Ẩm thực Huế và những cặp bài trùng
Hài hòa và ôn nhu là cái đích đến mà ẩm thực Huế luôn hướng tới, với những “cặp bài trùng kinh điển”.
Bánh lọc, nước mắm mặn và ớt cao sản. Ảnh minh họa
Thịt heo và tôm chua là sự kết hợp “cổ điển” của ẩm thực Huế, nếu là thịt ba chỉ thì lại càng ngon. Mỗi khi nhà tôi được tặng một thẩu tôm chua, mẹ lại cất công ra chợ mua vài lạng thịt heo về chế biến. Món ăn tuy đơn giản nhưng hao cơm vô cùng, dùng thêm với cơm nóng thì cay “tới nóc”. Thịt heo luộc ăn kèm với nước mắm chanh ớt cũng ngon nhưng đi cùng con tôm mặn mà, rực rỡ mới thật sự tôn vinh được cái béo ngọt và quyến rũ của thịt heo.
Cặp đôi thứ hai cũng nức tiếng không kém là thịt vịt và nước mắm gừng. Thịt vịt có mùi hôi tanh đặc trưng của da, lông nên cần đến gừng để át bớt mùi. Thịt vịt tính lạnh, không dùng cho người đang ốm, gừng tính ấm trung hòa lẫn nhau. Gừng làm cho món thịt khó tính trở nên hiền hòa và ấm áp hơn. Một miếng thịt vịt luộc đầy đặn, được xắt vuông vức, còn nguyên da chấm với nước mắm gừng, như thể sinh ra để dành cho nhau vậy.
Bánh và nước mắm! Bánh lọc thì ăn với nước mắm mặn và ớt cao sản cay cay. Bánh nậm dùng với nước mắm pha loãng thêm chút đường. Tôi đã từng thử ăn bánh nậm với nước mắm mặn, cũng không đến nỗi quá tệ nhưng cảm giác hơi “chênh phô”. Sự dịu dàng, mềm mại của bánh nậm dường như không phù hợp với mùi vị mạnh mẽ nước mắm mặn. Ngược lại thì nước mắm ngọt dường như lại quá hiền lành với sự dẻo dai và “săn chắc” của bánh lọc. Nước mắm Huế nói riêng và Việt Nam nói chung cũng cầu kỳ và phức tạp như nước sốt của người Âu vậy, mỗi loại nước mắm, mỗi cách pha được đặc chế cho từng món ăn.
Trong bánh lọc lại có một sự kết hợp nho nhỏ nhưng cần thiết: tôm kho đi với thịt mỡ. Hương vị béo ngậy của miếng thịt mỡ như sự chuyển giao nhịp nhàng giữa sự cứng cáp của tôm và mềm mại của bột bánh.
Video đang HOT
Vả trộn và tỏi. Sau khi ngâm nước và xắt vào tô, tô vả luộc trông “tầm thường” thế mà đến khi mẹ tôi cho tỏi băm vào, món ăn dậy mùi thơm ngây ngất. Trong đông y, trái vả có tính bình trong khi tỏi lại có vị cay, tính ôn. Mẹ tôi thường hay bảo: “Làm đồ xào phải có tỏi mùi mới thơm con ạ”. Tôi đã trải nghiệm và gật gù với lời mẹ nói.
Bún hến và mắm ruốc. Bún hến tuy chuẩn bị nguyên liệu cầu kỳ thế nhưng hầu hết đều có vị nhạt, thế nên cần một gia vị mạnh để làm điểm nhấn cho món ăn. Và “mắm ruốc” đã được chọn mặt gửi vàng! Mắm ruốc khiến tất cả mùi vị của các nguyên liệu khác đều trở nên ấn tượng và sắc sảo hơn.
Trà và mè xững! Là sự kết hợp đầy ý nhị giữa hương vị ngọt ngào của mè xững và vị đắng thanh thoát của trà Huế. Trà làm cho mè xững không bị ngán vì ngọt gắt. Mè xững lại giúp vị đắng của trà trở nên dễ chịu hơn. Hai món này thân thương với nhau như mồi nhậu và bia của mấy anh, mấy chú vậy!
Những cặp bài trùng được đúc kết qua nhiều thế hệ phụ nữ Huế, nếu “cả gan” sáng tạo thì phải ăn một bữa “lạo xạo” thôi!
Dẻo thơm bánh lọc, bánh bèo xứ Huế
Bánh lọc, bánh bèo là món ăn đặc sản của miền Trung, tuy nhiên nó đã được du nhập đến huyện Châu Đức và thành món ăn dân dã nổi tiếng ở đây. Ở địa phương này, rất nhiều người dân không ai là không biết đến quán bánh lọc,..
Bánh bèo Ngự Bình Huế Ngọc Yến tồn tại hơn 20 năm qua nằm trên trục đường Hùng Vương (34, khu phố 7, tổ 9, TT.Ngãi Giao), huyện Châu Đức.
Khách thưởng thức bánh lọc, bánh bèo tại quán.
Bánh lọc là món ăn đơn giản, dân dã, không cao sang nhưng nó chứa đựng rất nhiều tình cảm của người tạo nên. Nhờ những bàn tay khéo léo, những chiếc bánh nhỏ nhắn với hương vị thơm ngon đã chiếm được tình cảm của rất nhiều người.
