Ẩm thực nướng dân dã mà khoái khẩu!.
Trong nghệ thuật ẩm thực, các món Nướng luôn là một trong những món hấp dẫn người sành ăn nhất. Tại Hà Nội, rất dễ dàng để thực khách phương xa tìm đến một quán nướng vỉa hè, co ro trong áo ấm xua đi cái lạnh cuối Đông, xuýt xoa để rồi tấm tắc nhớ mãi đến cái phong vị của đồ nướng như một nét văn hóa ẩm thực của người Tràng An.
Có lẽ với nhiều người, món nướng được xem là ngon nhất trong tất cả các kiểu chế biến thức ăn. Điều này, có thể bắt nguồn từ lịch sử phát triển của nhân loại. Khi phát hiện ra lửa thì món ăn đầu tiên của thủy tổ loài người chính là món nướng. Thực tế kiểu chế biến thức ăn này dù đơn giản nhưng hấp dẫn vì nó luôn mang đến cho người thưởng thức hương vị thơm ngon và nóng hổi một cách mộc mạc và tự nhiên.
Trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm tiến hóa, dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay, món ăn ngày càng được sáng tạo thêm nhiều hương vị thì món nướng vẫn là đỉnh cao của ẩm thực.
Thời gian gần đây phố phường Hà Nội xuất hiên các món nướng và ngày càng được đông đảo thực khách quan tâm và tìm đến. Những món thịt nướng được nướng trên bếp hồng và ăn tại chỗ tuy không phải là món ăn mới lạ nhưng lại thu hút được một số lượng rất đông đảo những người sành ăn vì khẩu vị rất ngon và kèm theo đó là cái cảm giác tự phục vụ nướng đến đâu ăn đến đấy nên ngày càng nhiều các hàng quán kiểu này được mọc lên và số lượng khách thì cứ tăng vùn vụt ngồi kín cả lề đường.
Ngoài các loại thực phẩm dùng để nướng, các nhà hàng còn luôn tìm kiếm, và sáng tạo thêm nhưng hương vị đặc trưng để thu hút khách hàng, còn có một yếu tố không kém phần quan trong góp phần nâng cao chất lượng ẩm thực mà ít ai để ý thấy đó là bếp nướng.
Trước đây nói đến nướng ai cũng nghĩ đến than hoa và vỉ nướng, khi than hoa cháy hồng vỉ nướng được đặt lên và rải đồ nướng lên mặt vỉ. Tuy nhiên đã có những bất cập khi thưởng thức ẩm thực nướng kiểu này như khói nhiều, bụi than và vấn đề vệ sinh kém bởi có một lượng bụi than lớn bay lên bám dính vào đồ ăn. Chưa kể đến tính văn minh khi thưởng thức phong cách nướng này vì gần như hầu hết khách hàng đều bị lem bởi khói và bụi than hoa.
Vài năm về trước, hầu hết các quán Nướng vỉa hè Hà Nội thường dùng bếp gas mini vì tính tiện dụng và kinh tế của nó, tuy nhiên từ khi xảy ra nhiều vụ cháy nổ gây thương tích cho thực khách do sử dụng bình gas mini tái sử dụng không đúng chủng loại – các thực khách tẩy chay các loại quán sử dụng bình gas mini như một cách tự bảo vệ mình. Đặc biệt, từ khi Chính phủ ra nghị định số 105/2011 quy định về việc kinh doanh, sử dụng gas mini không đúng chủng loại bị phạt từ 10 đến 30 triệu đồng thì đa phần các nhà hàng, quán nướng đều đồng loạt chuyển sang sử dụng bếp cồn như một giải pháp tối ưu, vừa đảm bảo an toàn cho khách, vừa đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
Giờ đây hầu như chủ nhà hàng và thực khách đều chọn bếp cồn để nướng thay cho bếp than hay bếp gas. Vỉ nướng dành cho bếp cồn không phải là vỉ hở giống như dùng cho than hoa mà là vỉ kín (giống chảo) thường làm bằng gang. Cách thưởng thức ẩm thực nướng này thường thấy nguyên liệu chính được tẩm ướp bày lên trên đĩa, ăn kèm theo là hành tây, hành hoa và cà chua chín đỏ đặt vỉ nướng lên bếp cho nóng già, thêm chút dầu đậu nành, bơ là có thể thả thịt và cà chua với hành hoa, hành lá lên vừa nướng nóng hổi vừa thổi vừa ăn.
