Ẩm thực trên phố đi bộ Nguyễn Huệ: Kỳ vọng lẫn băn khoăn
Trước đề xuất mới của quận 1 (TP HCM) về phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhiều người hào hứng, hy vọng những trải nghiệm mới thú vị, song vẫn có những băn khoăn nếu tổ chức không tốt
Cuối tuần hay mỗi dịp lễ, Tết, anh Lê Thành An (28 tuổi; quận Tân Bình, TP HCM) thường chọn phố đi bộ Nguyễn Huệ tại quận 1 làm điểm đến để vui chơi.
Nhu cầu có thật
Anh Lê Thành An nhận xét phố đi bộ Nguyễn Huệ có không gian đẹp, hiện đại nhưng vẫn còn đơn điệu các loại hình dịch vụ giải trí.
“Đến phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng chỉ biết ngắm cảnh, đi bộ rồi về. Nếu ở đây có thêm các dịch vụ ăn uống được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp thì sẽ thu hút người dân hơn” – anh An nhận xét.
Mong mỏi của anh An cũng là của nhiều người mỗi khi tới đây và vừa qua, UBND quận 1 có văn bản báo cáo UBND TP HCM về việc thí điểm phương án tổ chức, quản lý các tuyến đường nhánh giao với tuyến đường Nguyễn Huệ.
Trong đó, đề xuất chấp thuận việc tổ chức thí điểm cho các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống trên tuyến đường Nguyễn Huệ được kinh doanh giải khát, thức ăn nhanh trên hè phố đến khi có quyết định thành lập Trung tâm Quản lý công viên và phố đi bộ quận 1. Thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 15-12-2023 nhằm phục vụ người dân và du khách nhân dịp Tết Dương lịch 2024.
UBND quận 1 cũng đề xuất thí điểm tổ chức khu vực giữ xe 2 bánh trên lòng đường tại 3 tuyến đường nhánh của tuyến đường Nguyễn Huệ. Cụ thể là đường Mạc Thị Bưởi (đoạn từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ), đường Ngô Đức Kế (đoạn từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ và đoạn từ Nguyễn Huệ đến Hồ Tùng Mậu), đường Hải Triều (đoạn từ Nguyễn Huệ đến Hồ Tùng Mậu). Thời gian tổ chức từ 18 giờ đến 23 giờ thứ bảy, chủ nhật và các ngày có sự kiện lớn.
Nói về đề xuất của UBND quận 1, ông Lê Văn Bình, Giám đốc khách sạn Oscar Sài Gòn (đường Nguyễn Huệ), cho biết rất ủng hộ và hào hứng với đề xuất này. Ông Bình kể trước đây vào các dịp lễ, Tết, khách sạn Oscar Sài Gòn thường xin phép UBND quận 1 được tận dụng phần diện tích phía trước để đặt bàn ghế, kinh doanh đồ ăn, thức uống. Việc này mang lại nhiều lợi ích và nếu diễn ra thường xuyên thì quá tốt.
Video đang HOT
Theo ông Bình, phố đi bộ Nguyễn Huệ chưa có nhiều điểm nhấn trong phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Khi các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống tại đây được phép kinh doanh giải khát, thức ăn nhanh trên hè phố sẽ giải quyết vấn đề trên. “Việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể là tạo thêm việc làm cho nhân viên, tăng thêm doanh thu cho đơn vị. Cùng với đó là góp phần để phố đi bộ trật tự, tránh tình trạng lộn xộn, nhếch nhác, mất kiểm soát như hiện nay” – ông Bình đánh giá.
Tương tự, một đại diện khách Sạn Royal Hotel Sài Gòn (đường Nguyễn Huệ) chia sẻ rất phấn khởi trước đề xuất của UBND quận 1. Nhiều năm làm việc tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, vị đại diện nhận xét người dân, du khách đến đây ngoài vui chơi cũng có nhu cầu về thưởng thức đồ ăn, thức uống rất lớn. Bản thân đơn vị thấy được tiềm năng của hoạt động kinh doanh này.
Người dân vui chơi tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM)Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Cần tính kỹ
Ông Trần Tường Huy, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch Xã hội, nhận xét phố đi bộ Nguyễn Huệ chưa khai thác hết chức năng vốn có của nó khi tới giờ chủ yếu vẫn là địa điểm để giới trẻ tụ họp vui chơi. Nơi đây chưa có mô hình hoạt động cụ thể, chưa thực sự thu hút đông đảo tầng lớp người dân, du khách trong và ngoài nước.
