Ẩm thực mang hương sắc núi rừng
Ngoài các lễ hội, ẩm thực Tây Nguyên có thể được coi là sự “kỳ bí” dễ khám phá nhất, bởi khi đến Tây Nguyên, ẩm thực thường là cách người Tây Nguyên dùng để bộc lộ sự nhiệt thành của họ.
Cơm Lam , bà con vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại mắt ở hai đầu rồi cho gạo nếp và nước vào, xong nút lại đem nướng bằng lửa và than cho thật khéo. Những ống cơm lam khi chín, được chẻ bỏ lớp vỏ thì lộ ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạ thường. Hương vị nếp quyện với hương thơm của lồ ô tươi qua lửa làm cho cơm lam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu ở trong chõ, trong nồi.
Canh Thụt , món này gồm có những nguyên liệu: lá Bép, đột Mây, cà đắng, cá suối thịt và các gia vị kèm theo như mắm, ớt, muối, bột ngọt và đường… Trước khi nấu bà con chặt một ống lồ ô có lóng dài, gọt đẽo phần đầu ống cho thật khéo, sao cho nấu canh thụt không cho nước chảy ra ngoài. Việc chọn ống lồ ô cần có bí quyết, nếu chọn ống già quá sẽ bị nứt, hoặc cây non quá thì canh sẽ không ngon… sau khi chế biến các nguyên liệu trên, bà con cho tất cả vào ống lồ ô và dựng ống nghiêng trên đống lửa.Trong lúc nấu, một mặt vừa quay tròn ống cho thật đều lửa và dùng một chiếc đũa để thụt cho các thành phần của món canh nhuyễn đều với nhau, động tác thụt ống còn khiến cho hơi thoát ra.Có lẽ chính động tác này mà món canh này có tên gọi như vậy. Thường thì ống canh thụt có độ dài từ nửa mét trở lại. Trong các lễ hội cần nhiều thì bà con nấu làm nhiều ống. Thời gian để canh chín khoảng từ 60 – 90 phút. Sau khi canh chín bà con cho ra bát hoặc lá chuối cũng được vì món canh thụt khi chín sẽ đặc lại và rất dẻo, khi ăn món này có rất nhiều vị đắng, cay, bùi, béo…
Video đang HOT
Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của họ như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt rừng hoặc cà đắng um với ếch… Các gia vị không thể thiếu để tạo nên mùi vị độc đáo từ cà đắng là ớt, lá é (lá quế xanh), lá và củ nén (gần giống lá hẹ). Ngoài nấu chín, người đồng bào còn ăn cà đắng sống, bằng cách giã nát cà rồi cho thêm gia vị: muối, ớt, bột ngọt, lá é, lá và củ nén. Món này rất cay, đậm đà, ăn được rất nhiều cơm. Nhiều đồng bào không có điều kiện đi chợ thường xuyên, nên các món ăn chế biến từ cà đắng rất gần gũi và thiết thực.
Gà nướng níu chân du khách đến núi rừng Tây Nguyên
Không chỉ hấp dẫn du khách với phong cảnh hùng vĩ của núi rừng, mảnh đất Tây Nguyên còn thết đãi du khách món gà nướng mang đậm bản sắc văn hóa.
Gắn liền với những địa danh du lịch nổi tiếng như Đà Lạt; Buôn Mê Thuột; Pleiku; Kon Tum... nên không ngạc nhiên khi hàng năm, mảnh đất Tây Nguyên đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp của Biển Hồ (Gia Lai); hồ Lắc, Buôn Đôn (Đăk Lăk); Thung lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương (Đà Lạt); nhà thờ gỗ Kon Tum... du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa như: bò nướng đá; rượu cần; cơm lam, thịt heo rừng nướng....
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến món gà nướng của người đồng bào ở đây (có nơi gọi là gà sa lửa). Món ăn đơn giản được chế biến từ gà thả vườn, ướp gia vị rồi nướng chín bằng hơi lửa nhưng hương thơm của món ăn cứ lan tỏa mời gọi khiến du khách khó có thể bỏ qua.
Gà vườn được làm sạch rồi ướp với các loại gia vị trước khi đem nướng chín. Ảnh: Tiêu Phong.
Theo nhiều người, món ăn này có xuất phát từ đồng bào dân tộc Êđê ở Buôn Đôn (Đăk Lăk), từ đây, món ăn này lan khắp Tây Nguyên với nhiều phiên bản và cách chế biến khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là nó vẫn giữ được trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc trưng của mình.
Để làm món này, nguyên liệu quan trọng nhất là thịt gà. Theo kinh nghiệm của đồng bào, gà phải là loại thả vườn, chủ yếu ăn thức ăn rơi vãi, côn trùng... thì thịt gà mới chắc và có vị ngọt. Gà nướng chỉ nên chọn những con gà tơ trên dưới 1kg. Nếu gà lớn thì cho thịt dai, gà nhỏ quá lại có mùi hôi... nên sẽ không ngon.
Gà không đặt trực tiếp trên than, mà luôn giữ khoảng cách, chủ yếu là làm chín bằng hơi nóng. Ảnh: Tiêu Phong.
Gà sau khi làm sạch được bỏ đầu mổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra. Nước ướp gà được pha từ hành tím, sả, tỏi giả nhuyễn trộn với ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng... Để thịt gà thấm, trước khi ướp, người dân thường dùng mũi dao đâm thành nhiều lỗ nhỏ trên thân gà. Gà ướp khoảng 30 phút đến một tiếng thì cho vào giữa cây tre non chẻ đôi, kẹp chặt lại và nướng chín trên hơi nóng của lửa.
Gà nướng thường được ăn kèm với cơm lam và muối é. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ để du khách mê mẩn. Ảnh: Tiêu Phong.
Trong quá trình nướng, thịt gà luôn được trở đều để có thể chín vàng, giòn mà không bị cháy. Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn rồi tự tay trở từng con gà đang chín dần thì không còn gì thú vị bằng. Gà nướng chín được xé thành từng phần nhỏ, rồi ăn kèm với muối lá é (một loại lá gia vị có nhiều ở vùng rừng núi Tây Nguyên, được giã nhỏ với muối hột, ớt xanh) cùng những ống cơm lam chín dẻo mềm, thơm ngon.
Hương vị thơm, ngọt của thịt gà hòa trong cái vị đậm đà, cay cay của muối é khiến du khách mê mẩn khi thưởng thức, để rồi khi xa Tây Nguyên, lại muốn được một lần về mảnh đất này để thưởng thức món gà nướng thơm ngon đầy hấp dẫn này.
Trải nghiệm ẩm thực núi rừng Tây Nguyên ngon đúng điệu tại Bon LangBiang Village Nếu là một tín đồ đam mê ẩm thực núi rừng và các món ăn chuẩn vị Tây Nguyên đại ngàn giữa lòng Đà Lạt thì nhất định không thể bỏ qua Bon LangBiang Village. Là quán ăn mà hội mê ăn uống nhất định phải ghé, Bon LangBiang hân hạnh phục vụ thực khách với toàn những món ăn ngon được chế...