Ẩm thực làng quê Việt Nam mộc mạc dân dã amng hương vị khó cưỡng
Những món ăn đến từ nguyên liệu quen thuộc, chẳng phải là của ngon vật là nơi chốn thị thành thế nhưng lại để lại muôn vàn dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người con Việt.
Dù ai đi ngược về xuôi dư vị ẩm thực làng quê Việt vẫn luôn chiếm trọn tin yêu của, gợi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ đẹp hồn nhiên thơ mộng. Những món ăn ít nhiều bạn đã từng một lần thử qua dưới đây không chỉ mang đậm chất ẩm thực đồng quê mà còn ẩn chứa nét thôn quê mộc mạc đầy dân dã của con người Việt.
Những món ăn đến từ nguyên liệu quen thuộc, chẳng phải là của ngon vật là nơi chốn thị thành thế nhưng lại để lại muôn vàn dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người con Việt. Để mỗi lần đi xa quê hương nỗi nhớ da diết ấy mỗi lần nhớ lại vẫn bồi hồi thổn thức.
Đặc sản dân dã của người miền Tây này xuất hiện thường xuyên trong những bữa ăn hàng ngày hay trong những dịp tiếp đón những vị phương xa.
Món ăn còn được nhiều người gọi bằng cái tên độc đáo gà cái bang, xuất phát từ vẻ bề ngoài của món ăn khi chế biến trông rất tầm thường và khá là… bần hàn.
Dù bề ngoài không quá là bắt mắt nhưng hương vị thì không thể chê vào đâu được
Thế nhưng công đoạn chế biến lại vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ lắm đấy nhé! Đầu tiên gà phải là loại gà rừng, gà thả rông chắc thịt, được làm sạch và móc hết ruột bên trong. Tiếp theo sẽ được tẩm ướp gia vị đủ đầy, bọc lá chuối xung quanh và đắp đất sét thật là kín. Trong quá trình nướng cần phải giữ lửa liên tục trong vòng 2 tiếng đồng hồ, như vậy thịt gà bên trong mới chín đều được. Mặc dù bề ngoài món ăn trông không được đẹp mắt cho lắm tuy nhiên phong vị của nó có thể khiến bất kỳ thực nào ngất ngây, ăn một lần là không quên được.
Thịt gà mềm, thơm ngọt, chẳng cần nhiều món ăn khác đi kèm, chỉ cần có một chén muối tiêu thêm chút rau răm nữa cũng đủ khiến gà nướng đất sét xếp vào hàng “cực phẩm” rồi!
Thịt trâu gác bếp món ăn mang đậm hồn quê hương là đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến Tây Bắc.
ẩm thực làng quê Việt Nam Thịt trâu gác bếp có vị đậm đà của núi rừng Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp với nguyên liệu chủ yếu là từ thịt trâu bò, do được thả rông trên các sườn đồi nên thịt rất săn và chắc. Những miếng thịt được ướp sẵn gia vị rồi gác lên bếp để bảo quản sử dụng trong những ngày mưa gió. Dần dần càng được ưa chuộng đặc biệt là các thực khách khắp mọi nơi ghé đến. Để có miếng thịt trâu gác bếp ngon đúng vị, miếng thịt phải được chọn từ thịt bắp, thăn, lưng, được tẩm ướp gia vị vô cùng kỹ càng gồm tiêu, ớt, gừng, hạt mắc khén…
Sau khi gia vị đã ngấm, thịt được gác lên dàn bếp từ tuần này qua tuần khác, từ sức nóng và quyện thêm hơi khói, thịt sẽ dần dần thăn lại, gia vị thêm ngấm vào bên trong và có màu nâu ánh tự nhiên bên ngoài, còn bên trong thịt vẫn hồng hào. Khi thưởng thức, bạn chỉ cần xé nhỏ ra chấm cùn với gia vị mang tên chẳm chéo, hương vị hấp dẫn đậm đà như tình nghĩa của người vùng núi Tây Bắc vậy.
Món ăn gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ tuyệt đẹp bên gia đình mình
Món ăn dân dã lươn om chuối đậu mỗi lần thưởng thức đều khiến mỗi người bồi hồi nhớ về kỷ niệm tuổi thơ thân thuộc bên cạnh mẹ, bà của mình. Món ăn đến từ những nguyên liệu vô cùng dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nồi lươn om chuối thơm lừng, lươn dai giòn, chuối vàng ươm, mềm mềm của đậu, nước ngọt đậm đà, món ăn thưởng thức trong những ngày có chút mưa, trời hơi se lạnh thì chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn nữa.
