Ẩm thực Tết Nhật Bản
Nét đẹp đặc trưng của văn hoá Tết Nhật Bản không thể không nhắc đến các món ăn. Ẩm thực đón Tết của người Nhật ít nhiều có điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét đặc sắc riêng của mình.
Để chuẩn bị đón năm mới, các bà mẹ ai cũng háo hức chuẩn bị như làm bánh Tết và nấu món ăn tổng hợp. Bánh Tết tượng trưng cho sự may mắn, được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Và món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết” và “đồ nấu tổng hợp”. Món Tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn Tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.
Ảnh: amthuc.com
Trước hết, phải kể đến sashimi và sushi là hai món ăn cá sống nổi tiếng nhất và cũng phổ biến nhất khi nói về ẩm thực Nhật Bản. Sashimi là món ăn được chế biến hoàn toàn từ các hải sản tươi sống, còn sushi là món ăn bao gồm hai phần: Một miếng cơm trộn với dấm và một miếng hải sản sống.
Sushi – món ăn truyền thống người Nhật
Thứ hai, osechi là những đồ ăn ngon được chuẩn bị với các món nấu, món trộn dấm, món nướng làm từ các loại hải sản, thịt gia súc, gia cầm và các loại rau với hương vị và màu sắc phong phú. Điều thú vị khác ở osechi là mỗi loại nguyên liệu cấu thành đều mang một ý nghĩa riêng hàm chứa lời chúc một năm mới nhiều may mắn. Ví dụ: Cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui mừng; đậu – mạnh khỏe; trứng cá trích – con cháu đông đúc; ngó sen – nhìn xa trông rộng; rau mắc – sinh lộc; tôm – tượng trưng cho sự trường thọ.
Mỗi nguyên liệu hàm chứa lời chúc năm mới nhiều may mắn
Ngoài osechi còn có một món ăn khác cũng không thể thiếu trong ẩm thực Tết của người Nhật, đó là món zouni - món nướng thường gồm rau, cá, thịt gà cho vào nước sốt cùng với bánh dày. Bánh dày năm mới kagamimochi được bày trên tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần. Bánh dày năm mới của từng vùng cũng đều khác nhau, ví dụ: vùng Tây Nhật Bản làm bánh hình tròn, nhưng vùng Đông Nhật Bản lại làm bánh hình vuông.
Video đang HOT
Bánh dày năm mới kagamimochi
Ngoài một số món ăn truyền thống cơ bản trên, tùy theo sở thích của từng gia đình Nhật, người ta có thể thêm các món khác theo kiểu ẩm thực Trung Hoa, Hàn Quốc hoặc kể cả các món ăn Âu, Mỹ.
Về đồ uống, tuỳ theo mỗi gia đình cũng rất phong phú, đa dạng, có thể là các loại rượu, bia nhập ngoại, nhưng thường thì không thể thiếu rượu Sake và một vài loại bia có thương hiệu nổi tiếng của Nhật như Ashahi, Sapporo hay Kirin …
Ảnh: vzone.vn
Ngày Tết còn được coi là ngày khởi đầu của mùa xuân (ngày lập xuân), thời điểm mà mọi người đều thành tâm cầu chúc một năm với nhiều sinh mệnh được chào đời. Vì thế, qua những món ăn tự tay chế biến họ muốn gửi gắm tất cả niềm tin, niềm hy vọng vào một sự khởi đầu viên mãn.
Theo PNO
Tìm lại gam màu cổ xưa của Sài Gòn
Cái nắng đầm thắm của Sài Gòn và chiếc váy màu vàng đồng cùng những họa tiết đơn giản phối hợp cùng chiếc khăn voan chấm bi đã mang lại nét cổ xưa hài hòa mà hoàn hảo.
Tạm "chia tay" với những màu sắc rực rỡ, hiện đại, chúng ta hãy cùng dạo lại gam màu cổ xưa của Sài Gòn, để cùng tận mắt chiêm ngưỡng dòng thời gian đã trôi qua nhiều thập kỉ nhưng sức ảnh hưởng cũng như vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng vẫn luôn phảng phất đậm nét.
Thập niên 60
Cái nắng đầm thắm của Sài Gòn và chiếc váy màu vàng đồng cùng những họa tiết đơn giản phối hợp cùng chiếc khăn voan chấm bi đã mang lại nét cổ xưa hài hòa mà hoàn hảo. Vẻ đẹp ngọt ngào của người mẫu Ngọc Oanh cùng sự biểu cảm tự nhiên gợi ra hình ảnh Sài Gòn thập niên 60 trọn vẹn.
Sài Gòn vintage
Phong cách vintage cổ điển luôn mang đến nét đẹp độc đáo, quyến rũ. Gặp hoa hậu tài năng Bích Trâm xinh đẹp với trang phục là một chiếc váy hoa xòe, xẻ cao, điểm nhấn được khéo léo đặt ở phần eo khiến cho bộ trang phục càng thêm phần duyên dáng. Một không gian trầm lặng, cổ điển, đôi mắt với ánh nhìn hút hồn. Bích Trâm như đã lột xác từ cô nàng hiện đại để trở nên đằm thắm, lãng mạn hơn.
Sài Gòn Hippi
Nổi tiếng với vẻ đẹp sang trọng, quý phái, Lý Nhã Kỳ luôn biết cách làm đẹp mình mỗi lần xuất hiện trước công chúng với những chiếc đầm hiện đại, kiêu sa. Nhưng có lẽ bạn cũng sẽ trầm trồ khi thấy Lý Nhã Kỳ diện những chiếc áo dài truyền thống. Áo dài đã luôn là biểu tượng cho nét duyên dáng của người phụ nữ Việt, ngày nay với sự cách tân mới mẻ, áo dài trở nên thân thiện ở khắp mọi nơi mà vẫn giữ được nét đẹp đặc trưng vốn có.
Nét tương phản giữa lòng Sài Gòn
Chung Thục Quyên - cô nàng có khả năng biến hóa tài tình từ gương mặt đến phong cách trình diễn mà vẫn không kém thu hút chút nào. Với chủ đề là sự tương phản giữa nét hiện đại và cổ xưa, sang trọng và giản dị; một lần nữa bạn sẽ được chiêm ngưỡng rõ ràng, cận cảnh sự chuyển biến của dòng thời gian trên vùng đất Sài Gòn.
Hình Style & Star Chung Thục Quyên
Đừng bỏ lỡ Style & Star Chung Thục Quyên vào 20h30 ngày 22/4, để có cái nhìn trọn vẹn về một khung cảnh Sài Gòn xưa cũ mà Yeah1 mang đến cho các bạn trong suốt tháng 4 qua.
Theo Bưu Điện Việt Nam