Chất đốt bằng cồn vừa an toàn, không khói, không bụi nên ngày càng được chủ nhà hàng và thực khách tin dùng.
Một thương hiệu về cồn được nhiều nhà hàng lựa chọn
Nói đến cồn không thì vẫn chưa đủ bởi cồn có rất nhiều loại trên thị trường, nhưng chủ yếu có 02 dòng sản phẩm là cồn khô và cồn thạch.
Loại “Cồn khô” (hay còn gọi là cồn sáp) loại này có mặt trên thị trường hơn 10 năm về trước, có rất nhiều nhà cung cấp với đa dạng mức chất lượng, giá giao động từ 15 – 24 ngàn đồng/kg, bản chất loại cồn này khi cháy hay bị cay mắt do nguyên liệu chính là Methanol công nghiệp, nhiệt trị kém, thường để lại nhiều cặn sau khi cháy, thời gian cháy ngắn, ngoài ra khi cháy loại này thường tan chảy nên nguy cơ tràn khỏi bếp gây cháy sẽ rất cao. Loại thứ hai là “Cồn Thạch”, mới xuất hiện trên thị trường hơn một năm. Loại sản phẩm này, về cảm quan có kết cấu như thạch dừa, thạch rau câu, được đóng trong cốc nhựa (ly nhựa), về ưu điểm đây là sản phẩm được đánh giá cao về các tính năng vượt trôi như không cay mắt do nguyên liệu chính làm từ ethanol sinh học, nhiệt trị cao tương đương gas mini, thời gian cháy dài (khoảng 30-45 phút/ cốc tùy điều kiện mở cửa gió của bếp), đặc biệt khi cháy không bị tan chảy và không để lại cặn sau khi cháy trong khi chi phí rất phù hợp.
Video đang HOT
Ăn đồ nướng ngoài việc lựa chọn nguyên liệu chính tươi ngon, gia vị đầy đủ, trang bày đồ ăn đẹp mắt hấp dẫn mà còn để thực khách được thưởng thức, cảm nhận hết cái tinh túy của ẩm thực cần phải có không gian trong lành không bị ảnh hưởng bởi khói bụi của than, mùi khét của dầu mỡ cháy, vừa ăn vừa chảy nước mắt do cồn khô gây cay mắt hoặc nơm nớp lo bình ga xì nổ. Những tưởng đơn giản song dưới con mắt tinh tế của những thực khách sành, những ông (bà) chủ nhà hàng am tường về ẩm thực thì đó lại là yếu tố quan trong tạo ra văn minh của ẩm thực nướng.
Và thật sự, các món nướng khoái khẩu ấy đang dần trở nên một phong cách ẩm thực vừa dân dã lại vừa cầu kỳ. Nhưng có thế những thực khách phương xa đến với Hà Nội nghìn năm văn hiến mới có được cái cảm nhận hết được nét phong vị rất riêng của người Hà Nội – xuýt xoa món nướng nóng hổi trong cái rét căm ngày cuối Đông.
Theo PNO
[Chế biến]- Cơm âm phủ Huế
Là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế, một dĩa cơm âm phủ bao gồm tôm chấy, thịt nướng, chả lụa thái, trứng, dưa leo, trộn đều ăn kèm với nước mắm chua ngọt; nhìn bắt mắt mà ăn lại ngon.
Nguyên liệu:
1 thố cơm dẻo, nếu không có gạo dẻo bạn nên trộn vào gạo khoảng 2 đến 3 thìa súp gạo nếp
300gr tôm
300gr thịt nạc
2 quả trứng gà
Vài khoanh giò lụa
Tỏi, muối, tiêu, dầu mè và dầu mè
Ít sả bằm
2 quả dưa leo
Nước mắm, ớt.