Bà Hồ Thị Ngọc Yến (SN 1969), chủ quán bánh lọc, bánh bèo Ngự Bình Huế Ngọc Yến cho biết, cơ duyên của việc mở quán bánh này là do trước năm 1978, cuộc sống gia đình bà rất khó khăn. Năm lên 14 tuổi, bà theo chân mẹ gánh bánh lọc, bánh bèo đi bán khắp thôn xóm. Bà con ăn bánh nhận xét rằng bánh giữ được nguyên vẹn hương vị của quê hương nên càng ăn càng ghiền. Số lượng khách nhờ vậy ngày một tăng. Vì số lượng bánh bán ra ngày càng nhiều nên bà bàn với gia đình mở quán để bán bánh đặc sản Huế.
Bà Hồ Thị Ngọc Yến chuẩn bị dĩa bánh lọc, bánh bèo phục vụ khách.
Năm 1985, quán bánh bèo, bánh lọc Ngự Bình Huế Ngọc Yến ra đời. Lúc đầu, quán chỉ có vài chiếc bàn nhỏ bằng gỗ, kê vài cái ghế nhựa đặt ngoài hiên cho khách ngồi ăn, nghỉ chân trò chuyện. Sau này, để phục vụ thực khách, quán mở rộng và đầu tư thêm gần 20 bàn.
Giống như cái tên dân dã của nó, "Bánh lọc, bánh bèo" nơi đây nhiều năm qua trở thành món điểm tâm, món ăn vặt, ăn xế chiều của đông đảo thực khách trong và ngoài tỉnh.
Bánh lọc hình bán nguyệt có nhân tôm hoặc nhân đậu xanh bên trong. Da bánh được làm bằng bột năng, phần nhân tôm được rửa sạch, cắt bỏ đầu, đuôi và chân tôm. Sau đó ướp gia vị, cho tôm lên chảo xào kỹ. Tôm có màu vàng bắt mắt, mùi thơm đặc trưng và ráo nước thì bắt đầu công đoạn nhồi bột và gói nhân vào lớp bột dẻo thơm. Bánh được luộc trong nồi nước sôi dào nên chín rất nhanh, chuyển sang màu trắng trong, rưới lên một lớp mỡ hành để tránh dính vào nhau. Phần nhân đậu xanh cũng được hấp chín kỹ, cho vào một chút muối để tạo vị đậm đà. Dùng muỗng đảo đều và mạnh tay để đậu nhuyễn, cho phần đậu vào bánh và mang hấp.
Bánh bèo trắng muốt, hình tròn nhìn tưởng đơn giản nhưng cách làm khá cầu kỳ. Chủ quán cho biết để làm ra những chiếc bánh ngon thì phải chọn loại gạo ngon xay thành bột, pha tỉ lệ nước vừa đủ độ dẻo rồi đổ vào khuôn. Hấp độ 10 phút hơn thì bánh chín có màu trắng trong, dai và mềm. Lấy bánh ra khỏi khuôn, rưới lên bánh một ít mỡ hành để bánh không bị dính vào nhau và dễ bóc tách. Phần nhân tôm của bánh cũng được làm rất công phu: những con tôm được lựa chọn cẩn thận, rửa sạch, mang hấp chín sau đó lột vỏ, nêm nếm một chút gia vị muối, đường, bột ngọt và giã nhuyễn, xào trên lửa nhỏ đến khi phần nhân ráo nước, chuyển màu vàng cam bắt mắt là dùng được.
Bánh lọc và bánh bèo tại đây đa phần được chọn ăn cùng nhau, bánh bèo được xếp tròn 1 lớp trắng phía dưới dĩa, rắc lớp nhân vàng ươm dậy mùi thơm phức lên trên; bánh lọc được xếp chồng lên, da bánh trắng ẩn hiện phần nhân đỏ vàng của tôm hoặc vàng mịn màng của đậu xanh bên trong, thêm vài miếng chả lụa và 1 cái bánh phồng giòn rụm. Ăn kèm còn có 1 chén nước chấm được pha từ nước mắm thêm một chút đường, ớt, tỏi băm nhuyễn làm nên một món ăn hoàn hảo. Khách tới quán đa dạng các thành phần và lứa tuổi, ngồi ăn tại quán hoặc mua mang về với giá 20.000 đồng cho 1 phần bánh lọc, bánh bèo.
Khách đến quán ăn chỉ một lần là nhớ mãi hương vị của những chiếc bánh dẻo thơm. "Tôi thích nhất hương vị đậm đà của nước chấm, bánh bèo độ dẻo vừa phải, bánh lọc có độ dai nhẹ, nhân bánh rất ngon và không thể diễn tả hết được, nghĩ tới là thèm", anh Lê Vũ (xã Cù Bị, huyện Châu Đức) nói.
Quán mở cửa từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối vẫn còn đông khách.
Những địa chỉ ẩm thực không thể bỏ qua khi đến cố đô Huế Du khách đến Huế không chỉ yêu mến những kiệt tác kiến trúc lăng tẩm cổ kính, vẻ đẹp yêu kiều của các cô gái Huế mà còn bị hấp dẫn bởi những tinh hoa ẩm thực dân tộc được lưu giữ tại đây. Bún bò Huế, một trong những đặc sản không thể bỏ qua khi đến đất cố đô. (Ảnh: Xuân...