Cá rô đồng kho khế
Video đang HOT
Món ăn dân dã ở các làng quê Việt, từng miếng cá thơm ngọt bùi có thêm vị chua của khế, rưới thêm chút nước
dùng, ngon đến nỗi chỉ nhoáng một lúc là đã hết vài ba bát cơm rồi.
Dân dã là vậy nhưng cứ khiến ta ăn hoài chẳng thấy ngán
Cách chế biến món ăn cũng khá là đơn giản, cá rô sau khi làm sạch sẽ được ướp kỹ với gia vị, khế chua bỏ viền cắt thành từng miếng. Xếp cá vào nồi, đặt khế và ớt cắt nhỏ lên bên trên, đun nhỏ lửa để cá ngấm dần gia vị, khi gần cạn thì cho thêm nước để cá được nhừ xương. Trước khi tắt bếp thì rắc thêm một ít hạt tiêu xay. Đợi cho nguội hẳn thì gắp cá ra đĩa, thịt cá thơm béo mềm, vị chua của khế càng thêm kích thích vị giác, thưởng thức cùng với cơm nóng, ăn một lại muốn ăn hai, chẳng thể dừng.
Những đặc sản Miền Bắc mua về làm quà mua nhiều không tiếc
Khi du lịch các tỉnh miền Bắc...không ai là không mua 12 đặc sản miền Bắc làm quà này về. Các loại đặc sản này không chỉ các chị em phụ nữ cực yêu thích mà các bà, trẻ nhỏ, các cánh mày dâu đều không tiếc tiền mua.
Miền Bắc gồm có 25 tỉnh được chia thành 3 vùng Lãnh thổ nhỏ gồm Tây Bắc Bộ, Đông Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng, được biết đến là một vùng đất du lịch của nhiều du khách trong nước và quốc tế như: đỉnh Fansipan tại thành phố Sapa sương mù, vịnh Hạ Long Quảng Ninh, cao nguyên Mộc Châu Sơn La, thung lũng tình yêu ở Ninh Bình hay nét hiện đại của thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, món ăn đặc sản Việt Nam cũng là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch hàng năm khi đến miền Bắc. Cùng PasGo khám phá đặc sản miền Bắc Việt Nam nha.
Đặc sản các tỉnh miền Bắc làm quà là món ăn
1. Thịt trâu gác bếp - Đặc sản Tây Bắc nức tiếng gần xa
Thịt trâu gác bếp thì quá nổi tiếng với người dân Việt Nam rồi. Thịt trâu gác bếp mà chấm cùng hạt mắc khén, chanh và uống thêm ly bia thì ngon hết sảy luôn đấy. Bạn có thể tìm thịt trâu gác bếp đặc sản Tây Bắc tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái. Thịt trâu gác bếp Tây Bắc được làm từ trâu tươi ngon, tẩm ướp gia vị sả, ớt, tỏi, gừng và hạt mắc khén rồi làm chín từ khói bếp. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ dai, ngọt mà không quá khô
Bạn có thể đến nhà hàng Độc Quán để thưởng thức món thịt trâu gác bếp và nhận ưu đãi
2. Cơm lam - Món ngon Tây Bắc từ gạo nếp nương
Đến vùng núi Tây Bắc, bạn đừng quên thưởng thức cơm lam nha. Cơm Lam được bày bán rất nhiều tại tỉnh Hà Giang, Sapa, Lào Cai, Hòa Bình...Cơm lam Tây Bắc được làm từ gạo nếp nương ngon nhất và nấu trong ống nứa, ống tre được lót lá chuối, lá rong rồi đem đi nướng. Cơm lam Tây Bắc không chỉ dẻo mà còn rất thơm mùi ống nứa nướng.
Cơm lam - Đặc sản miền Bắc Việt Nam tại vùng tây bắc bộ
3. Chả mực Quảng Ninh - Đặc sản Quảng Ninh mang hương vị biển
Nếu bạn vi vu đến vùng biển Quảng Ninh, Hạ Long thì đừng quên mua chả mực Quảng Ninh làm quà cho gia đình nha. Khác với chả mực thường, chả mực Quảng Ninh dai giòn có mùi thơm của mực tươi, được bà con Quảng Ninh làm thủ công từ chọn mua nguyên liệu là mực mai loại to vẫn còn sống đến khi mang giã bằng tay rồi được nặn từng miếng. Chả mực Hạ Long mang về làm món ăn hàng ngày cho bữa cơm gia đình rất ngon đấy.