Nói về đề xuất của UBND quận 1, ông Huy bày tỏ sự ủng hộ. Theo ông, nếu đề xuất này thành hiện thực sẽ góp phần đa dạng hóa dịch vụ trong tổng thể hoạt động kinh tế đêm; tăng doanh thu cho những chủ thể tham gia. Bên cạnh đó còn góp phần giới thiệu văn hóa ẩm thực đường phố Việt Nam cho khách quốc tế. Tuy nhiên, để làm tốt cần phải có quy hoạch bài bản, không để tái diễn tình trạng nhếch nhác như thời gian qua. Đặc biệt, công tác tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng.
Theo nhiều người dân, tình trạng buôn bán hàng rong, “chặt chém” vẫn diễn ra ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Do đó, cần tổ chức các hoạt động kinh doanh, ăn uống tại phố đi bộ này với sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng.
Để tổ chức tốt việc kinh doanh đồ ăn, thức uống thì các tuyến đường xung quanh cần được quy hoạch thành bãi giữ xe. Toàn bộ đường chính Nguyễn Huệ phải được dùng cho các hoạt động đi bộ, vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật và không có bất kỳ hàng rong. “Các cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống hiện hữu trên trục đường Nguyễn Huệ được ưu tiên kinh doanh trên phần đường đi bộ nhưng phần diện tích này phải được kẻ vạch giới hạn” – ông Huy nói thêm.
Trong khi đó, thạc sĩ – kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Phước Đại lại có ý kiến khác. Theo ông, quận 1 thuộc khu trung tâm hiện hữu 930 ha đã được phê duyệt, phố đi bộ Nguyễn Huệ lại nằm ngay trong khu CBD (Central Business District – khu vực trung tâm hành chính, thương mại) của khu trung tâm hiện hữu 930 ha. Nếu tổ chức kinh doanh ăn uống ở đây sẽ làm mất đi tính chất đặc trưng của khu CBD.
“Việc tổ chức kinh doanh ăn uống trên hè phố tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ buộc các tuyến đường lân cận như Mạc Thị Bưởi, Ngô Đức Kế… phải chạy theo và gồng gánh những vấn đề phát sinh như bãi xe, rác thải… Điều này sẽ làm mất đi bản chất của khu CBD” – thạc sĩ – kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Phước Đại nêu quan điểm, đồng thời cho rằng nếu phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm trong khu phụ trợ của khu CBD thì có thể áp dụng đề xuất của UBND quận 1.
Thương hiệu du lịch uy tín trên cao nguyên Mộc Châu
Với tình cảm đặc biệt dành cho cao nguyên Mộc Châu, Công ty cổ phần Du Lịch 26 Mộc Châu đã triển khai dự án Khu du lịch Mộc Châu Island; một quần thể vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng có quy mô lớn ở khu vực Tây Bắc, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu, năm 2020, Công ty cổ phần Du lịch 26 Mộc Châu đã quyết định đầu tư dự án Khu du lịch Mộc Châu Island tại xã Mường Sang, xã Chiềng Hắc huyện Mộc Châu. Sau gần 2 năm triển khai, ngày 28/5/2022, điểm du lịch Mộc Châu Island chính thức đi vào hoạt động với sự kiện khởi đầu là khánh thành Cầu kính Bạch Long.
Cầu kính Bạch Long tại Khu du lịch Mộc Châu Island.
Cầu kính Bạch Long đạt được 3 kỷ lục thế giới của 3 tổ chức uy tín thế giới công nhận, gồm: Đường đi vách núi dài nhất thế giới của tổ chức Kỷ lục thế giới GUINNESS (GWR); cầu đáy kính dài nhất thế giới của Hiệp hội Kỷ lục thế giới (WRA) và Tổ chức Kỷ lục thế giới Official (OWR) của châu Âu công nhận đây là cây cầu kính dài nhất thế giới với độ dài 632m. Sau khi vào hoạt động Cầu kính Bạch Long đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch trong nước và du khách quốc tế đến trải nghiệm.
Du khách trải nghiệm Cầu kính Bạch Long.
