Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ: gợi nhớ một hương vị đậm đà khó quên
Là nơi gặp nhau của châu Á và châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ rất giàu có về lịch sử, văn hóa, tự nhiên và ẩm thực. Món ăn Thổ Nhĩ Kỳ luôn gợi cho thực khách một cảm giác khó quên bởi hương vị đậm đà.
1. Revani
Revani.
Revani là một trong những món ăn tráng miệng khá nổi tiếng và được yêu thích ở Thổ Nhĩ Kì, Ả Rập, và Hy Lạp. Tuy nhiên, ở mỗi một quốc gia thì nó được gọi theo những tên khác nhau. Người Ả Rập thường gọi Revani là Basbousa, nếu bạn gọi Revani thì có thể người Ả Rập không biết đó là loại bánh gì.
Bởi vì cái tên Revani của người Thổ được gọi theo tên của một nhà thơ sống vào thế kỉ 16 tại đất nước này. Và dĩ nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau, cách thức chế biến của chúng cũng có đôi chút khác biệt.
Người Thổ thường dùng những nguyên liệu làm bánh như: bột hòn (đây là một loại bột dùng làm bánh putđinh của người phương Tây), trứng, đường, và bột mì để tạo nên chiếc bánh Revani hoàn hảo. Sau khi chín, bánh lại được kết hợp với một loại syrô đặc trưng của Thổ Nhĩ Kì được làm từ đường kính, nước và chanh. Bánh Revani được thưởng thức rất đặc biệt.
Người Thổ không ăn lạnh cũng không ăn nóng, họ để nó cùng với nhiệt độ phòng. Nếu muốn tăng thêm hương vị khác biệt, khi ăn, họ sẽ thêm một chút kem sữa vào bánh của mình.
2. Kẹo Lokum
Kẹo Lokum.
Vị ngọt là hương vị được ưa chuộng nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đất nước này rất thích món kẹo, đặc biệt là kẹo Lokum, món ăn khoái khẩu của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày xưa kẹo Lokum chỉ dành cho giới quý tộc, bởi thành phần chủ yếu của kẹo khi đó là nhựa cây nhũ hương, một loại cây ở vùng Địa Trung Hải. Người ta lấy nhựa bằng cách rạch các đường nhỏ trên vỏ cây. Nhựa nhũ hương đặc trưng, có công dụng chữa một số bệnh nên khá đắt tiền, được sử dụng trong sản xuất rượu mùi, kem và một số loại bánh Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên ngày nay, đa số kẹo dẻo lokum được tạo độ dẻo từ bột bắp nên giá thành đã bình dân hơn nhiều và được bày bán khắp nơi như một đặc sản của xứ này.
Video đang HOT
Kẹo Lokum dẻo với đủ màu sắc, hương vị và có nhân là các hạt như: đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân… Kẹo Kolum được làm dưới dạng thạch dẻo với mùi thơm tinh tế của hoa hồng, chanh và bạc hà. Nguyên liệu chính để làm kẹo là đường và bột mì.
Sau khi được làm chín, bánh rất mềm, người ăn sẽ có cảm giác kẹo dính vào tay. Sau đó người ta phủ một lớp đường bột bên ngoài. Kẹo Lokum có mùi vị vô cùng huyền diệu, phổ biến khắp vùng Balkan và Trung Đông.
3. Baklava
Baklava.
Baklava là món ăn được truyền lại từ bí quyết ẩm thực của đế chế Ottoman (đế chế Ottoman bắt đầu từ thế kỷ 12, thế kỷ 16, 17 là thời kỳ phát triển rực rỡ của đế chế này) sang cho người Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào thời đại của Ottoman, Baklava thường được chế biến trong cung điện Topkapi ở Istanbul (thủ đô hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ). Món ăn này một thời chỉ được phục vụ riêng cho những người trong hoàng gia của triều đại Ottoman. Do vậy, Baklava không những là một món ăn ngon mà nó còn có giá trị lịch sử rất lâu đời.
Và từ đó cho đến giờ, thành phần để làm món Baklava như: quả óc chó và quả hồ trăn vẫn được giữ nguyên. Đặc biệt, khi ăn bánh, bạn sẽ thú vị hơn khi nếm chúng cùng với vị ngọt từ một loại nước syrô rất đặc trưng của người Thổ.
4. Doner Kebap
Doner Kebap.
Doner Kebap ở Thổ Nhĩ Kì là bánh mì kẹp thịt cừu là chính. Thịt cừu có mùi hơi nồng mà nếu không ăn quen thì có cảm giác khó chịu, tuy nhiên nó lại rất hợp với khẩu vị của người đạo Hồi ở đây. Ngoài ra người ta còn có thể kẹp với thịt gà nữa. Thịt nướng được ướp thơm lừng với rất nhiều loại gia vị đặc biệt chỉ có ở Thổ Nhĩ Kì. Chính vì thế mà Doner Kebap ở đây có một mùi vị rất đặc trưng mà không nơi nào bắt chước được. Thịt luôn luôn được để nguyên miếng và tẩm ướp kĩ càng.
Ở các nhà hàng, món này được phục vụ như một món ăn chính. Người ta ăn món thịt nướng này với bánh mì ổ dẹt hoặc cơm rang thập cẩm kèm bơ. Có thêm những miếng khoai tây, hành và ớt xanh để bài trí trông rất hấp dẫn, bắt mắt. Còn khi phục vụ theo kiểu fastfood thì nó ăn kèm với sandwich, kẹp khoai tây, hành và rau diếp nhưng không trộn ướp gia vị. Đặc biệt nhất đó là những miếng thịt nướng này được gói trong một cái bánh làm từ nguyên liệu lúa mì cứng. Người ta gọi đó là Durum.