Chả mực là một trong những đặc sản Việt Nam làm quà cho bữa cơm gia đình
Nếu bạn yêu thích các món ăn dân tộc, tại Hà Nội có rất nhiều địa điểm ăn đặc sản sản dân tộc ngon nổi tiếng, bạn nhớ ghé thăm khi đi nhậu cùng bạn bè, ăn gia đình, đặt tiệc công ty nha.
Đặc sản các tỉnh miền Bắc làm quà là thức uống
4. Trà sen - Thức uống đặc sản Hà Nội làm quà đãi khách quý
Người Việt ta thường có thói quen thưởng trà đãi khách. Văn hóa uống trà Việt đã có từ rất lâu rồi. Lấy trà đãi khách là thể hiện sự thành kính, tôn trọng. Trong đó trà sen, nhất là trà sen hồ tây đặc sản Hà Nội là được ưa chuộc mua làm quà hơn cả. Trà sen Hồ Tây được làm từ sen được trồng ở Hồ Tây, khi pha có hương thơm dịu nhẹ, đậm đà hơn các loại trà sen khác.
Trà sen Hồ Tây nổi tiếng thơm ngon là đặc sản miền Bắc làm quà đãi khách quý
5. Rượu San Lùng - Hương vị rượu dân tộc chỉ đặc sản Lào Cai mới có
Rượu Shan Lùng là đặc sản Lào Cai, được làm từ người Dao đỏ ở thôn Shan Lùng, xã Bản Mèo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Rượu Shan Lùng được làm từ nguồn nước suối núi Shan Lùng có độ cao 900m, nấu bằng thóc nương của Shan Lùng trộn cùng hạt cao lương và men dược thảo cổ truyền. Rượu Shan Lùng có vị ngòn ngọt hơi tê tê, thơm mùi men và có hương giống như rượu nếp làng Vân.
Rượu Shan Lùng - Rượu dân tộc chỉ có tại Lào Cai
6. Rượu ngô - Cái tên gần gũi nhưng lại mang hương vị đặc sản miền Bắc vùng cao
Được làm từ ngô nhưng rượu ngô đặc sản Tây Bắc có men say rất cao. Rượu ngô Tây Bắc được làm hơn 30 loại lá thuốc, nước nguồn và ngô nương nên có hương vị cay ngọt rất khác rượu ngô ở miền xuôi. Đây sẽ là đặc sản miền bắc làm quà cho chồng rất được yêu thích đấy.
Rượu ngô đặc sản miền Bắc ngon từ nguyên liệu làm đến nguồn nước
7. Rượu cần
Rượu cần là đồ uống truyền thống của người dân miền Bắc. Rượu cần có nồng độ nhẹ nên không chỉ cánh mày râu yêu thích mà các chị em phụ nữ đều có thể thử được nha. Rượu cần được làm từ men lá cây tự nhiên, rượu nếp nên hương vị rất thơm ngon, thường được sử dụng trong ngày Tết
Rượu cần hay được sử dụng trong các lễ hội vùng cao hoặc ngày Tết
Đặc sản các tỉnh miền Bắc làm quà ăn chơi ,ăn vặt
8. Cốm Làng Vòng - Đặc sản Hà Nội nổi tiếng ngàn năm
Người xưa có câu: "Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì; Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn"
Cốm là một loại đặc sản Hà Nội và nổi tiếng nhất là cốm làng vòng. Cốm làng vòng được bọc trong lá sen và ăn cùng chuối chín nên rất thơm. Cốm làng vòng thường chỉ có vào mùa thu, nếu bạn muốn mua đặc sản miền Bắc làm quà này thì nhớ đi đúng thời gian nha, hoặc bạn cũng có thể chọn mua các món ngon Hà Nội khác từ cốm: bánh cốm, cốm xào, chả cốm...