Say sưa ghi lại những hình ảnh tại Mộc Châu Island, chị Lê Phương Lan, du khách đến từ thành phố Đà Nẵng, chia sẻ: Qua thông tin trên báo chí, mạng xã hội, chúng tôi biết Mộc Châu là điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới, có cầu kính Bạch Long dài nhất thế giới nên đến tham quan, trải nghiệm. Quả thực khi đi trên cầu, phóng tầm mắt xung quanh, chúng tôi rất ấn tượng về cảnh đẹp nguyên sơ, hùng vĩ của núi rừng, tạo cho chúng tôi cảm giác thoải mái, vui vẻ.
Cùng với điểm nhấn là Cầu kính Bạch Long, Khu du lịch Mộc Châu Island đã đã hoàn thành: Khu vui chơi hiện đại bậc nhất vùng Tây Bắc với những trò chơi lần đầu tiên có tại Tây Bắc, Sơn La: Đu Zipline, trượt cầu vồng cảm giác mạnh hay đường đua F1 mini. Du khách được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá về "Động Chim Thần" gắn liền với truyền thuyết Chim thần hóa đá với công lao bảo vệ bình yên cho người dân, cho bản làng nơi đây từ thời xa xưa...
Du khách trải nghiệm trượt cầu vồng.
Du khách có thể lựa chọn ở lại với Mộc Châu Island khám phá Khu lưu trú với những kiến trúc độc đáo mới lạ, như khách sạn mô phỏng Đoàn tàu siêu tốc giữa núi rừng Tây Bắc thơ mộng, hay khu nghỉ glamping với sức chứa trên 300 người với ý tưởng về những hành tinh trong dải thiên hà, khu cắm trại camping. Thưởng thức ẩm thực tại Nhà hàng tre Tabamboo có diện tích 2.950m2, dựng lên từ hơn 60.000 cây tre tầm vông, kiến trúc vừa truyền thống vừa mang nét hiện đại, tạo cảm giác hài hòa gần gũi với thiên nhiên, với các món ăn Âu, Á và ẩm thực Tây Bắc đa dạng phong phú. Hiện, Công ty đang hoàn tất những thủ tục để công nhận là nhà tre lớn nhất thế giới.
Du khách trải nghiệm hoạt động cộng đồng tại Mộc Châu Island.
Ông Mai Trí Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch 26 Mộc Châu, thông tin: Ngoài những hạng mục công trình kiến trúc độc đáo, khác biệt, Mộc Châu Island đặc biệt chú trọng đến việc gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh giá trị văn hóa bản địa, giúp du khách tìm hiểu về văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Đến đây, du khách được hòa mình vào những điệu múa dân gian, các hoạt động văn hóa cộng đồng và đặc biệt là "Nghệ thuật Xòe Thái" Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phục dựng lại các trò chơi dân gian, phiên chợ vùng cao để du khách được trải nghiệm trong các dịp lễ hội.
Với những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từ đầu năm đến nay, Mộc Châu Island đã đón gần 200.000 khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm. Nơi đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh và huyện, nổi bật như: Khai mạc Ngày hội Du lịch Văn hóa tỉnh Sơn La "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới" năm 2023; các hoạt động tại Tuần Văn hóa, Du lịch Mộc Châu năm 2023...
Dự án Mộc Châu Island đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho trên 400 nhân công lao động với mức lương bình quân 11,3 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, sử dụng nhân lực tại địa bàn gồm Mộc Châu và các huyện lân cận chiếm trên 80%. Cùng với đó, Công ty cổ phần Du lịch 26 Mộc Châu còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, tài trợ tặng quà cho các gia đình khó khăn và học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Mộc Châu gần 2 tỷ đồng.
Hoạt động trên địa bàn Mộc Châu chưa lâu, song Công ty cổ phần Du Lịch 26 Mộc Châu đã khẳng định là thương hiệu du lịch uy tín của huyện Mộc Châu. Các sản phẩm du lịch của Công ty đã góp phần làm đa dạng hóa các hoạt động du lịch của huyện và giúp nhiều người biết đến Mộc Châu "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới".
Hàng ngàn tỷ đồng đầu tư vào hồ Tuyền Lâm để phát triển du lịch Hiện tại đã có 14/37 dự án đi vào hoạt động kinh doanh, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.560 tỷ đồng, tạo ra các sản phẩm du lịch tham quan, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm... Một góc hồ Tuyền Lâm với rừng thông và hồ nước rộng mênh mông - Ảnh: Lâm Thiên Khu du...