Cách làm rau câu 3 màu cực ngon, giòn, bổ dưỡng
Cách làm thạch rau câu nhiều tầng tuy hơi tốn thời gian, nhưng đổi lại, sẽ mang đến cho gia đình bạn một món ăn tráng miệng cực thơm ngon và đẹp mắt. Cùng tham khảo công thức dưới đây bạn nhé!
Cách làm rau câu 3 màu cực ngon, giòn, bổ dưỡng. Ảnh Internet.
Nguyên liệu:
Một công thức làm được 25 ly thủy tinh nhỏ xinh 7x8
25gr bột agar hiệu con cá Thái Lan
350gr đường
2,5l nước lọc
- 7 lòng đỏ
- Sữa đặc có đường: 185gr (nửa lon thiếc)
- Creamcheese: 95gr
- Mascapone: 90gr
- Whipping cream: 210gr
- Sữa tươi không đường: 350gr
- Vani: 5gr
- Bột matcha: 10gr
- Sữa tươi không đường: 100gr (sữa không nóng cũng không lạnh, mục đích để pha bột matcha tan được hoàn toàn, không bị vón cục nhỏ, nếu không pha vào nước rau câu sẽ không đẹp)
- Trái việt quất: 50gr
- Hạt chia: 30gr
Cách làm rau câu 3 màu, rau câu ngon lạ là bữa ăn nhẹ
Bước 1: Đánh tan lòng đỏ rồi trộn thật đều với sữa đặc, để sang một bên.
Bước 2: Cho cream cheese, mascarpone, whipping cream, sữa tươi và vani vào nồi nấu đến khi creamcheese và mascapone tan hoàn toàn, hỗn hợp hòa quyện đẹp đẽ.
Bước 3: Nhấc phần sữa ra khỏi bếp và để nguội còn ấm tay thì cho từ từ phần hỗn hợp lòng đỏ vào, vừa cho vừa khuấy để hỗn hợp quyện đều. Lược qua rây để loại bỏ lợn cợn nếu có (lợn cợn này thường là phô mai chưa tan hẳn, trong trường hợp quá nhiều phô mai chưa tan thì chúng ta lấy muỗng ấn đè lượng phô mai này xuống khỏi lỗ rây rồi khuấy hỗn hợp lên là được).
Bước 4: Cho bột matcha vào sữa tươi rồi khuấy đến khi bột tan hoàn toàn, lược qua rây rồi để sang một bên.
Bước 5: Việt quất rửa sạch ngâm muối khoảng 5 phút, rửa lại bằng nước lọc lần nữa cho sạch rồi xay nhuyễn nhất có thể. Lưu ý không lược qua rây để loại bỏ vỏ vì vỏ việt quất chứa rất nhiều chất dinh dưỡng siêu tốt cho cơ thể của bé.
Bước 6: Cho 25gr bột agar, 2,5l nước lọc vào nồi, khuấy đều, ngâm 2 tiếng rồi mới đem nấu, làm như vậy sẽ giúp thạch không bị chảy nước. Sau khi ngâm xong, đặt lên bếp, đun sôi thì hạ nhỏ lửa nhỏ nhất có thể, cho đường vào, khuấy tan thì tắt bếp.
Bước 7: Cho phần nguyên liệu rau câu flan lên bếp nấu ở lửa nhỏ vừa đến khi hỗn hợp sệt lại.
Bước 8: Lấy 950gr nước rau câu ra một cái nồi rồi đổ phần hỗn hợp trà xanh vào, vừa đổ vừa khuấy cho hỗn hợp đều đẹp. Bật bếp ở mức lửa nhỏ nhất để phần rau câu trà xanh được ấm.
Bước 9: Thực hiện tương tự với phần việt quất. Lấy 950gr nước rau câu ở ra một cái nồi, cho hạt chia vào khuấy đều rồi múc một ít đổ vào phần việt quất xay nhuyễn, khuấy phần này tan đều rồi đổ ngược vào nồi nước rau câu, việc làm này mục đích để việt quất dễ hòa tan hơn trong nước rau câu. Bật bếp ở mức lửa nhỏ nhất để giữ cho rau câu việt quất không bị đông.
Bước 10: Khi thấy phần rau câu flan vừa se mặt bạn đổ ngay lớp tiếp theo vào ly có thể là rau câu trà xanh hoặc rau câu việt quất tùy ý thích phối màu của bạn. Lần lượt đổ theo thứ tự từng loại rau câu vào cho tới hết.
Bước 11: Để rau câu nguội hẳn thì đặt vào ngăn mát tủ lạnh 2 giờ cho đông là có thể thưởng thức được rồi.
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món rau câu 3 tầng. Hãy nhanh tay áp dụng công thức để cả nhà cùng thưởng thức món ngon, bổ dưỡng này nhé.
Món ngon ở xứ bánh mì kebab Bên cạnh bánh mì doner kebab đã quá nổi tiếng, du khách đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể thưởng thức bánh mì simit hay pudding keskul... Không phải một món mà nhiều món hay nói chính xác hơn, mezzé là một phần ăn, được dân bản xứ thường sử dụng cho phần khai vị của mỗi bữa ăn. Mezzé bao gồm...