Cốm làng Vòng có màu xanh và mùi hương thơm tự nhiên
9. Ô mai - Món ngon miền Bắc dành tặng các chị em phụ nữ
Ô mai là món ăn vặt của rất nhiều chị em phụ nữ. Một số loại ô mai ngon nổi tiếng nhất miền Bắc là ô mai Hồng Lam, ô mai Phố Cổ, ô mai Hàng Đường. Ô mai có hương vị chua, cay, mặn ngọt. Ô mai có tới hơn 10 loại như là: ô mai mơ, ô mai mận, ô mai gừng, ô mai sấu, ô mai khế, ô mai chanh, ô mai quất, ô mai hồng, ô mai đào, ô mai cóc, ô mai me...Tuy nhiên, nếu bạn muốn chọn mua ô mai - đặc sản miền Bắc làm quà thì nên mua ô mai sấu nha. Đây cũng là loại quả đặc sản của thủ đô Hà Nội đấy.
Ô mai là món đặc sản quà vặt được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích
Đặc sản các tỉnh miền Bắc làm quà là các loại bánh kẹo
10. Bánh xu xuê Bắc Ninh - Đặc sản làm quà gia đình hoặc làm lễ vật dẫn cưới hỏi
Bánh xu xuê hay còn gọi là bánh Phu Thê, có nguồn gốc từ làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Bánh xu xuê được gói trong lá dong, nhân có đậu xanh, dừa, đường trắng, hạt sen...ăn rất mềm và dẻo thơm. Bánh xu xuê đặc sản Bắc Ninh thường được mua làm lễ trầu, cau rước dâu về làng nhưng cũng được bày bán rất nhiều tại các hàng quán dọc ven đường quốc lộ Hà Nội - Bắc Ninh đấy.
Ngoài bánh xu xuê Bắc Ninh nổi tiếng, đặc sản miền Bắc làm quà còn có bánh xu xuê Hàng Than
11. Bánh đậu xanh Hải Dương - Đặc sản miền Bắc mềm thơm già trẻ đều thích
Bánh đậu xanh Hải Dương hiện nay đã được bày bán rất nhiều tại các siêu thị, tạp hóa khắp toàn quốc. Đây là loại bánh đặc sản miền bắc làm quà được rất nhiều trẻ em yêu thích. Bởi bánh đậu xanh có vị ngọt thanh, béo ngậy thơm thơm, lại rất mềm nữa. Ăn đậu xanh Hải Dương và nhấp vài ngụm trà nóng thì còn gì tuyệt vời hơn nhỉ.
Bánh đậu xanh là đặc sản Hải Dương ngon nhất và được thưởng thức cùng nước chè
12. Bánh gai - Đặc sản miền Bắc Việt Nam dẻo thơm nổi danh tứ phương
Bánh gai là đặc sản Hải Dương và đặc sản Nam Định; vì hai nơi này là vùng đất trồng rất nhiều lá gai nên bánh gai từ lâu đã trở thành đặc sản Nam Định, đặc sản Hải Dương nói riêng và đặc sản miền Bắc làm quà nói chung. Bánh Gai được làm từ đỗ xanh, lạc, sen, dừa, thịt mỡ, nhìn bề ngoài thì có màu đen nhánh không được đẹp mắt nhưng khi ăn bạn sẽ thấy được vị dẻo, béo ngậy và ngọt bùi.
Một số thương hiệu bánh gai nổi tiếng bạn có thể tự tin lựa chọn đặc sản miền Bắc làm quà: bánh gai Bà Thi, bánh gai Ninh Giang, bánh dai Tứ Trụ,bánh gai Hải Đông...
Bánh gai đặc sản miền Bắc có màu đen lánh, mùi thơm của lá gai
Trên đây mình mới chỉ liệt kê được 12 loại đặc sản miền Bắc làm quà nổi tiếng nhất, miền Bắc còn có rất nhiều đặc sản khác, mỗi tỉnh, mỗi thành phố miền Bắc đều có tới hàng chục đặc sản nữa. Vì vậy, để hiểu thêm về đặc sản các tỉnh miền bắc, đặc sản miền bắc Việt Nam, đặc sản Việt Nam thì bạn hãy ghé thăm sản phẩm đặc sản nhé !!!
Thịt gác bếp- Dư vị của mùa xuân Mảnh đất Tây Bắc xinh đẹp được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều điều độc đáo riêng. Cảnh quan tươi đẹp, con người chân tình cùng ẩm thực phong phú đã níu chân, núi lòng người phương xa. Riêng về văn hóa ẩm thực, quả thật sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến các món thịt gác bếp thơm lừng....