Cách làm:
Tôm mua về rửa sạch, đổ tôm vào nồi nhỏ đun với lửa vừa (không đổ nước, tự thịt tôm sẽ ra nước), đậy nắp lại để tôm chín. Lúc nào thịt tôm chín sẽ có màu hồng, đổ ra dĩa, bóc bỏ vỏ tôm, rút chỉ đen.
Đổ tôm vào cối giã nhuyễn, muốn nhanh bạn có thể cho vào máy xay nhuyễn.
Làm nóng 2 thìa cà phê dầu ăn trong chảo, phi thơm tỏi rồi đổ tôm đã xay vào, dùng thìa gỗ trộn đều để tôm tơi ra, nêm thìa cà phê muối và chút tiêu.
Bạn cứ chấy đều đến khi tôm khô thì đổ ra bát, để riêng.
Thịt nạc thăn rửa sạch, thái lát vừa ăn rồi ướp với 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê dầu mè, sả bằm và 1 thìa cà phê mật ong trong khoảng 30 phút.
Xếp thịt lên vỉ nướng, nướng trên than hoa hoặc trong lò nướng. Nếu dùng lò bạn nướng thịt ở nhiệt độ 200C trong khoảng 30 phút đến khi thịt chín, trong lúc nướng thỉnh thoảng phết nước gia vị ướp thịt lên bề mặt thịt để thịt không bị khô.
Thịt chín bạn lấy ra khỏi lò, để nguội.
Dùng dao sắc thái thịt thành từng sợi vừa ăn. Muốn đơn giản hơn bạn có thể dùng thịt ba chỉ luộc và thái sợi.
Chả lụa thái thành từng sợi dài.
Đánh tan 2 quả trứng gà, nêm vào thìa cà phê muối và chút tiêu.
Làm nóng 2 thìa cà phê dầu ăn trong chảo, đổ tỏi vào phi thơm rồi cho trứng vào tráng mỏng.
Trứng chín bạn cho ra thớt, dùng dao thái sợi.
Dưa leo gọt vỏ, thái thành từng sợi mỏng rồi trộn với thìa cà phê muối, để yên 15 phút rồi dùng tay sạch bóp chặt tay để dưa ra bớt nước.
Ớt dùng dao cắt thành khúc ngắn, nước mắm ăn kèm với cơm âm phủ không có tỏi. Pha nước mắm chua ngọt theo tỷ lệ 1 nước : 1 đường : 1 nước mắm. Khi ăn bạn vắt vào nước mắm vài giọt chanh, nêm hơi chua chua ngọt ngọt là được.
Khi ăn bạn múc cơm ra dĩa, xung quanh bày tôm chấy, chả lụa, dưa leo, thịt nướng và trứng tráng, rưới ít nước mắm chua ngọt, trộn đều lên.
Thoạt đầu nghe nói đến món này có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên về tên của nó, nhưng nếu nhìn vào món ăn chắc hẳn bạn sẽ thích thú bởi màu sắc bắt mắt của nó. Thật ra món này chỉ là món cơm trộn, theo tương truyền của người Huế xưa món này được các O, các mệ gánh bán cho người dân lao động, trên mỗi gánh có ngọn đèn dầu hoặc đèn đom đóm leo lét nên nhìn âm u giống "âm phủ".
Là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế, một dĩa cơm âm phủ bao gồm tôm chấy, thịt nướng, chả lụa thái, trứng, dưa leo, trộn đều ăn kèm với nước mắm chua ngọt; quá trình chế biến lỉnh kỉnh nhưng không khó, nhìn bắt mắt mà ăn lại ngon.
Theo BĐVN
Thưởng thức bún thang ở Sài Gòn Bát bún thang là sự pha trộn giữa sắc và vị, tạo nên cái hấp dẫn, quyến rũ rất riêng của món ăn. Từ trước đến nay, phở là món ăn đặc trưng mỗi khi nhắc đến ẩm thực của người Hà Nội. Tuy vậy, với những người sành về ẩm thực Hà thành sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua món bún...