Có thể, sau một cuộc yêu, người ấy sẽ thức cùng ta để hỏi han xem ta có mãn nguyện không, có mệt, có khát nước không. Còn ta sẽ vuốt những giọt mồ hôi trên mặt chồng mà mỉm cười khen rằng, "anh rất tuyệt", rồi mới ôm nhau mà thủ thỉ chuyện đời, chuyện người, đến khi cả hai cùng chìm vào giấc ngủ.
"Thức cùng nhau" cũng có thể là nửa đêm, ta chợt bật ra tiếng ho rồi thức giấc vì máy lạnh vẫn để 23 độ như đầu hôm. Thế rồi người bên gối cũng thức, bật dậy, điều chỉnh lại nhiệt độ, xong đi lấy cho vợ ly nước ấm, lấy chiếc áo dài tay khoác lên người vợ và vỗ vỗ lưng nàng cho đến khi tiếng ho nhẹ hẳn.
"Thức cùng nhau" là đã quá nửa đêm mà ta cứ mãi trở mình không yên giấc. Chàng sẽ hỏi có việc gì khó nghĩ, để ta được gục đầu lên bờ ngực thân quen hay dụi vào nách chàng, để mặc cho nước mắt tuôn, vì hôm ấy ta gặp bao uất ức trong công việc, đến nỗi muốn cãi nhau một trận "banh xác" với sếp rồi ra sao thì ra.
Đôi bàn tay rắn rỏi của chồng sẽ khẽ lau nước mắt cho ta, ôm lấy ta, mơn trớn và bảo rằng: "Không sao, có anh ở đây rồi, cứ kể anh nghe". Ta sẽ được trớn, để mọi thứ tuôn trào như mạch suối. Giữa bao mô tả, chứng minh, nhận xét, suy luận... đầy uất ức đó, chồng vẫn lặng im "chịu trận" đến mấy chục phút, chốc chốc lại hỏi lại vài chi tiết, rồi mới nhẹ nhàng bày cho ta cách tháo gỡ. Mà thường thì chồng hay bắt đầu từ những chuyện... không đâu, chẳng liên quan gì đến vấn đề, ví như: "Em đi làm để làm gì?". "Để có tiền, nuôi con, phụ anh lo cho gia đình". "Vậy em nghỉ việc nơi này, thì có xin việc nơi khác không?". "Có". "Vậy biết nơi mới có tốt hơn chỗ cũ không?". "Chưa biết". "Vậy thì cãi với sếp làm gì? Nghỉ việc chỗ này rồi cũng đi làm nơi khác, mà chưa chắc chỗ mới tốt hơn chỗ cũ, chưa chắc sếp mới tốt hơn sếp cũ?". "Ơ...".
Ảnh minh họa
Ta đuối lý, ngơ ngác, còn chồng kể câu chuyện vui, rằng: Anh A bảo với anh B:
- Hôm nay tao vừa cãi nhau một trận với sếp.
- Ngon! Lý do?
- Tao đòi tăng lương. Sếp bảo còn dám đòi tăng lương nữa sẽ bị đuổi việc.
- Rồi sao?
- Bọn tao cãi đến nảy lửa. Cuối cùng, vì hòa bình thế giới, nên đạt được thỏa thuận rất tốt.
- Làm sao hay vậy?
- Dễ ợt, tao không đòi tăng lương và sếp cũng không ký quyết định đuổi việc.
Chồng lại cù léc ta, hỏi câu chuyện có hay không, có ý nghĩa không. Ta cong môi định cãi già thì "bên kia" đã khóa chặt lời ta sắp thốt ra bằng một nụ hôn dài mải miết. Vậy là bao ấm ức trong lòng ta đã được giải tỏa, vì suy cho cùng, ta đi làm cũng chỉ là để lãnh lương, có tiền trang trải cuộc sống, chăm lo cho chồng con mà thôi.
Còn "ngủ cùng nhau" ư? Cứ "xong việc" thì người lăn quay ra ngáy, để một mình ta bơi giữa chập chùng cảm xúc kèm nỗi ấm ức rằng người ta không tinh tế, không biết quan tâm tới người dưới gối.
"Ngủ cùng nhau" là sau một ngày lao động mệt nhọc, sau cơm tối là người lên giường ngáy pho pho, mặc cho ta vẫn chưa an giấc vì bao lo lắng cơm áo gạo tiền, một chứng bệnh trong người vừa phát hiện. Cái người "ngủ cùng nhau" đó chỉ biết nằm chung trên giường mà chẳng biết nhờ đâu giường mới thơm tho, sạch sẽ thế này. Người "ngủ cùng nhau" đó, quơ tay qua là có vợ kề bên để làm gối ôm mà ngủ chứ không hề biết tâm tư, sức khỏe vợ hôm ấy thế nào.
"Ngủ cùng nhau" như thế chẳng phải quá dễ sao? Bởi vậy, "thức cùng nhau" mới là điều quan trọng và người sẵn sàng thức cùng ta đáng trân trọng biết nhường nào.
Theo PNO
Biết sự thật chuyện chồng sang "chống bão" cho chị hàng xóm, vợ xử lý khôn khéo khiến cả nhân tình và chồng đều phải cúi đầu Nhung quệt vội nước mắt, nhìn chồng đầy oán giận. Cô cúi xuống nhẹ nhàng nói với con gái của chị hàng xóm: "Cô chú có việc nhờ mẹ chút, con sang nhà cô chơi với bạn Đô nhé". Nhung là người phụ nữ chuẩn mẫu hiện đại: giỏi việc cơ quan, đảm việc nhà, khéo chăm con và tâm lý với chồng....